Bài cập nhật trích trong ấn phẩm đầu tư giá trị kỳ 32 & 25:
Đặt mua ấn phẩm cũ TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
STT |
Cổ phiếu | Công ty | Ấn phẩm | Vốn hóa | Thị giá | Xếp vào rổ |
2 | SIP(*) | Đầu tư VRG Sài Gòn (BĐS – Khu công nghiệp) |
Kỳ 25, | 5,600 tỷ (69 triệu cp) |
[80.4] |
“Out” Rủi ro quản trị, chu kỳ kinh tế/BĐS, giá cp bị ảnh hưởng nhiều bởi nạn đầu cơ margin |
Nhận định cập nhật tháng 03/2020:
Từng được chúng tôi phân tích trong “ấn phẩm khu công nghiệp” kỳ 25, tháng 08/2019, vừa qua, case SIP đã từng tăng mạnh +30% sau đó giảm -25% so với mức giá hời mà chúng tôi phân tích. Quả thực đây là một trong những sai lầm đáng nhớ nhất của chúng tôi sau case APC. Và đây cũng chính là lý do case nầy được chúng tôi highlight nổi bật nhất trong ấn phẩm cập nhật kỳ nầy:
Sai lầm 1: Đánh giá sai rủi ro quản trị. Chúng tôi nhìn thấy trước nhưng lại không đánh giá đúng bộ 4 lá cờ đỏ: (1) Cơ cấu cổ đông ít đối trọng độc lập, chủ yếu tập trung vào nhóm HĐQT như Cty An Lộc, ông Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Thanh Tùng, Lư Thanh Nhã, Phạm Hồng Hải khiến cổ đông nhỏ rất rủi ro (2) Động cơ của ban lãnh đạo niêm yết cổ phiếu ngay đợt sóng tăng cao nhất của nhóm BĐS KCN và đăng ký bán ra liên tục – dù không bán trực tiếp trên sàn mà qua thỏa thuận (3) Khoản phải thu cho vay bên liên quan như Cty An Lộc, Cty Thế hệ mới & Tạm ứng đền bù đất ban đầu tuy nhỏ song ngày càng tăng dần lên đến gần 1,200 tỷ cuối Q4/2019 – 10% tài sản – một phần do cơ cấu cổ đông quá yếu (4) Cổ tức TM rất thấp, lợi suất chỉ vỏn vẹn 2% – chưa đủ biên an toàn.
Chúng tôi đã nhận thức được các rủi ro trên nhưng lại đánh giá thấp do tình trạng công ty vừa niêm yết nên độ chắc chắn chỉ ở mức 50:50, đồng thời chúng tôi bị “mờ mắt” bởi dòng tiền lớn, quỹ đất khổng lồ và nhìn về thương vụ NTC từng thành công lớn trong quá khứ (!) Có thể nói chúng tôi đã phạm phải sai lầm “dùng định lượng để tha thứ cho hạng lãnh đạo lừa dối” mà ngài Graham đã hằng dặn dò từ năm 1934…
Sai lầm 2: Đánh giá sai rủi ro tạo ra bởi dòng vốn đầu cơ bằng nợ vay margin. Một trong những bài học lớn nhất mà chúng tôi rút ra sau sai lầm nầy chính là tránh mọi cổ phiếu trong những “đợt sóng” nóng nhất trên thị trường như ngài Peter Lynch đã từng căn dặn trong quyển One up on Wall Street, 1989.
Dù nhận ra nhóm BĐS KCN đang lâm vào một đợt sóng phi lí trí như đã cảnh báo trong ấn phẩm 25 – đẩy mọi cổ phiếu kinh doanh khu công nghiệp hoặc chỉ cần có “tên” khu công nghiệp như SNZ, BCM, KBC, ITA, SZC, SZL, D2D, TIP, DTD, VRG, BAX tăng thêm 50%-100% trong vỏn vẹn vài tháng, song chúng tôi lại nhìn thấy upside của SIP quá lớn đến mức lấn át đi rủi ro quản trị và rủi ro biến động khôn lường bởi dòng vốn đầu cơ margin “FOMO” – thứ có thể gây thua lỗ (capital-loss) trong thời gian dài nếu như ta không kiên nhẫn chờ mua cổ phiếu với một biên an toàn phù hợp. Nếu ở một thời điểm khác khi mọi người bi quan như hiện tại hoặc 1-2 năm tới, nơi nhiều cổ phiếu không có rủi ro quản trị được bán chiết khấu nhiều trên lượng tiền mặt ròng với dividend yield hấp dẫn, có lẽ nhóm KCN sẽ là khoản đầu tư an toàn hơn rất nhiều so với lúc nạn đầu cơ margin hoành hành như giai đoạn tháng 7 & tháng 8/2019 vừa qua…
Vì lẽ đó, chúng tôi siết chặt hơn yêu cầu về cơ cấu cổ đông & động cơ niêm yết, cũng như thử nghiệm cách để tránh bị ảnh hưởng bởi nạn đầu cơ margin cùng một đám đông phi lí trí – thứ chúng tôi đang thấy trong đợt sóng banks Q1/2020 hiện tại. Như ngài Ray Dalio đã từng nói, sai lầm là tất yếu trong quá trình phát triển và hãy tự nghiệm lại để nó trở thành một bài học cho sự hoàn thiện: “pain + reflection = progress” (https://bit.ly/3bHoiZK).
Tóm lại, sau khi phân tích kỹ các sai lầm trên, chúng tôi quyết định chuyển case SIP sang rổ “Out” – loại khỏi Watch list 10 cổ phiếu cho NĐT năng động (trước đây là 5 cổ phiếu tăng trưởng, sẽ cập nhật lại giữa năm 2021) vì rủi ro quản trị tương đối lớn mặc dù nó vẫn có thể tăng giá trong tương lai với quỹ đất tiềm năng.
Saigon, 23/03/2020, tự nghiệm lại sai lầm bởi Angelos – TGN