Xin cho biết thêm về cổ phiếu DGW – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
24/07/2018

Chào S.A.F.E!
Tôi đang nghiên cứu trường hợp cổ phiếu DGW và có vài thắc mắc về mặt định tính sau:
– Về Hình thức kinh doanh chính là dịch vụ MES có các vấn đề xoay quanh dịch vụ này:
1) Công ty có đúng là đang bám sát cải thiện dịch vụ này hay không?
2) MES đang đóng vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp ở nước ngoài khi đã có trước VN từ lâu?
3) Tương lai MES có tiềm năng tại VN hay không?

– Doanh thu cao 6 tháng đầu năm đến từ bán điện thoại Xiaomi, đối với thương hiệu sẵn có của Xiaomi, thật dễ dàng để có được kết quả kinh doanh tốt, nhưng điều này càng dấy lên nghi vấn liệu vai trò MES của Digiworld trong trường hợp này có thực sự hiệu quả?

Tôi có ý định xem xét đầu tư dài hạn cổ phiếu này nên mong S.A.F.E góp ý thêm, xin cảm ơn!

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • bên cạnh đó mình muốn hỏi thêm là ngoài xiaomi DGW còn làm MES cho các đối thủ cạnh tranh của chính Xiaomi (Freetel của Nhật,v.v.. mà nhắc đến Freetel thì thấy bán ko hiệu quả lắm). vậy sự mâu thuẫn này có trở thành mối nguy cơ nào đó cho chính DGW?

  • Chào bạn Minh, tôi là Angelos xin mạn phép trả lời thay vì các thành viên khác đang khá bận rộn.

    Thực ra tôi đã từng xem qua case DGW cách đây khá lâu vào năm 2015, trước khi DGW niêm yết trên sàn. Từ đó đến nay tôi không xem nữa, nên ắt hẳn có nhiều vấn đề chưa cập nhật.

    Dịch vụ MES (market expansion service) bạn nói của DGW là một cái tên nghe rất hay, song tôi nghĩ cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”. Bản chất mô hình kinh doanh của DGW là nhà phân phối các thiết bị công nghệ từ tay các nhà sản xuất OEM (Xiaomi, Freetel, Obi, v.v như bạn nói) đến các cửa hàng bán lẻ/người tiêu dùng. Mối quan hệ hợp tác mở cửa hàng bán lẻ Mi Store (Xiaomi) là một bước đi mới của DGW để tạo thêm dịch vụ gia tăng trong mô hình này.

    Bạn thắc mắc về triển vọng và lợi thế cạnh tranh của DGW? Do đã lâu rồi tôi không xem lại lĩnh vực này, nên bạn có thể nghiên cứu thêm về tài chính, đồng thời đi thẳng ra các cửa hàng để trải nghiệm xem những gì ban lãnh đạo nói có đúng hay không?
    – Bạn cần xem liệu tỷ suất sinh lời ROE và ROIC có được cải thiện?
    – Nợ vay có ở mức cao, rủi ro hay không? Các khoản mục phải thu & tồn kho của công ty có vòng quay (turnover) tốt hơn hay không?
    – Dòng tiền tự do của công ty có tương xứng với con số lợi nhuận ròng hay không?
    – Nếu đến cửa hàng, bạn có thể đánh giá mật độ, lưu lượng khách hàng? Cùng trò chuyện với các nhân viên xem tình hình kinh doanh như thế nào? Thái độ phục vụ và chính sách bảo hành của họ có tốt hay không?

    Về rủi ro thì bản chất mô hình kinh doanh phân thối/thương mại có rào cản gia nhập không cao, đồng thời phụ thuộc lớn vào các đối tác B2B. Trước đây vào năm 2015, DGW đã từng hứng chịu 2-3 năm suy thoái vì đối tác lớn Nokia chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, mảng thực phẩm chức năng mới được làm thương hiệu rất tốt, nhưng nguồn gốc sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng là thứ cần được xem xét kĩ.

    Chúc bạn giữ vững lí trí và kiên định trên con đường đầu tư của mình!
    Angelos

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!