…PSD là một trong những phương thức hiếm hoi mà ta có thể hưởng lợi gián tiếp từ giá trị thương hiệu & đột phá công nghệ nghìn tỷ USD của Apple Inc. hoàn toàn hợp pháp mà không cần phải mua cổ phiếu AAPL Hoa Kỳ, bởi vì mảng Apple Non-iPhone đóng góp đến 50%-60% lợi nhuận gộp cho PSD trong khi các case khác như MWG, FRT, DGW mảng Apple chỉ đóng góp ít hơn 25%-30% lợi nhuận gộp dù số tuyệt đối cao hơn. Quan trọng hơn hết, PSD còn là case hiếm hoi dưới giá trị thực sâu (hugely undervalued) trên cả 3 góc độ định giá: PEG, P/B và Dividend yield (***)
…Biên an toàn quá lớn: Như vậy, không khó để ta đưa ra kết luận rằng biên an toàn tại case PSD là quá lớn, nơi mà một NĐT giá trị chỉ việc ngồi im trên mông (lời ngài Munger, cười) để Apple Inc. “làm công” cho mình, mang về 20% avg earnings yield và ROE >30%, thậm chí được chia cả cổ tức tiền mặt.. Chúng tôi định giá cẩn trọng ra vùng giá trị thực của PSD ở mức [1,600 tỷ – 2,400 tỷ], một chiếc túi 3-5 gang nếu các triển vọng tăng trưởng hiện thực hóa ra mức lợi nhuận sau thuế hoặc dòng tiền core CFO ở vùng >270-320 tỷ trong tương lai trung hạn 2023-2025, cùng việc thị trường nhìn nhận lại mức P/E xứng đáng hơn cho khả năng sinh lời & lợi thế cạnh tranh của cty. Do đó, cty xứng đáng rổ “In” cho các NĐT giá trị năng động (enterprising investor) ưa thích “bottom-up”(ii) các cty “tăng trưởng ẩn giấu”.
…Tuy nhiên, một điểm lưu ý rằng case PSD chắc chắn không dành cho các nhà đầu cơ ngắn hạn với tầm nhìn bằng ngày, bằng tuần hoặc thậm chí bằng tháng: (1) Với suy thoái kinh tế thấy rõ từ nửa cuối 2022 và nhiều khả năng sẽ kéo dài hết 2023 cho đến khi Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ FED đảo chiều giảm lãi suất (pivot), cùng với việc các innovations của Apple cho các sản phẩm chip 3nm-4nm đột phá hay Macbook SE 12-inch giá mềm sẽ nằm ở đâu đó cuối 2023 – đầu 2024, chúng tôi dự kiến Q1/2024 case PSD nhiều khả năng sẽ bắt đầu có những chuyển biến tích cực vượt mọi kỳ vọng (2) Ngoài ra, thanh khoản TB/phiên của PSD chỉ 50k-100k cp trong điều kiện bình thường, 10k-25k cp trong thị trường gấu, hoàn toàn không phù hợp cho traders hoặc những người ưa thích vận động xanh/tím. Vì vậy, hỡi các nhà đầu cơ ngắn hạn “nghiện ngắm bảng điện mỗi ngày”, xin mời quý vị đi chỗ khác vậy, cười!
…Sau khi theo dõi sát các thương hiệu cao cấp mà người tiêu dùng yêu thích/tôn sùng như Apple, LVMH, Starbucks, Adidas, v.v sau một thập kỷ ròng rã, chúng tôi học được bài học to lớn rằng đừng bao giờ, đừng bao giờ coi thường tình yêu của người tiêu dùng cho các thương hiệu (brands) (*) Chúng là giá trị phản khủng hoảng, chúng tăng trưởng ngay cả trong đống hoang tàn, trong rủi ro chính trị, trong rủi ro suy thoái, v.v Bởi vì chúng có lịch sử lâu đời 50-100-200 năm, chúng đột phá/sáng tạo liên tục, hơn thế nữa, chúng đánh vào một điểm tâm lý quan trọng của người tiêu dùng: nhu cầu khẳng định bản thân (self-confidence) mà loài người ta hàng nghìn năm nay vẫn như thế, bạn chắc chắn sẽ phá sản nhanh chóng nếu bạn cố gắng bán khống những thương hiệu trên dài hạn!
Bài phân tích trích trong ấn phẩm đầu tư giá trị kỳ 63, kỳ T10/2022: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-63/
Đặt mua ấn phẩm cũ TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
*Nhiều số liệu được lấy T11/2022 nên có thể sẽ không khớp với thời điểm của người đọc*
§ Giá thấp – cao 52 tuần: [10.7 – 34.8]
§ SLCP đang lưu hành: 39.9tr cp, post-split § Giá thị trường: [13.1] § Vốn hóa thị trường: 520 tỷ § Vốn chủ sở hữu Q3-22: 530 tỷ § Thanh khoản TB/phiên: ~50,000 cp § Average 3Y EPS 2020-2022E (kể từ khi nhận Apple): [2.7], 4.9x avg 3Y P/E § P/B quý gần nhất: ~1.0x, 1/3 vs peers § Cổ tức cổ phiếu 30% trả T11/2022 § Cổ tức TM: 1,200đ (KH 2022) + 500đ (nợ cổ tức đợt 2 – 2021) -> 1,700đ pre-split -> 1,300đ post-split, 10% yield § Khen thưởng phúc lợi: 2%/LNST |
Tỷ lệ P/E trên |
P/B quý gần nhất |
ROE ’21 |
LS cổ tức TM | Vòng quay tồn kho | Net receivables |
Tiền & tương đương tiền | Dòng tiền core CFO |
2022E: 4.3x TB 3 năm: 4.9x |
~1.0x 1/3 vs peers |
36% | 10% | ’22E: 9.6x ’21: 17.6x |
Q3-22: 70 tỷ FY21: -38 tỷ |
Q3-22: 533 tỷ FY21: 1,029 tỷ |
’21: 187 tỷ |
(Đăng lại phân tích từ T12/2022)
- Business Model: Một mô hình kinh doanh chưa được hiểu thực sự xác đáng
– Bài báo dưới đây có thể nói là tóm gọn được khá nhiều lịch sử & định hướng tương lai về CTCP Phân phối Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí “Petrosetco Distribution” (“PSD”): https://tinyurl.com/ysw6b2da. Nhiều kẻ đầu cơ “mắt nhắm mắt mở” nghĩ rằng cty thuộc ngành dầu khí “oil & gas” cơ, cười lớn.
– Thành lập năm 2007 như một cty con chuyên phân phối mảng ICT – thiết bị consumer tech – của Petrosetco (Tổng Cty được sở hữu 23% bởi Tập đoàn Dầu khí PVN), PSD có thể nói đáp ứng tiêu chuẩn an toàn 15-20 năm lịch sử (*), quy mô doanh thu lớn gần 10,000 tỷ/năm, hạng 75/top 500 DN lớn nhất Việt Nam VNR500. Nhìn đến những case cty non trẻ gần đây “lớn nhanh như thổi” như FTX Exchange (Crypto, lập 2019) hay IBC (Apax English, từ 2015), có thể nói lịch sử hình thành nầy giảm thiểu được rủi ro lừa đảo và khả năng hoạt động liên tục khi cty đã trải qua 3-4 cuộc suy thoái lớn mà vẫn tăng trưởng tốt!
– Cơ cấu cổ đông bao gồm 80% sở hữu bởi Petrosetco, 1% ESOP (phát hành Q1/2022) và 19% cổ đông khác. Khách hàng quy mô lớn đầu tiên của PSD là Nokia từ 2007, Samsung từ 2012, sau đó một loạt các brands lớn về PC khác như Dell, Lenovo, Asus được đem về suốt thập kỷ. Cho đến T6/2020, Petrosetco mẹ & PSD được kí hợp đồng với Apple, trở thành 1 trong 4 nhà phân phối độc quyền nhóm “oligopoly” cho Apple Inc. bao gồm Synnex FPT, Viettel Trading, Digiworld và PSD-PHTD. Trong đó, PSD được giao mảng Apple Non-iPhone, bao gồm Macbook, iPad & iMac, PHTD cty con khác của Petrosetco nhận mảng iPhone & Airpods, do PSD vốn đã phân phối smartphone độc quyền cho Samsung, thật đáng tiếc… Dù vậy, hoạt động kinh doanh của PSD bắt đầu bùng nổ từ đây và “lọt vào mắt xanh” của chúng tôi (*)
– Nhiều người không chuyên trong ngành nghĩ rằng các cửa hàng bán lẻ, ngay cả chuỗi như MWG, FRT hay các kênh TMĐT như LazMall/ShopeeMall sẽ lấy hàng 100% trực tiếp từ Apple hoặc các brands khác, điều đó là sai! Bởi vì Apple buộc họ phải sử dụng nhà phân phối để tránh trộn hàng – dễ quản lý, trong đó PSD đứng top 2 hoặc 3, dưới Synnex & Digiworld tùy brands, để tiện lợi về cả thời gian lẫn chi phí vốn, số liệu đến từ chính ban lãnh đạo PSD & DGW. Mô hình kinh doanh của các cty phân phối ICT sẽ nhập hàng từ hãng: đa phần dưới dạng phải trả người bán (payables, do đó net receivables của chúng luôn nhỏ), phần còn lại vay ưu đãi nhập tồn kho nếu cần gấp. Các nhà phân phối do economic of scale lớn nên sẽ cung cấp hàng rất nhanh, chỉ 1-2 tuần so với 6-8 tuần nhập trực tiếp từ Apple tận Singapore hoặc Hong Kong. Sau đó họ sẽ bán lại chủ yếu cho các chuỗi bán lẻ (MWG, FRT, Nguyễn Kim, CellphoneS, ShopDunk, Hoàng Hà Mobile, v.v), các tay chơi e-commerce lớn như LazMall, ShopeeMall, TikiMall, các cửa hàng nhỏ lẻ địa phương (mom & pop shops) và đấu thầu B2B, B2G cho các doanh nghiệp lớn – chẳng hạn 2021 PSD bán được lô hàng nghìn iPads cho Vietcombank, v.v
– Quay trở lại với riêng case PSD, theo báo cáo Ban Giám Đốc trong Tài liệu ĐHCĐ thường niên 2022 (hình bên), mảng IT distribution chủ đạo chiếm non 70% LN gộp PSD, bao gồm các brands Apple Macbook/iMac, Dell, Lenovo, Asus – những thương hiệu PC, Laptop hàng đầu mà chúng tôi cho là rất bền, rất tốt & uy tín (*) Mặt khác, mảng Smartphone distribution (chủ yếu Samsung) chỉ chiếm đâu đó 30% lợi nhuận gộp theo tính toán của chúng tôi – một phần vì mảng nầy chỉ fulfilment (không được phải trả payables rồi bán lại) nên biên LN tương đối thấp, phần còn lại do Samsung liên tục mất thị phần (41% -> 34%, thị phần volume) trước iPhone & Xiaomi trong hai năm đại dịch vừa qua dẫn đến kết quả không mấy tích cực… Mảng cuối cùng là Electronics distribution, chủ yếu các mặt hàng điện tử/điện lạnh thông qua cty con Bình Minh (“BMD”) sở hữu 92.5%, BMD trong năm FY21 vẫn còn thua lỗ nhưng 2022 đã lấy được brand Hitachi khổng lồ (cty có vốn hóa top 10 Nhật Bản, 50 tỷ USD) – một thương hiệu nữa rất bền, uy tín mà chính chúng tôi cũng sử dụng nhiều loại trong gia đình – nên hứa hẹn sẽ đóng góp khởi sắc hơn trong cơ cấu lợi nhuận kể từ FY22 (link: https://bmd.vn/gioi-thieu/)
– Theo ban lãnh đạo PSD, 40%-45% doanh thu của cty đến từ các chuỗi retailers như Thế giới Di Động (MWG), FPTShop (FRT), Nguyễn Kim, v.v – ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong thuyết minh phải thu ngắn hạn KH trong báo cáo kiểm toán bất kỳ, 55%-60% còn lại đến từ các kênh khác bao gồm cửa hàng địa phương “mom & pop shops”, các kênh TMĐT e-commerce lớn, kênh đấu thầu B2B/B2G, v.v
- Prospects: 5 triển vọng tăng trưởng ít người nhận ra (*)
#1 Xu hướng số hóa “digitalization” và cao cấp hóa sản phẩm “premiumization” của tầng lớp trung lưu >45 triệu người Việt Nam vẫn sẽ là động lực dài hạn khủng khiếp
Dù không còn tăng trưởng thần tốc như thời dịch bệnh Covid, chúng tôi tin rằng xu hướng này vẫn sẽ ở đây & tiếp diễn mạnh mẽ! Một người trung lưu tiêu biểu giờ đây đều phải có 1 smartphone, 1 laptop, 1 tablet (cho trẻ nhỏ) và 1 màn hình (screen) cho việc học hành, làm việc từ xa và giải trí. Dù nhiều bên bất đồng ý kiến, chúng tôi cho rằng ICT thực ra đã là lĩnh vực thiết yếu (necessity) rồi, khi mà Internet và kinh tế số giờ đây là bắt buộc trong cuộc sống hằng ngày; hơn thế nữa, người tiêu dùng có xu hướng upgrade cao cấp hóa các sản phẩm consumer tech của họ sau 1.5-2.0 năm, ngay cả phải trả góp!
Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu hàng vi tính, điện tử (mã 44) tăng trưởng kép 21.7% CAGR bất chấp tình hình kinh tế từ 2013 -> 2021. Thậm chí ngay cả trong năm 2022 bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trên 11 tháng 2022 vẫn đạt ~76.1 tỷ USD, tăng trưởng 11.5% so với cùng kỳ (đồ thị dưới):
#2 Mô hình kinh doanh phân phối nếu độc quyền nhóm (oligopoly) và thương hiệu phía sau là thương hiệu mạnh/nhu cầu tốt sẽ tựa “cây cầu thu phí” – tức ROE cực cao nhờ scale doanh thu & tiết kiệm capex
Chúng tôi từng vô cùng khinh thường ngành phân phối – cũng như nhiều người còn lại trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện với ông Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch Digiworld năm 2020, chúng tôi mới bắt đầu hiểu rằng mô hình kinh doanh phân phối (distribution business) nếu như có lợi thế cạnh tranh độc quyền nhóm “oligopoly” + thương hiệu hàng phân phối mạnh, sẽ rất, rất hiệu quả trên vốn nhờ vòng quay hàng tồn kho ICT cực cao do nhu cầu giới trung lưu, sự hợp tác với các hãng bán online e-commerce/chuỗi bán lẻ mà không cần phải chi bất cứ đồng capex/thuê dài hạn nào cho hàng nghìn cửa hàng và chi phí lương nhân viên trực store. Độc giả có thể thấy rõ kể từ khi nhận Apple T6/2020, chỉ với capex = 0 và biên LN gộp 5%-6%, tuy nhiên nhờ scale doanh thu gấp 15-20 lần vốn chủ mỗi năm (quay vòng 15-20 lần), PSD đã đem về mức ROE kinh ngạc 25%-30% nhất quán:
Ngược lại, những DN phải mở stores để tăng doanh thu sẽ chịu rủi ro, chi phí capex/nhân sự, nợ vay rất lớn nếu kinh tế đảo chiều, chẳng hạn như case IBC (chuỗi Apax English) vừa qua có nguy cơ vỡ nợ, hoặc case HSG với chuỗi VLXD Hoa Sen Home thua lỗ tương đối lớn. Trong khi đó các nhà phân phối độc quyền tựa “cây cầu thu phí” (bridge with tolls), thu một ít phí trên hàng trăm nghìn lượt mua hàng nhờ tận dụng được nguồn lực của vô số nhà bán lẻ offline/online, lại chỉ cần ít vốn chủ sở hữu không đáng kể (*)
#3 Apple Non-iPhone bao gồm Macbook, iPad & iMac – sẽ là động lực tăng trưởng trung hạn lớn nhất của PSD với đóng góp LN gộp ước tính 50%-60%; thậm chí, chúng tôi tin rằng 2023-2025 sẽ là “điểm bùng nổ mạnh mẽ” của mảng nầy nhờ đột phá công nghệ chip Apple-ARM 3nm-4nm và dòng sản phẩm giá rẻ Macbook SE 12-inch, chưa tính đến việc tiêu diệt thị phần chợ đen “gray market” vẫn còn lớn xấp xỉ 30%-40% thị trường Apple Việt Nam
– Thứ nhất, tăng trưởng tự nhiên (organic growth) nhờ các đột phá về chip, bảo mật người dùng & hệ điều hành MacOS. Trong đó con chip kiến trúc mới Apple-ARM M1 tích hợp CPU & GPU mạnh mẽ có thể nói là đột phá lớn nhất của đội ngũ Tim Cook mang về hàng chục tỷ USD lợi nhuận cho Apple. Trong sự kiện WWDC 2022, John Ternus – Senior VP của Apple đã công bố rằng Macbook Air M1 & Macbook Pro M1 là hai dòng laptop bán chạy nhất thế giới trong năm 2021 (hình dưới, phải). Chúng tôi không hề ngạc nhiên, mạnh mẽ hơn 2x so với dòng chip Intel đời trước của Macbook (2019-trở về, hình dưới, trái), song dòng laptop mới nầy thậm chí còn ngang giá hoặc chỉ đắt hơn 15%-20% so với dòng Macbook chip Intel đời trước, dẫn đến một cuộc “đại nâng cấp” trên toàn Apple fans từ chip Intel -> chip Apple-ARM, thậm chí cả những dòng máy Windows khác bắt đầu chuyển đổi sau khi Apple tự thiết kế chip cho mình.
Rất hiểu tâm lý của những Apple fans Việt Nam – vì đã “tàu ngầm” trong hội nhóm của họ (cười), chúng tôi tin rằng các KH trẻ luôn cân nhắc các sản phẩm ICT như Mac, iMac như một khoản đầu tư cho công việc online, đặc biệt nhóm chuyên gia công nghệ mới thế hệ trẻ như programmers, designers, video editors, nhiều công việc văn phòng nói chung & sinh viên: họ sẵn sàng chi trả hầu bao lớn để nhận về sản phẩm với thương hiệu bền bỉ, giữ giá và hiệu năng chip xứng đáng so với mức giá họ trả (*)
– Thứ hai, chúng tôi tin rằng 2023-2025 sẽ là “điểm bùng nổ mạnh mẽ” cho mảng Macbook của PSD khi mà hứa hẹn Apple đang thúc đẩy nhà cung cấp Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) sớm tung ra dòng chip Apple-ARM 3nm-4nm mới cho các hệ máy của mình, tiếp tục tạo thêm làn sóng upgrade từ các fans trung thành và thậm chí từ nhiều dòng máy tính Windows khác chuyển sang (link: https://tinyurl.com/y5wzkhp7). Ngoài ra, theo nhà báo Mark Gurman chuyên theo dõi Apple suốt thập kỷ qua của Bloomberg News, Apple dự kiến sẽ tung thêm dòng Macbook SE 12-inch giá rẻ trong năm 2023 để tiếp cận tập khách hàng mass, đặc biệt là giới học sinh – sinh viên và thị trường mới nổi mạnh mẽ hơn (link: https://tinyurl.com/d6wxpkjk). Nếu điều nầy là thực, cơ hội để PSD gấp rưỡi đến gấp đôi lợi nhuận gộp như giai đoạn 2020-2021 là rất lớn (*)
– Cuối cùng, không chỉ tăng trưởng tự nhiên nhờ đột phá chip innovations và tung sản phẩm mới, mảng Apple tại Việt Nam nói chung và Non-iPhone của PSD nói riêng còn có một cơ hội tăng trưởng rất lớn khi gần như chắc chắn sẽ chiếm được thị phần hàng xách tay (gray-market). Trước đây hàng chính hãng Apple mã VN/A, SA/A đắt hơn từ 30%-40% so với hàng xách tay Singapore/HK, song nhờ sự ưu ái tốt hơn từ Apple khi nhiều nhà phân phối như PSD bắt đầu gia nhập, khoảng cách nầy đang dần thu hẹp còn 5%-10% chênh lệch, cùng theo đó là sự yên tâm bảo hành và thuận tiện setup/install, không cần phải jailbreak, làm linh tinh do phiên bản quốc tế nữa (*) Thị phần gray market Apple VN từ 2019 trở về trước đạt 50% thị trường, đến cuối 2021 chỉ còn 30%-40%, và nhiều khả năng đến 2025 chúng tôi ước tính sẽ chỉ còn xấp xỉ 10% do các trường hợp KH muốn mua dòng máy custom đặc biệt chỉ ở nước ngoài.
#4 Mảng Smartphone distribution chưa bao giờ là vô vọng, dòng foldables Galaxy FoldZ/FlipZ 3-4 đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, chờ đợi cú hích từ Samsung và nhãn hàng mới lấy về
– Gặp gỡ nhiều bạn bè nữ là các chuyên gia tại Q1, TPHCM, chúng tôi nhận thấy họ sử dụng Samsung FlipZ 3 khá phổ biến, họ giải thích bởi vì: (1) Thiết kế gập gọn nhẹ, rất phù hợp với túi xách nhỏ (2) CPU, GPU mạnh mẽ, bền bỉ nhờ chipset Hoa Kỳ Qualcomm Snapdragon 8 Gen 1 4nm có thể nói không hề thua kém Apple Bionic (3) Nhiều tiện lợi khác như hỗ trợ 5G, chống nước, màn hình lớn, v.v Chúng tôi cho rằng dù hai dòng FoldZ và FlipZ còn tương đối niche, chưa phổ biến, song nếu chúng hạ giá, tăng độ bền gập & được cải tiến thêm trong tương lai thì sẽ rất triển vọng (*), đặc biệt cho các KH nữ hoặc các KH trẻ thích gaming trên mobile (link review: https://tinyurl.com/bdbmz6b2).
– Ban lãnh đạo PSD thừa nhận sự khó khăn do Samsung mất thị phần nhiều giai đoạn 2020-2021, nhưng 10 năm làm việc với Samsung, họ biết một sự thật rằng đừng nên khinh thường Samsung: mỗi khi gặp khó, đội ngũ R&D Samsung đều bật lại mạnh mẽ như đoạn 2014-2018, đặc biệt sau khi “Thái tử Samsung” Lee Jae-Yong, con trai ông Lee Kun Hee đã quay về điều hành.
– Cuối cùng, nhiều lời đồn đại (scuttlebutt) trên thị trường cho rằng một hãng smartphone & tech Trung Quốc khổng lồ sau khi kết thúc hợp đồng phân phối độc quyền tại Việt Nam với một cty phân phối lớn hiện bắt đầu tìm kiếm thêm đối tác để tiếp tục gia tăng thị phần, và không đâu khác trong số đó ngoài PSD đang đàm phán nhiệt liệt. Dù đã cuối 2022 vẫn chưa thấy động tĩnh gì, nó vẫn có thể là một “upside surprise” mà giới đầu tư chưa từng nghĩ tới tại case PSD (*)
#5 Dell, Lenovo gaming laptops vẫn tiếp tục là những lựa chọn yêu thích cho tập KH trẻ Gen-Z trở lên vì hiệu năng CPU/GPU mạnh tương đương PC để bàn, đa năng, giá tương đối hợp lý (16tr-25tr VND)
– Ngoài Apple Macbook, một thương hiệu giá cao nhưng sản phẩm chất lượng: giữ giá, bền bỉ, xứng đáng, mảng IT distribution của PSD còn khá triển vọng trung & dài hạn nhờ vào hai thương hiệu uy tín khác là Dell Technologies & Lenovo (acquire IBM năm 2005, với dòng ThinkPad nổi tiếng). Trong số đó, chúng tôi nhận thấy gaming laptops đang là xu hướng mới trong tập KH trẻ Gen-Z trở lên.
– Dạo quanh các quán cafe, không khó để nhìn thấy gaming laptops với vẻ ngoài to lớn, cồng kềnh nhưng hiệu năng mạnh mẽ được sử dụng bởi các bạn trẻ. Các dòng như Dell G3/G15, Lenovo IdeaPad Gaming/Legion Gaming đang được ưa chuộng sử dụng bởi những người dùng Windows cần hiệu năng cực mạnh tựa một chiếc máy tính để bàn với hộp PC song vẫn mang đi được (laptop tiện lợi). Tập KH nầy ngoài nhu cầu gaming, họ yêu thích sức mạnh của các loại chip CPU/GPU của AMD/NVIDIA tích hợp bên trong để phục vụ đa năng (utility) nhiều nhu cầu khác như lập trình, thiết kế, đồ họa, videos, v.v
– T9/2022 vừa qua, giám đốc của Lenovo Vietnam khẳng định rằng Việt Nam luôn là thị trường top khu vực của Lenovo, và họ sẽ tập trung phát triển thị phần tại VN bằng cách tung ra các dòng sản phẩm mới như Legion 5, Legion 5 Pro và IdeaPad Gaming 3 với con chip mạnh mẽ từ AMD (hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ với Intel) – link: https://tinyurl.com/37wjt4fs. Theo số liệu của nhiều nhà sản xuất PC, gaming laptops tại thị trường Châu Á tiếp tục tăng trưởng hai chữ số CAGR (>10% CAGR), bên cạnh Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản, Việt Nam tiếp tục là thị trường trọng điểm khi các KH ưa thích hiệu năng cao, mức giá hợp lý (16 triệu – 25 triệu VND) của dòng sản phẩm xu hướng mới nầy.
- Financials & Management: Ngoài mục triển vọng #2 trên chúng tôi đã bàn một chút về hiệu quả sinh lời và vòng quay vốn chủ của PSD, chúng tôi sẽ đi sâu vào tài chính và quản trị của PSD nhiều hơn ở phần trả lời những điểm lo lắng của thị trường phía dưới để tránh lặp đi lặp lại
- Margin-of-safety: PSD là một trong những phương thức hiếm hoi mà ta có thể hưởng lợi gián tiếp từ giá trị thương hiệu & đột phá công nghệ nghìn tỷ USD của Apple Inc. hoàn toàn hợp pháp mà không cần phải mua cổ phiếu AAPL Hoa Kỳ, bởi vì mảng Apple Non-iPhone đóng góp đến 50%-60% lợi nhuận gộp cho PSD trong khi các case khác như MWG, FRT, DGW mảng Apple chỉ đóng góp ít hơn 25%-30% lợi nhuận gộp dù số tuyệt đối cao hơn. Quan trọng hơn hết, PSD còn là case hiếm hoi dưới giá trị thực sâu (hugely undervalued) trên cả 3 góc độ định giá: PEG, P/B và Dividend yield (***)
1> Góc độ PEG:
Ở mức vốn hóa xấp xỉ 520 tỷ rẻ kinh ngạc hiện tại, PSD đang được định giá chỉ <5.0 lần earnings trung bình 3 năm 2020-2022E (chúng tôi sử dụng average earnings để loại bỏ yếu tố đột biến do giãn cách dịch bệnh và một chút yếu tố suy thoái kte hiện tại), trong khi tăng trưởng lợi nhuận tương lai dự kiến có thể lên đến 25%-30% CAGR với đầy đủ organic growth từ Apple – Samsung đến Dell/Lenovo, chiếm thị phần hàng Apple gray market, lấy nhãn hàng mới (chưa ai nghĩ đến), v.v như đã ptich ở 5 triển vọng trên.
Như vậy, PEG ratio của PSD chỉ ở mức 0.2x, hứa hẹn mức upside hàng trăm % nếu tăng trưởng lợi nhuận ròng được hiện thực hóa và thị trường nhìn nhận lại mức P/E xứng đáng cho cty. Đây chính là phương pháp “sự tăng giá đôi đường nhà Davis”(i) của cụ Shelby Davis, ông nội Mr. Chis Davis (link: https://wp.me/pcnhon-iA), thật ra phương pháp nầy không lạ, đó là tìm ra cty tăng trưởng giấu mặt, nơi mà triển vọng của nó bị lãng quên/hiểu sai bởi giới đầu tư hoặc thị trường vĩ mô quá xấu, do đó nó bị bán với mức P/E rẻ mạt. Một NĐT sẽ hưởng lợi từ (1) P/E cải thiện, chẳng hạn từ 5 lần -> 10 lần, đồng thời hưởng lợi từ (2) Tăng trưởng EPS hai chữ số CAGR trong quá trình nắm giữ. Thật tuyệt vời (*)
2> Góc độ P/B:
Tương tự, với vốn chủ sở hữu 530 tỷ hiện tại, PSD được bán với mức định giá xấp xỉ ~1.0x P/B cho một cty ROE 36%, lợi thế cạnh tranh độc quyền nhóm “oligopoly” của Apple Inc. cùng nhiều brands chất lượng khác như Samsung Dell Lenovo Hitachi, >1.5 nghìn điểm bán trong kênh phân phối xây dựng 15 năm lịch sử qua, nhà kho/hệ thống ERP/nhân viên tài năng trải dài từ Bắc chí Nam, v.v Như vậy Mr. Market đang cho không tất cả tài sản vô hình và khả năng đem về ROE 36% của PSD cho chúng ta, quả nực cười (*)
Nếu quý độc giả chưa tin chúng tôi, thì có thể kiểm tra P/B ratio của DKSH Holdings AG – nhà phân phối hàng FMCG Thụy Sỹ nổi tiếng (link: https://tinyurl.com/2p9wb3t3) vốn hóa 4.5 tỷ CHF, vốn chủ 1.4 tỷ CHF – P/B 3 lần dù ROE chỉ ~15%, DGW – đối thủ cạnh tranh lớn, cũng được bán ở mức P/B 3 lần.
3> Góc độ Dividend yield:
Ở mức giá thị trường sau khi chia cổ tức cổ phiếu 30% (post-split) hiện tại [13.1], dựa trên các kế hoạch chia cổ tức TM tại nghị quyết ĐHCĐ và nợ cổ tức TM kỳ trước của PSD, chúng tôi ước tính cổ tức TM chi trong kỳ tới là 1,300VND – tương ứng mức dividend yield ~10%, một mức bảo vệ chiều xuống (downside-protected) tuyệt vời, thậm chí cao hơn cả lãi tiền gửi tại các ngân hàng rủi ro như SCB, cười (*)
-> Biên an toàn quá lớn: Như vậy, không khó để ta đưa ra kết luận rằng biên an toàn tại case PSD là quá lớn, nơi mà một NĐT giá trị chỉ việc ngồi im trên mông (lời ngài Munger, cười) để Apple Inc. “làm công” cho mình, mang về 20% avg earnings yield và ROE >30%, thậm chí được chia cả cổ tức tiền mặt.
-> Chúng tôi định giá cẩn trọng ra vùng giá trị thực của PSD ở mức [1,600 tỷ – 2,400 tỷ], một chiếc túi 3-5 gang nếu các triển vọng tăng trưởng hiện thực hóa ra mức lợi nhuận sau thuế hoặc dòng tiền core CFO ở vùng >270-320 tỷ trong tương lai trung hạn 2023-2025, cùng việc thị trường nhìn nhận lại mức P/E xứng đáng hơn cho khả năng sinh lời & lợi thế cạnh tranh của cty. Do đó, cty xứng đáng rổ “In” cho các NĐT giá trị năng động (enterprising investor) ưa thích “bottom-up”(ii) các cty “tăng trưởng ẩn giấu”.
-> Tuy nhiên, một điểm lưu ý rằng case PSD chắc chắn không dành cho các nhà đầu cơ ngắn hạn với tầm nhìn bằng ngày, bằng tuần hoặc thậm chí bằng tháng: (1) Với suy thoái kinh tế thấy rõ từ nửa cuối 2022 và nhiều khả năng sẽ kéo dài hết 2023 cho đến khi Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ FED đảo chiều giảm lãi suất (pivot), cùng với việc các innovations của Apple cho các sản phẩm chip 3nm-4nm đột phá hay Macbook SE 12-inch giá mềm sẽ nằm ở đâu đó cuối 2023 – đầu 2024, chúng tôi dự đoán Q1/2024 case PSD nhiều khả năng sẽ bắt đầu có những chuyển biến tích cực vượt mọi kỳ vọng (2) Ngoài ra, thanh khoản TB/phiên của PSD chỉ 50k-100k cp trong điều kiện bình thường, 10k-25k cp trong thị trường gấu, hoàn toàn không phù hợp cho traders hoặc những người ưa thích vận động xanh/tím. Vì vậy, hỡi các nhà đầu cơ ngắn hạn “nghiện ngắm bảng điện mỗi ngày”, xin mời quý vị đi chỗ khác vậy, cười!
- What do we miss (học ngài Li Lu)? S.A.F.E trả lời cho 10 lo lắng phổ biến của thị trường:
1> Dịch bệnh đã kết thúc, liệu nhu cầu ICT – đặc biệt các sản phẩm giá cao như Apple – “hạ cánh” mạnh?
Sau khi theo dõi sát các thương hiệu cao cấp mà người tiêu dùng yêu thích/tôn sùng như Apple, LVMH, Starbucks, Adidas, v.v sau một thập kỷ ròng rã, chúng tôi học được bài học to lớn rằng đừng bao giờ, đừng bao giờ coi thường tình yêu của người tiêu dùng cho các thương hiệu (brands) (*) Chúng là giá trị phản khủng hoảng, chúng tăng trưởng ngay cả trong đống hoang tàn, trong rủi ro chính trị, trong rủi ro suy thoái, v.v Bởi vì chúng có lịch sử lâu đời 50-100-200 năm, chúng đột phá/sáng tạo liên tục, hơn thế nữa, chúng đánh vào một điểm tâm lý quan trọng của người tiêu dùng: nhu cầu khẳng định bản thân (self-confidence) mà loài người ta hàng nghìn năm nay vẫn như thế, bạn chắc chắn sẽ phá sản nhanh chóng nếu bạn cố gắng bán khống những thương hiệu trên dài hạn!
Riêng với case Apple: (1) Chính nhờ giá trị thương hiệu & độ bền của Macbook, thị trường thứ cấp – hàng aftermarket – của Apple luôn luôn được săn đón bởi những người tiêu dùng có hầu bao thấp hơn. Chính nhờ có tập người sẵn sàng mua lại nầy (giữ giá), những Apple fans khác mới có thể upgrade liên tục sau 1.5-2 năm nhờ việc bán cũ đổi mới, chỉ chi phần chênh 5-10-15 triệu nào đó để upgrade lên, chúng tôi từng nói chuyện và “tàu ngầm” trong rất nhiều group Apple fans nên hiểu rõ chuyện nầy (2) Ngoài nhu cầu khẳng định bản thân, chúng tôi đã đề cập ở trên về việc thế hệ trẻ coi các khoản ICT như laptop là một khoản đầu tư cho công việc trong nền kinh tế số, dù suy thoái họ vẫn phải mua để làm việc, và họ sẵn sàng chi cho sản phẩm chất lượng, không còn như cách đây 30 năm (3) Đơn thuần là chip innovations và các đột phá công nghệ, sản phẩm mới sẽ push Apple đi xuyên qua suy thoái. Nhờ chip Apple, kiến trúc của ARM (chip designer độc quyền cho smartphone) đã tăng thị phần của mình 4.5 lần trong mảng PC từ 2% -> 9%, ngay cả khi Apple chưa hề thay đổi thiết kế gì của Macbook Air M1 & Pro M1.
2> Tuyệt vời, tôi đã sợ “sức mạnh người tiêu dùng” rồi, thế lỡ như Apple cắt hợp đồng phân phối độc quyền với PSD như Xiaomi đã làm với Digiworld (DGW) thì sao?
Đây là lo lắng hoàn toàn xác đáng, và là rủi ro lớn nhất cho một mô hình distribution. Tuy nhiên (1) Apple không còn ưa chuộng việc tự mở stores trên thế giới, đặc biệt sau đại dịch và lạm phát lương nhân viên tăng vọt dẫn đến mass tech-layoffs Q4/2022 hiện nay, Apple nổi tiếng với việc “outsource” mọi thứ kể cả bán hàng, các nhà phân phối chiếm đến 79% doanh thu của họ (https://tinyurl.com/mumut6av) (2) Trong các nhà phân phối Non-iPhone tại Việt Nam, PSD được Apple đánh giá cao nhất – theo lời của ban lãnh đạo – với thị phần, giá cả và thời gian giao hàng tốt nhất, bằng chứng rằng PSD là đối tác duy nhất được chạy chương trình Apple Distributor Partner (DPP) để thu hút các nhà bán lẻ tham gia (hình bên, link: https://tinyurl.com/434xknp9), PSD có 15 năm lịch sử, hơn thế nữa họ không phân phối linh tinh đủ thứ mà chỉ tập trung vào lĩnh vực ICT – vòng tròn hiểu biết của họ.
3> Rủi ro chuỗi mở TopZone, F.Studio, ShopDunk AAR cạnh tranh?
Đây là thứ rất nhiều người hiểu nhầm và “biased” về ngành phân phối ICT vốn đã độc quyền nhóm “oligopoly”, như chúng tôi đã giải thích ở phần “Business Model” trên, các chuỗi vẫn buộc phải sử dụng nhà phân phối chính hãng để tránh trộn hàng theo lệnh của Apple và chính PSD cũng 40%-45% doanh thu đến từ chuỗi, 55%-60% còn lại đến từ cửa hàng nhỏ lẻ, e-commerce, B2B, v.v Các nhà phân phối luôn deliver hàng nhanh hơn: chỉ chờ 1-2 tuần so với 6-8 tuần nếu nhập trực tiếp Singapore/Hong Kong, đó là ta chưa tính đến các chi phí tồn kho – lãi vay, các chuỗi bán lẻ không có lý do gì để tự nhập tốn kém (*)
Đối thủ lớn nhất của PSD không phải chuỗi – chuỗi là đối tác, mà chính là hàng xách tay không chính hãng “gray market” không có mã VN/A SA/A (!) Tuy nhiên, cuộc chơi có vẻ nghiêng về hàng chính hãng khi thị phần gray đang dần thu hẹp từ 50% -> 30%-40% và sẽ về 10% trong trung hạn theo dự đoán của chúng tôi.
4> Nếu như cty mẹ Petrosetco (PET) lập cty con mới phân phối thì sao, tại sao PET dùng PSD?
Chúng tôi không nghĩ rằng lo lắng nầy xác đáng. Thứ nhất, PET nắm 80% PSD, chưa kể 1% ESOP phát hành Q1/2022, 4% ESOP sắp phát hành trong 2 năm tới, tại sao họ phải giết một cty con đầy uy tín, 15 năm lịch sử chỉ vì 15% minority interest (?) Thứ hai, PSD vốn đã vận hành mọi thứ tốt đẹp, từ hệ thống hóa đơn/thuế má, nhà kho, ERP, đến nhân viên trải dài từ Bắc chí Nam, cty niêm yết, ủy ban chứng khoán báo cáo quen việc rồi. Quý độc giả nào làm kinh doanh chắc cũng biết lập cty mới rất phiền hà về thuế, hệ thống hóa đơn, báo cáo nên chúng tôi nghĩ không có lý do gì PET lại tiêu diệt “cậu con cưng” PSD. Lý do PHTD được lập ra để phân phối iPhone vì PSD vốn đã phân phối Samsung, họ không dám break Samsung mất nguồn doanh thu hàng nghìn tỷ nên buộc phải làm như vậy, thật đáng tiếc… Cuối cùng, rất nhiều ban lãnh đạo top điều hành của Petrosetco đều trùng lặp ở PSD, và PSD đóng góp đến 2/3 LNST cho PET, đủ để biết PSD quan trọng như thế nào (*) Nhìn lại case CTR tăng hàng trăm % vốn hóa từ giữa 2019 lúc chúng tôi ptich, rất nhiều người lo ngại Viettel Group không giao việc nữa, tuy nhiên với 72% cổ phần chi phối tại CTR, họ chẳng có lý do gì để tiêu diệt một cty con đang tăng trưởng, làm tốt mọi thứ và đã quen hệ thống niêm yết, báo cáo UBCK trên sàn chỉ vì 28% minority interest còn lại.
5> BBT đánh giá như thế nào về rủi ro quản trị (management risks) tại case PSD? Đây vẫn còn có chút yếu tố Nhà nước và không được IR minh bạch như các đối thủ khác?
Chúng tôi đồng ý họ IR kém thật (cười lớn), tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc ban quản trị lừa dối. Có rất nhiều dẫn chứng đang cho thấy việc quản trị “management” đang dần tốt đẹp lên:
– Họ kiểm toán Big4 bởi PricewaterhouseCoopers (PwC) nhiều năm qua, chưa quý nào báo cáo muộn.
– Họ có dòng tiền mạnh mẽ thực sự, chi trả cổ tức tiền mặt kết hợp cổ tức cổ phiếu từ 2013, thứ combo chúng tôi thích nhất nếu độc giả đã quen TGN từ 2017 (link tham khảo: https://wp.me/pcnhon-9M) (*)
– Họ trích khen thưởng phúc lợi chỉ vỏn vẹn 2%/LNST, tốt nhất trong các DN có gốc Nhà nước.
– Họ hiểu rằng thay đổi quản trị là nhiệm vụ sống còn thông qua thông điệp của Chủ tịch cty mẹ Petrosetco (https://tinyurl.com/2665rn6z).
– Họ sa thải các lãnh đạo thiếu năng lực hoặc thiếu trung thực, miễn nhiệm cựu chủ tịch Đào Văn Đại (https://tinyurl.com/mryed75a), cựu Phó GĐ Vũ Thành Chung (https://tinyurl.com/bdv368ew).
– Chủ tịch mới Phạm Minh Thư với profile “khủng”: 15 năm kinh nghiệm kinh doanh ICT & hàng tiêu dùng từ LG Electronics, Cargill, Vinpro và cty con Bình Minh Distribution đi lên. Chúng tôi đã trò chuyện trực tiếp, ưa thích tầm nhìn và phong cách “nói ít, làm nhiều” của ông (https://tinyurl.com/bjwx7r8e).
– Họ ESOP 1% vào Q1/2022 (https://tinyurl.com/39xnc7he), kế hoạch sẽ 4% nữa trong giai đoạn 2023-2024 (https://tinyurl.com/2vx34k2f), aligned-interest với cổ đông (suỵt, một bí mật rằng hiện thị giá của PSD sắp tiệm cận giá họ mua ESOP rồi, cười)!
– Quan trọng hơn hết, mô hình kinh doanh độc quyền nhóm “oligopoly” của PSD là một mô hình kinh doanh ngay cả tên ngốc cũng có thể vận hành được (ngài Peter Lynch), khi mà tình yêu của consumers Việt Nam dành cho Apple là quá khủng khiếp (*), cười, link châm ngôn: https://wp.me/pcnhon-kB.
6> Rủi ro giảm biên LN khi tỷ giá tăng vọt từ 22,300 đầu năm -> 23,500 – 24,000 VND đổi 1 USD hiện tại?
Đây là lo lắng hoàn toàn xác đáng, và chúng tôi nghĩ mức định giá rẻ mạt avg 3Y earnings yield 20% và 1x P/B của PSD cũng đã phản ánh điều đó! Thuở T10/2022 chúng tôi nghĩ nhiều DN nhập khẩu tựa PSD đã phải “tái mặt” khi tỷ giá vọt lên USD/VND vọt lên vùng 25,000 trong khi dự trữ ngoại hối VN chỉ còn đâu đó 80 tỷ USD. Tuy nhiên nhờ việc lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt, giọng điệu ông Powell “dovish” hơn nên USD/Dollar Index đã ngừng tăng & quay đầu giảm, đồng thời dòng tiền FII đổ vào TTCK VN đã đẩy VND tăng giá từ 25,000 -> 23,500 đổi 1 USD (https://tinyurl.com/353ucdyz), thật nhẹ nhõm (*) Tóm lại, chúng tôi cho rằng với thái độ bồ câu từ FED và khả năng đảo chiều giảm LS cuối 2023 đầu 2024, biên an toàn khổng lồ hiện tại của PSD gần như đã phản ánh mọi rủi ro đó. Ngay cả khi tỷ giá vọt lên >25k trở lại, chúng tôi tin rằng giá trị thương hiệu của Apple vẫn giữ vững (resilient) vì KH không quá quan tâm đến giá cả.
7> Rủi ro khoản phải thu (receivables) đặc thù của ngành phân phối ra sao?
Với mô hình phân phối đặc thù, PSD khó tránh được rủi ro phải thu. Tuy nhiên >90% phải thu của PSD là phải thu kinh doanh bán hàng thông thường, check lịch sử 5 năm qua, chúng tôi nhận thấy vòng quay phải thu của PSD luôn ở vùng 9-12 lần, cao một khoảng xa so với mức tối thiểu 5 lần tiêu chuẩn và cũng xấp xỉ các đối thủ cùng ngành. Hơn thế nữa, net receivables – tức phải thu KH trừ phải trả người bán ròng – của PSD luôn khá nhỏ quanh mức 0, không hề chiếm tỷ trọng cao trên vốn chủ, khá an toàn (*)
8> Rủi ro hàng tồn kho tồn đọng do nhu cầu người tiêu dùng suy giảm thì sao?
Hàng tồn kho của PSD tăng vọt lên >1,300 tỷ trong Q2-22, sau đó đã giảm về xấp xỉ 1,100 tỷ hiện nay (một dấu hiệu khá tốt theo ngài Peter Lynch). Với kinh nghiệm trải qua 3-4 đợt suy thoái lớn suốt 15 năm lịch sử qua, cùng việc vòng quay tồn kho vẫn khá cao từ 5-10 lần cộng với sức hấp dẫn/bền bỉ/giữ giá của các thương hiệu như Apple – Dell – Lenovo, chúng tôi không cho rằng PSD gặp rủi ro về tồn kho.
9> Rủi ro nợ vay – chi phí lãi vay trong bối cảnh lãi suất cho vay trong nước tăng vọt?
Theo ban lãnh đạo PSD, ngoài chiếm dụng vốn nhà cung cấp thông qua khoản phải trả, họ còn vay ưu đãi nhập tồn kho với hầu hết đều là dư nợ < 3 tháng, chúng tôi tính toán chi phí lãi vay trung bình năm 2021 của PSD chỉ đâu đó 3%-4% lãi suất (*) Như vậy với FED nâng +4% LS năm nay, chi phí họ phải trả có thể vọt lên 7% – vẫn chấp nhận được. Interest coverage của họ > 5 lần, ngoài ra, họ luôn sở hữu khoản tiền & tương đương tiền trên bảng cân đối để chống chịu rủi ro tầm 500-1,000 tỷ, khá tuyệt vời. Một lần nữa, PSD đã trải qua 3-4 đợt khủng hoảng chúng tôi cho là còn kinh hoàng hơn bây giờ, khi mà vị thế hiện tại của họ là nhà phân phối độc quyền nhóm của Apple, khiến các banks sẵn sàng cho vay ưu đãi.
10> Rủi ro chính trị, thay đổi ý chí của Bộ CT (Political Bureau)?
Rủi ro nầy thì liên quan lĩnh vực BĐS nhiều hơn một ngành tiêu dùng consumer tech vô hại như PSD. Tuy nhiên, PSD có thể bị ảnh hưởng gián tiếp khi Petrosetco (PET) cty mẹ sở hữu lô đất vàng Thanh Đa, Bình Thạnh, TPHCM và rất khó để PVN Group thoái 23% vốn tại đây khi Ủy ban Kiểm tra TW đang tích cực rà soát hoạt động đất đai. Chúng tôi cho rằng ít nhất phải sang nhiệm kỳ Đại hội Đảng Toàn Quốc XIV (Q1/2026) thì may ra kế hoạch nầy mới được thực thi – đặc biệt khi Luật Đất Đai 2023 vẫn còn trình vô số kỳ họp Quốc Hội nên chưa thể sửa đổi xong, qua đó cũng trì hoãn đi cơ hội special-situation thoái vốn Nhà nước tại case PET & PSD liên quan cho các NĐT năng động ít nhất trong trung hạn…
Saigon, …, đăng lại bởi Angelos
Các thuật ngữ/điển tích/từ viết tắt/từ Anh ngữ được sử dụng trong bài phân tích cổ phiếu của chúng tôi
-
- “Sự tăng giá đôi đường nhà Davis” (“Davis Double Play”): Các khoản đầu tư sinh lời nhất trong sự nghiệp chúng tôi đều đến từ các case dạng nầy, gần nhất là case CTR (*) Phương pháp trên còn được ưa thích bởi các huyền thoại đầu tư giá trị như Peter Lynch (ông dùng PEG ratio), hay Cheah-Cheng Hye – nơi ông rất thích khi P/E multiples của một cty tăng trưởng nhanh ẩn giấu cải thiện lên, đẩy vốn hóa tăng hàng trăm %. Chẳng hạn một cty tiêu dùng, không chu kỳ như VNM thời kỳ thịnh vượng & tăng trưởng cao 2012, chúng tôi nếu nhớ không lầm thì P/E của VNM lúc ấy chỉ non 6-7 lần, ROE 40%. Chỉ sau đó 3 năm hoặc hơn thế chút, P/E cty vọt lên 16-20 lần, trong khi lợi nhuận tăng trưởng đều 20% CAGR, thành thử cổ phiếu VNM đã tăng đâu đó 4x-5x, đem lại suất sinh lời +300% đến +400% cho những NĐT giá trị khôn ngoan chớp được cơ hội khi PEG cty rẻ mạt (*)
- Tìm cơ hội đầu tư từ trên xuống hoặc từ dưới lên (“top-down”/”bottom-up”): Top-down là phương pháp tìm các ngành nghề tăng trưởng, tương lai, hoặc hưởng lợi vĩ mô gì đấy rồi tìm cty tốt nhất trong ngành, đầu ngành để mua; trong khi đó bottom-up là phương pháp tìm món hời một cách vô tình đọc được, theo bộ lọc, từ lời giới thiệu của những NĐT giá trị khác, hoặc đơn thuần đọc mọi thứ để “săn tìm”. Chúng tôi cho rằng phương pháp top-down phổ biến đến tận 80%-90% các tổ chức tài chính đầu tư chuyên nghiệp ngoài kia, chỉ có số ít, bao gồm chúng tôi, ưa thích phương pháp bottom-up hơn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải nghiên cứu kĩ ngành chung hoặc những nhân tố vĩ mô có thể ảnh hưởng đến DN mình nắm giữ.
- Pipeline các sản phẩm Apple Non-iPhone (Macbook, iPad, iMac): Vì không đủ giấy mực ở trên nên chúng tôi không để hình pipeline sản phẩm Apple Non-iPhone được, quý độc giả có thể tham khảo ở link này: https://tinyurl.com/yckdrryd. Dưới đây là pipeline sản phẩm từ 2020 trở đi:
– Macbook: Macbook Air M1/Pro M1 -> Macbook 14/16-inch M1Pro/M1Max -> Macbook Air M2 -> Macbook SE 12-inch -> Macbook M3 (3nm-4nm?)
– iPad (rối như tơ): iPad 8th Gen, iPad Air 4th -> iPad 9th Gen, iPad Mini 6th Gen -> iPad Air 5th Gen (chip M1), iPad 10th Gen, iPad Pro 6th Gen
– iMac (PC để bàn all-in-one): iMac 24-inch 2021 (chip Apple-ARM M1) -> iMac 24/27-inch 2023 (chip M3 3nm-4nm?)
MIỄN TRỪ “CÓ” TRÁCH NHIỆM: Những thông tin trong mục được đúc kết từ những thông tin độc giả đóng góp hoặc chúng tôi thu thập được và dựa trên những suy luận đáng tin cậy. Tuy nhiên, độc giả đóng góp hoặc chúng tôi không thể khẳng định rằng mọi phân tích, định giá, và nhận định về tương lai là chính xác một trăm phần trăm ở mỗi case. Song, độc giả đóng góp hoặc chúng tôi luôn tuân thủ ba yêu cầu “phân tích kĩ lưỡng, đảm bảo an toàn vốn và đảm bảo mức lợi nhuận đạt yêu cầu” của ngài Graham cho mọi cổ phiếu mà độc giả đóng góp hoặc chúng tôi viết nên. Độc giả chỉ nên xem phân tích trên là tham khảo và “tự làm bài tập về nhà” thêm cho riêng mình – S.A.F.E team & Contributors community
Cảm ơn team S.A.F.E vì bài phân tích rất chất. Đầy đủ khía cạnh trọng yếu và góc nhìn đa chiều. Thật tuyệt vời.
Sau khi đọc bài của team, tôi có 2 câu hỏi:
Hỏi 1: Tôi có check tác động của tỷ giá tại BCTC 6T.2022 đã soát xét và BCTC Q3.2022 đều ghi nhận lãi khá cao từ chênh lệch tỷ giá, 9T2022 lãi 18 tỷ từ chênh lệch tỷ giá. Hầu như không có lỗ tỷ giá (rất thấp). Năm 2021 cũng thế. Phi lý. Không khớp với mô hình kinh doanh của PSD và diễn biến tăng giá của USD trong năm 2022. Theo lẽ, công ty dùng USD để mua hàng, rồi bán hàng trong nước thu về VND, tỷ giá USD theo chiều hướng tăng thì công ty phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá mới đúng chứ nhỉ?
Hỏi 2: Team đánh giá thể nào về rủi ro công ty mẹ PET bóp lợi nhuận và điều chỉnh dòng tiền của PSD. Cụ thể tại thuyết minh bên liên quan, 6T2022 PSD mua hàng từ PET với giá trị trên 1100 tỷ, chiếm trên 30% giá vốn. PET hoàn toàn có quyền nâng giá bán làm PSD bị giảm lợi nhuận (tương tự như GAS đã làm với CNG). PSD bị các công ty con liên quan đến PET chiếm dụng tiền. 6T2022, PSD bán cho nhóm này chỉ 43 tỷ, nhưng khoản phải đến 168 tỷ. Tất cả điều này sẽ làm hại đến cổ đông thiểu số tại PSD.
Phiền team dành chút thời gian khai trí giúp tôi chỗ này được không? Xin cảm ơn.
Vâng tôi là Angelos chủ bài viết xin trả lời như sau:
(1) Báo cáo Q4/2022 mới nhất thì công ty đã thua lỗ một khoản tỷ giá khá lớn, soát xét nửa đầu năm thì tỷ giá USD/VND chưa mất giá mạnh như vậy. Anh nên chờ đọc báo cáo kiểm toán 2022 sẽ thấy rõ hơn. Ngoài ra các đối tác của Apple, Dell có thể sẽ được chiết khấu thanh toán hoặc PSD hưởng lợi từ lãi dự trữ USD trước đó.
(2) Chúng tôi có giải thích ở concern số #4 phía trên về 86% PET sở hữu PSD, anh xem lại nhé! Khoản phải thu thì đó là khoản từ 2012 đã trích lập dự phòng xong, ban lãnh đạo cam kết rằng khoản này sẽ không gia tăng nữa.