Bức tranh tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường (Cập nhật Q1-2019) – The Golden Newsletter Vietnam
Có thể nói, sau năm 2017 & 2018 “quá tốt để trở thành hiện thực”, chúng tôi đã luôn tò mò về bức tranh lợi nhuận toàn thị trường Q1/2019 của các doanh nghiệp niêm yết – khi mà tất cả phải đối mặt với hiện thực không còn màu hồng nữa… Nay, khi số liệu đã được công bố hầu hết (>95% số doanh nghiệp trên sàn HOSE & HNX), chúng tôi mới có dịp “xắn tay áo” lên phân tích với một niềm hứng khởi lạ thường.
Bài viết trích từ ấn phẩm đầu tư giá trị XXII: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-22/
Đặt mua ấn phẩm đầu tư giá trị đầu tiên & duy nhất Golden Newsletter Vietnam: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/

Chú thích: Chúng tôi sử dụng phân ngành theo chuẩn GICS “Global Industry Classification Standard”. Ngoài ra, bảng trên chúng tôi đã loại trừ một số case đột biến sau để ta nhìn bức tranh lợi nhuận thị trường hợp lý hơn:
– Case GMD (LNST giảm hơn 1,100 tỷ do không còn thu nhập bất thường từ hoạt động chuyển nhượng Cảng Hoa Sen Gemadept Q1-2018)
– Case VHM (LNST giảm ~1,300 tỷ do không còn nguồn thu đột biến từ Vinhomes Central Park & Vinhomes Greenbay)
– Các case Bloomberg không thể xác định được ngành, không có dữ liệu Q1-2018 hoặc chưa có kết quả kinh doanh Q1-2019.

  • LNST toàn thị trường giảm tốc nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp đã cân bằng (balanced) hơn:

Tổng hợp lại, LNST toàn thị trường Q1/2019 (sau khi chúng tôi đã loại ra một số case như phần Chú thích trên) đạt ~49 nghìn tỷ, chỉ tăng vỏn vẹn 3.2% YoY – tương ứng 1,500 tỷ so với cùng kỳ năm trước, thể hiện một xu hướng giảm tốc nhanh chóng bất chấp nhưng dự phóng lạc quan của các CTCK, báo chí và các quỹ đầu tư muốn chào bán chứng chỉ quỹ của mình…

Dù vậy, trái với Q1/2018 khi hơn 90% tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường đều đến từ các nhóm đầu cơ, kém bền vững như tài chánh ngân hàng, bất động sản (https://newslettervietnam.com/tang-truong-loi-nhuan-tuyet-voi-cua-dn-niem-yet-den-tu-dau/), đến Q1/2019 nay, tỷ trọng đóng góp của các nhóm ngành đã cân bằng hơn: không còn nhóm ngành nào chiếm hơn 50% trong tăng trưởng lợi nhuận nữa.

Tuy nhiên, đối với các nhóm đóng góp tăng trưởng chính, chúng tôi vẫn có những lo ngại nhất định:

(1) Nhóm tài chánh – ngân hàng:

Trong nhóm nầy, ngoài VCB (tăng trưởng 1,200 tỷ) và MBB (tăng trưởng 340 tỷ) có động lực từ tăng trưởng tín dụng, trong khi vẫn trích lập dự phòng tăng, CTG (tăng trưởng 100 tỷ) nhờ tiết giảm chi phí, còn lại hầu hết các ngân hàng tư nhân/có nợ xấu khác như STB, TPB, ACB, SHB đều tăng trưởng chủ yếu từ “thu nhập khác”, hoặc do trích lập dự phòng rất bé so với lượng phải thu.Xấp xỉ hơn 1/3 tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường lại tiếp tục đến như nhóm cổ phiếu tài chánh, trong đó chủ đạo là ngân hàng (vì nhóm bảo hiểm, chứng khoán có LNST sụt giảm kinh ngạc) – vốn về mặt bản chất mang tính chu kỳ, kém bền vững, độ phức tạp lớn và chất lượng lợi nhuận không cao.

Với báo cáo quý 1 chưa được kiểm toán, cộng với việc chu kỳ nền kinh tế đang đi đến giai đoạn cuối, chúng tôi cho rằng ta cần phải cực kỳ cẩn trọng với những ngân hàng làm thủ thuật đẩy chi phí nhằm gián tiếp tăng “lợi nhuận trên sổ sách”.

2) Nhóm tiêu dùng thiết yếu:

Ngạc nhiên thay, phần tăng trưởng của nhóm tiêu dùng thiết yếu lại đến từ các công ty thủy sản, trong đó nổi bật là VHC (tăng 210 tỷ), ANV (tăng 120 tỷ), AGF (tăng 98 tỷ) và ACL (tăng 50 tỷ). Như trong bài chúng tôi đã từng phân tích case IDI (https://newslettervietnam.com/idi-nhung-cau-hoi-lon-ve-tai-chinh-quan-tri-nguoi-nhac-den/), thủy hải sản là một ngành có rất nhiều sự rủi (uncertainties) mà ta không sao kể hết được, chẳng hạn như phụ thuộc thị trường nước ngoài, sắc thuế chống phá giá, dịch bệnh, phụ thuộc nguyên liệu thu mua, độ phức tạp trong kế toán hàng tồn kho v.vKhi xem xét sâu hơn nhóm tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm & đồ uống) đóng góp 21% tăng trưởng, chúng tôi mới ngộ ra rằng ông lớn VNM & MSN thay vì có tỷ trọng cao, lại có kết quả tương đối thất vọng, lần lượt tăng vỏn vẹn 3.6% và 6.0% so với cùng kỳ, tương ứng mức tăng chưa đến 100 tỷ. Với sự kiện scandal Chinsu gần đây, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng kết quả của MSN nhiều khả năng sẽ còn đáng thất vọng hơn nữa trong những quý tới…

Do đó, dù kết quả của nhóm thủy hải sản rất tích cực, nhưng nhất định ta phải chú ý đến độ bền vững của lợi nhuận và những rủi ro tiềm ẩn ít người chú ý đến.

(3) Các nhóm chu kỳ (cyclicals) khác như tiêu dùng không thiết yếu, bất động sản và công nghiệp:

Nhìn chung, các nhóm nầy vẫn giữ được tăng trưởng so với cùng kỳ Q1/2018, nhưng tốc độ đã giảm tốc đáng kể, xuống còn dưới 10% YoY.

Trong tiêu dùng không thiết yếu, nổi bật nhất vẫn là hai nhà bán lẻ hàng đầu MWG (tăng 233 tỷ, +29% YoY) và PNJ (tăng 92 tỷ, +27.5% YoY). Song, ở các công ty bán lẻ chu kỳ luôn tồn tại rủi ro người tiêu dùng hạn chế các sản phẩm xa xỉ khi kinh tế khó khăn, và sự cạnh tranh biên LN khốc liệt từ các trang e-commerce. Vì vậy, dù cho LNST tăng trưởng tốt, chủ yếu nhờ việc tiết giảm chi phí, doanh thu thuần của cả MWG lẫn PNJ đều giảm tốc đáng kể so với những năm thịnh vượng, chỉ lần lượt tăng 10% và 15% sv cùng kỳ – một dấu hiệu có thể nhận thấy trước.

Ngoài ra, hai nhóm chu kỳ là bất động sản và công nghiệp (bao gồm hàng không, xây dựng, sản xuất) đều có LNST đi ngang so với 2018 một cách kỳ lạ (!) Đối với những ngành nghề biến động mạnh theo “sóng” như bất động sản, chúng tôi không cho rằng tình trạng đi ngang (flat) trong lợi nhuận sẽ tồn tại được trong một thời gian dài: một là chúng tăng rất mạnh, hai là giảm rất mạnh. Và tương tự vậy cho các nhóm xây dựng, hàng không…

  • Top 10 cổ phiếu có lợi nhuận tăng cao nhất:

Như quý độc giả thấy, trong top 10 cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, đến 5/10 cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, khá rủi ro (!) Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý độ bền vững của hai case VHC và MWG như chúng tôi đã đề cập phần trên.

  • Top 10 cổ phiếu có lợi nhuận giảm sâu nhất:


Chú thích: Chúng tôi đã loại 2 case đột biến GMD & VHM

Một lần nữa như quý độc giả thấy, hầu hết các công ty có lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất đều thuộc các nhóm ngành như Thép – VLXD (4/10 công ty) và Chứng khoán (3/10 công ty).

Trên kinh nghiệm quan sát của chúng tôi, những nhóm ngành khá đặc thù như vật liệu xây dựng (thép) và chứng khoán thường là nơi báo hiệu trước cho những xu hướng tiếp theo của các doanh nghiệp, âu cũng bởi vì thép là một trong những nguyên liệu đầu tiên cho ngành bất động sản – vốn luôn chiếm tỷ trọng vốn hóa cao nhất, cũng như thị trường chứng khoán với các CTCK là “hàn thử biểu” dường như luôn chạy trước mọi thứ…

  • Kết luận:

Nhìn mức lợi nhuận vẫn được giữ vững nhờ những “cố gắng cuối cùng” từ nhóm ngân hàng, thủy hải sản cũng như tiêu dùng không thiết yếu/công nghiệp/bất động sản, chúng tôi không chắc rằng điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo.

Lời cuối, mỗi kết quả kinh doanh Q1 chưa được kiểm toán khó có thể là một dữ liệu đáng tin cậy để ta đưa ra quyết định được! Xét đến bức tranh lợi nhuận phân bổ theo các nhóm ngành khá thú vị, cộng với mức tăng trưởng 3.2% YoY lợi nhuận toàn TT đã giảm tốc đáng kể so với hai năm 2017 & 2018, những NĐT giá trị cẩn trọng ắt sẽ rút ra được vài kết luận hữu ích cho bản thân. Còn chúng tôi ư, có lẽ chúng tôi không cố gắng đoán thứ gì cả. Học theo ngài Munger, chúng tôi chỉ cố gắng tránh trở thành “kẻ ngốc” để người khác lợi dụng mà thôi…

Saigon, đăng lại ngày 10.06.2019, bởi S.A.F.E team – Golden Newsletter Vietnam

 

TGN_S.A.F.E Team

Đội biên tập S.A.F.E

View all posts

1 comment

  • Trong thâm tâm thì điều chúng ta kỳ vọng có thể sẽ lâu hơn một chút và sẽ khá là khó chịu để chờ đợi.

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!