Kinh nghiệm trong phương pháp phân tích – The Golden Newsletter Vietnam
3 replies
18/07/2018

Chào các anh/chị của S.A.F.E team ạ, em là Tuấn, hiện đang là sinh viên.
Đầu tiên em rất cảm ơn các anh chị đã chia sẻ những nội dung, nhận định của mình về thị trường Chứng khoán và các Doanh nghiệp; qua việc đọc những nội dung đó em cũng hiểu thêm được rất nhiều.
Em cũng đang tìm hiểu được về Chứng khoán một thời gian, tuy nhiên em đang gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp đầu tư của mình. Dù cho đọc xong những quyển sách “Làm giàu qua chứng khoán” hay “BCTC dưới góc nhìn của Warren Buffet” thì em vẫn thấy những cuốn sách đó chỉ mang tính Guideline và vẫn rất khó để áp dụng thực tiễn ạ.
Rất mong anh chị có thể chỉ giúp em với những thắc mắc này ạ, có thể là gợi ý một số đầu sách nên đọc để hiểu hơn về BCTC.
Em cảm ơn anh chị, chúc bên mình ngày càng phát triển và có thể phát hành được nhiều nội dung thu hút độc giả hơn nữa ạ.

3 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào bạn Tuấn, rất nể phục tinh thần ham học hỏi của bạn

    Câu hỏi của bạn hay lắm, về vấn đề phân tích báo cáo tài chính – thứ vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư. Nhưng phải thú thực câu hỏi của bạn khó quá: ngài Graham dạy non một khóa 6 tháng về phân tích chứng khoán (Security Analysis) cho hàng trăm người, mà tính ra chỉ vài người trong số đó đọng lại được, trở thành bậc huyền thoại, thì ắt chúng tôi khó mà giải quyết xong vấn đề này bằng một bài viết hay đoạn văn ngắn được.

    (1) Trước hết, bạn cần hiểu rằng phân tích tài chính chỉ là một bộ phân trong 4 tiêu chí phân tích toàn diện về doanh nghiệp mà chúng tôi thường xuyên nói đi nói lại: meaning, moat, management, margin of safety. Phân tích tài chính giúp ta tái nhận định lại về lợi thế cạnh tranh (moat) của công ty, đồng thời xác định độ an toàn của khoản đầu tư và dấu hiệu sai trái của ban lãnh đạo nếu có.

    (2) Trong phân tích tài chính, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đi chăng nữa, bạn cũng cần phân tích về các mặt: khả năng sinh lời & tăng trưởng, tình hình tài chính (nợ vay, tiền mặt, phân bổ tài sản), và dòng lưu chuyển tiền tệ. Bạn cần lập ra một list các vấn đề nổi cộm để phân tích toàn diện về doanh nghiệp. Song điều này thì tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người, không thể có công thức một-áp-toàn-bộ (one fits all) được.

    (3) Để hiểu hơn về báo cáo tài chính, bạn có thể thử thêm 2 cuốn sách này:
    – Trí tuệ tài chính, Karen Berman
    – Phong cách đầu tư Warren Buffett, Robert G.Hagstrom

    Chúng tôi thấy hai cuốn này vừa dễ đọc, lại có nhiều ví dụ sinh động thú vị, những người mới đọc rất hợp thay vì cố gắng đọc quyển Security Analysis dịch cẩu thả bởi một vài nhà xuất bản.

    Chúc bạn kiên trì trên con đường học hỏi đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

  • Chào S.A.F.E team, mình là một độc giả trung thành của ấn phẩm này. Sau khi các ấn phẩm của S.A.F.E team mình có thắc mắc là S.A.F.E vòng tròng hiểu biết về những ngành nào? Có sách đầu tư giá trị về từng ngành không? Nếu không có thì có những sách nào cung cách cho ta hiều biết về ngành kinh doanh?
    xin cảm ơn chúc S.A.F.E sức khỏe và thành công.

    • Chào đọc giả Minh Giang tôi là Angelos xin mạn phép trả lời,

      (1) Đội biên tập chúng tôi thì mỗi người xuất thân với chuyên môn, kinh nghiệm, đam mê khác nhau, nên ắt hẳn vòng tròn hiểu biết của mỗi người sẽ khác nhau. Giờ liệt kê ra chắc phải non một trang A4, nên thôi chúng tôi xin kể một vài ngành mà chúng tôi sẽ không đầu tư:
      – Ngành dầu khí
      – Ngành bất động sản
      – Ngành ngân hàng, đặc biệt nếu cổ phiếu thiếu minh bạch
      – Ngành vật liệu xây dựng phức tạp
      – Ngành nhiệt điện/thủy điện
      – Ngành khoáng sản
      – Các ngành nhỏ khác (thiết bị y tế, cung ứng, …)

      Những ngành này một là chúng tôi không có kiến thức chuyên môn, hai là thị trường mang tính B2B – nhiều thông tin không thể kiểm chứng minh bạch và hiểu rõ được, thì chúng tôi sẽ bỏ qua

      (2) Đọc giả hỏi về một quyển có thể dạy ta về các ngành
      Thật sự thì hồi mới đầu tư, tôi cũng tò mò y như vậy. Muốn kiếm một quyển dạng Industry 101 để học qua các ngành, song thực sự ở Việt Nam là không có, mà đọc nước ngoài thì cũng được – nhưng nhiều khi lại không áp dụng được ở Việt Nam.

      Nên tốt nhất là ta nghiên cứu một vài ngành mà ta đam mê/có kinh nghiệm nhất, rồi nói chuyện với các chuyên gia của ngành đó. Ngoài ra, đọc giả có thể xem cuốn Investopedia Industry Handbook, hoặc cuốn 2009 Hoovers Handbook of Industry Profiles. Tuy nhiên đọc giả lưu ý rằng những cuốn chỉ tổng hợp sơ bộ, chứ muốn sâu thì ắt hẳn ta phải tự mày mò kiên trì.

      Chúc đọc giả thành công trên con đường đầu tư của mình!
      Angelos

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!