ROIC? – The Golden Newsletter Vietnam
4 replies
11/05/2018

Chào TEAM!
Mình rất thích ần phẩm Tết vs Ấn phẩm X này, do có rất nhiều điểm chung
Nhưng khi đọc đc về ROIC thì mình lại thấy không hiểu
Mình đã từng thảo luận với TEAM về công thức này
Thì tại thời điểm đó mình không rõ ai là người trả lời nhưng được biết TEAM ưa dùng mẫu số là nợ vay dài hạn + vốn chủ
Tại sao giờ lại thành nợ vay ròng nhỉ?

4 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Hi anh, rất cám ơn anh vì đã khen ngợi ấn phẩm X.

    Về ROIC, chúng tôi cũng có chút ngạc nhiên là tại sao có khá nhiều câu hỏi về chỉ số này, trong khi bản chất của nó rất đơn giản. Có lẽ trong ấn phẩm XI kì tới chúng tôi sẽ làm hẳn một bài viết về chỉ số này.

    Đối với chúng tôi, thay vì dùng ROE như một cách để đánh giá hiệu quả sinh lời (từ đó xác định được liệu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thật sự hay không), thì chúng tôi dùng ROIC như lời khuyên của ngài Phil Town bởi vì ROIC, thứ có mẫu số là “invested capital”, tức là có cả vốn chủ và nợ vay, giúp loại trừ đi những doanh nghiệp dùng đòn bẩy cao – vốn khá rủi ro.

    Về lí thuyết, ROIC (Return on invested capital) = Lợi nhuận ròng/(Vốn chủ sở hữu + Tổng nợ vay ròng). Trong đó, tổng nợ vay ròng= Nợ vay phải trả lãi – Tiền mặt. Đây là cách tính đúng nhất theo Investopedia. Mời anh xem link này: https://www.investopedia.com/terms/r/returnoninvestmentcapital.asp

    Tuy nhiên, anh nói đúng, một thành viên trong nhóm chúng tôi ưa dùng Vốn chủ sở hữu + Nợ vay dài hạn. Chúng tôi thấy cách này cũng chẳng có gì sai cả, nếu quan điểm/đối tượng doanh nghiệp anh ấy đang tính không quan trọng đến khoản mục nợ vay ngắn hạn. Tuy nhiên chúng tôi thì ưa dùng đúng công thức chuẩn theo Investopedia là tổng nợ vay ròng.

    Lời cuối, như chúng tôi đã trích dẫn ngài Munger: trong đầu tư, không thể có công thức cứng nhắc được. ROIC chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh về doanh nghiệp. Và khi ROIC ở rất cao (chẳng hạn trển 30% qua nhiều năm), thì chúng ta không cần phải tính toán quá chính xác đến từng số thập phân làm gì để biết được liệu hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp có tốt hay không.

    Chúc anh nhiều sức khỏe và thành công trên con đường đầu tư!
    S.A.F.E team

    • Nhờ team giải thích thêm : Nợ vay ròng = Nợ vay phải trả lãi – Tiền mặt
      Vậy tiền mặt Là khoản nào trong bản báo cáo tài chính. Thanks!
      Chúc team thật nhiều sức khỏe!

  • Chào TEAM, mình cũng có một băn khoăn muốn hỏi về chỉ số ROIC này.
    Theo như mình tìm hiểu thì ROIC được tính là: EBITx(1-t)/Vốn đầu tư. Theo mình thì lẽ ra chúng ta nên tính là EBITx(1-t)/Vốn đầu tư bình quân [và là EBITx(1-t)/(VCSH+Nợ vay dài hạn)bình quân đối với công thức của một người trong TEAM] mới đúng chứ nhỉ? Vì cũng giống như tỷ số ROA, ROE, Lợi nhuận/Tổng TS bình quân, (VCSH bình quân), chứ không được tính là Lợi nhuận/Tổng TS, (VCSH)
    Rất mong ý kiến phản hồi của TEAM ạ!

    • Vâng anh nói đúng rồi, chia cho vốn trong kỳ thì sẽ đúng đắn hơn, nhưng nếu cẩn trọng (conservative) hơn thì ta chỉ lấy số cuối kỳ.

      Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, chúng ta chỉ cần biết ROIC có bền vững, đều đặn, cao hay thấp là đủ rồi. Nó chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ bức tranh đầu tư, nên ta không cần phải tính quá chính xác.

      Chúc anh luôn vững bước trên con đường đầu tư của mình!
      Angelos

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!