Dear team,
Tôi đã tìm kiếm các quỹ chỉ số tại VN một thời gian, do quỹ thời gian hạn chế nên tôi muốn chuyển sang đầu tư bị động vào quỹ chỉ số.
Trước kia tôi có biết 2 quỹ chỉ số FTSE Vietnam index ETF và Market Vector Vietnam ETF. Nhưng tôi kiểm tra kết quả hoạt động của họ (biến động giá chứng chỉ quỹ) với diễn biến chỉ số mà họ mô phỏng lại kém hơn trong thời gian 5 năm liên tục. Tại sao lại vậy nhỉ, vì tôi luôn nghĩ quỹ chỉ số chỉ việc mua toàn bộ các cổ phiếu trong rổ chỉ số họ muốn bắt chước với tỉ lệ bằng nhau, để đạt kết quả chính xác bằng mức trung bình. Công việc này đâu khó đến vậy.
Và trong 1 ấn phẩm cách đây không lâu, Safe Team có giới thiệu quỹ ETF VN30 do công ty VFM thành lập, tôi có kiểm tra kết quả hoạt động của quỹ này trong thời gian họ hoạt động (tôi nhớ quỹ này mới hoạt động 4 năm, công ty quản lý quỹ này VFM thì hoạt động lâu hơn). Diễn biến giá của chứng chỉ quỹ ETF VN30 VFM mô phỏng khá sát diễn biến của VNindex trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, tôi hơi lo ngại vì tôi không tìm được nhiều thông tin lắm về lịch sử nghề nghiệp trước kia của những cá nhân điều hành quỹ nên ko đánh giá được nhiều về đạo đức của họ, Safe team có thông tin gì có thể chia sẻ cho tôi được không ạ.
Chào anh, anh có câu hỏi khá hay mà chúng tôi chưa từng thấy ai quan tâm, tôi là Angelos xin mạn phép thay mặt BBT để trả lời một cách sâu sát nhất.
Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, việc đầu tư thụ động (passive investing) vào các quỹ chỉ số ETF để dành cho việc nghỉ hưu/tự do tài chính thay vì dùng phần lớn số tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đã là một thói quen gần như của toàn dân. Thời điểm hiện tại 2018, giá trị tài sản quản lý (AUM) của các quỹ ETFs tại Hoa Kỳ đã vượt mặt các quỹ chủ động (mutual funds, hedge funds) lên mức trên 2,000 tỷ USD nếu chúng tôi nhớ không lầm.
Mức phí quản lý cao ngất ngưởng trong khi hiệu quả đầu tư không được chứng minh qua thời gian dài (10-20 năm) của các quỹ chủ động là yếu tố chính đã thúc đẩy mạnh cho xu hướng này. Nếu đầu tư thụ động vào ETFs, ngoài việc ít phải mất thời gian theo dõi, những NĐT cá nhân chỉ phải trả 0.25%-0.5% phí quản lý thường niên (do ETF sử dụng máy móc là chủ yếu, chỉ có vài nhân viên điều hành IT, kế toán và luật pháp), và được hưởng lãi kép khổng lồ nếu cộng đồng doanh nghiệp niêm yết phát triển mạnh mẽ.
Giới thiệu dài dòng như vậy, âu là để tôi giải thích các câu hỏi của anh dễ hơn.
(1) Anh hỏi tại sao các quỹ như Vaneck hay FTSE ETF Vietnam lại có kết quả kém hơn chỉ số chính?
Nếu anh để ý một chút, anh sẽ thấy danh mục của các quỹ này được lựa chọn bởi trưởng danh mục định kỳ hàng quý theo các quy định riêng – thành thử tạo nên “một phong trào” của các CTCK ngồi dự đoán xem quý này hai quỹ trên mua bán như thế nào để “lướt sóng theo”! Chính sự lựa chọn danh mục chủ quan, có nhiều sai sót đã tạo nên kết quả tệ hại của hai quỹ này so với chỉ số VN-Index và VN30-Index chính. Đúng theo nguyên tắc mô phỏng, các quỹ ETF phải lựa chọn hoàn toàn tuân theo chỉ số tham chiếu, chỉ điều chỉnh một vài trường hợp đặc biệt vì thanh khoản hoặc đội ngũ lãnh đạo có vấn đề nghiêm trọng nếu có.
Tuy nhiên nếu nói về tính thực tiễn, hai quỹ này niêm yết tại TTCK nước ngoài (London, New York) nên khả năng tiếp cận của các NĐT cá nhân chúng ta là không thể – trừ trường hợp của những nhà đầu tư ngoại. Vì lý do đó chúng tôi cho rằng không cần phải quan tâm quá nhiều đến 2 quỹ này.
(2) Anh lo ngại về việc có nên đầu tư thụ động vào quỹ E1VFVN30 hay không? Nhỡ có xảy ra rủi ro đạo đức người quản lý quỹ?
Đúng như anh nói, chúng tôi có khuyến nghị quỹ ETF E1VFVN30 như một lựa chọn đầu tư thụ động tốt nhất cho các nhà đầu tư cá nhân hiện tại. Bởi vì anh hoàn toàn có thể mua chứng chỉ quỹ (CCQ) này dễ dàng trên sàn HOSE với mã E1VFVN30, với chi phí tối thiểu và sự thuận tiện đạt mức tối đa. Ngoài ra, quỹ này được thành lập nội địa, nên không bị hạn chế về room ngoại để có thể mô phỏng chỉ số VN30 tương đối chính xác hơn 2 quỹ nêu trên.
Về rủi ro đạo đức, anh cần phải hiểu rằng ETFs hoạt động bằng máy móc – rất ít sự tham gia của con người nên rủi ro là rất thấp về mặt bản chất. Hơn nữa, anh có thể tham khảo thêm bản cáo bạch của quỹ này: tài khoản lưu ký chứng khoán của họ được giám sát bởi ngân hàng Standard Chartered Vietnam, tình hình tài chính của họ được kiểm toán định kỳ hàng quý bởi nhóm Big4 và quỹ này được bảo trợ bởi VFM, Dragon Capital & HSC nên chúng tôi nghĩ với uy tín lớn của các tổ chức như trên thì việc họ đánh cắp một số tiền nhỏ như vậy không đáng với thương hiệu lớn của họ.
Do xu hướng đầu tư thụ động ở Việt Nam chưa phát triển vì không nhiều người am hiểu về tài chính, nên rất có thể dư địa cho hoạt động ETFs này sẽ còn phát triển trong tương lai dài hạn 10-20 năm tới. Khi ấy anh sẽ thấy rất nhiều quỹ ETF nội ra đời, thậm chí đầu tư thụ động trở thành một phần tất yếu trong kế hoạch tài chính/nghỉ hưu của mỗi cá nhân. Còn hiện tại, do còn mới mẻ quá nên chúng tôi cũng hiểu rằng anh có nhiều thắc mắc.
Một lần nữa, cám ơn câu hỏi hay của anh và chúc anh sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính của minh!
Angelos
Cảm ơn Angelos cũng như bạn độc giả đã đặt câu hỏi rất hay. Nhân đây tôi cũng xin trình bày suy nghĩ của mình về việc đầu tư chứng chỉ quỹ cũng như xin lời khuyên từ S.A.F.E.
Quỹ ETF VFMVN30 (CCQ E1VFVN30) được quản lý bởi công ty VFM (sáng lập bởi Dragon Capital và Sacombank). CCQ được niêm yết từ năm 2014, chưa từng chia cổ tức.
Chiến lược đầu tư của quỹ này là mô phỏng theo chỉ số VN30 trên HOSE với cách thức mua vào thụ động 30 cổ phiếu với tỉ lệ và tỉ trọng nhất định bất chấp thị trường lên xuống. Như vậy qua thời gian dài chúng ta sẽ đạt được kết quả như thị trường.
Tôi cho rằng đầu tư như vậy là chúng ta đặt cược vào những công ty tiêu biểu nhất, suy rộng ra là ta đặt cược vào triển vọng tăng trưởng của toàn bộ thị trường chứng khoán, toàn bộ nền kinh tế. Các công ty VN30 cũng như nền kinh tế Việt Nam tôi cho rằng chất lượng khá thấp. Việc đặt cược như vậy cũng cần nhiều tầm nhìn và sự lạc quan.
Phương pháp này tuy đơn giản về mặt lý luận nhưng không hề dễ thực hiện, nó đòi hỏi phải có dòng tiền đều đặn và tính kỉ luật lớn. Việc cứ thụ động thực hiện việc mua CCQ vào một thời điểm nhất định, với một số tiền nhất định bất chấp giá cả thị trường cần nhiều quyết tâm. Hơn nữa việc này mất nhiều thời gian, có khi đến cả chục năm để có thể nhận được kết quả thỏa đáng từ việc đầu tư. Thị trường cần nhiều thời gian để có thể hiện thực hóa được nội lực (nếu có) của nó.
Tôi có một thắc mắc nữa là tôi có thể vừa tiến hành đầu tư thụ động CCQ, vừa tìm hiểu các công ty niêm yết để khi có cơ hội tôi vẫn mua như một nhà đầu tư chủ động được không? Nó có vi phạm sự nhất quán trong tư duy đầu tư không?
Tôi định đầu tư theo kiểu trích ra một phần lương (1/4 chẳng hạn) để mua chứng chỉ quỹ hàng tháng. Tôi muốn hỏi là nên để chiến lược mua liền một lúc hay nên tách ra làm vài lần, tôi nghĩ càng mua nhiều lần thì càng đúng về mặt phương pháp phải không?
Chúc các bạn viết ngày càng hay hơn!
Rất cảm ơn câu trả lời của Angelos, về thảo luận của bạn Sky, cho tôi thắc mắc chút.
“Phương pháp này tuy đơn giản về mặt lý luận nhưng không hề dễ thực hiện, nó đòi hỏi phải có dòng tiền đều đặn và tính kỉ luật lớn”, cái này là bạn đang nói đến phương pháp bình quân chi phí đô la từng được đề cập bởi Ben chứ nhỉ, còn đầu tư theo quỹ chỉ số, là cứ khi nào quỹ có dòng tiền vào (nhận cổ tức, nhận thêm vốn qua phát hành CCQ mới) thì họ sẽ mua thêm số cp trên VN 30 với tỉ lệ bằng nhau, hoặc nếu có 1 cp lọt ra khỏi rổ VN30, quỹ sẽ tự bán số cp của công ty đó đi, mua cp của công ty mới lọt vào rổ, nếu theo Angelos giải thích như trên, thì gần như việc quỹ mua như vậy, là làm tự động bởi máy móc, ít có yếu tố con người, nên đâu liên quan gì đến kỷ luật và kiên nhẫn đâu nhỉ?
Tôi có cảm giác, ở đây có sự nhầm lẫn giữa 2 hoạt động của quỹ và hoạt động của các NĐT mua CCQ thì phải, câu hỏi ban đầu của tôi chỉ hỏi về hoạt động mua của Quỹ VFM, và đạo đức của BLĐ, còn về hoạt động mua CCQ của NĐT cá nhân, thì chủ yếu liên quan đến dòng tiền của từng cá nhân (ví dụ ở đây là tôi), tôi có thể lựa chọn bỏ ra 1 cục tiền ban đầu, ví dụ 200 tr mua 20,000 CCQ, giả định giá CCQ giao dịch công khai đang là 10k/ CCQ, và bỏ đấy, hoặc định kỳ hàng tháng tôi trích ra 10tr dư ra từ lương, mua số CCQ tương ứng (vì giá CCQ cũng sẽ dao động theo từng tháng), p/p trích tiền từng tháng này là bình quân chi phí đô la, và được NĐT cá nhân là tôi áp dụng.
Dear anh Huy,
Có lẽ tôi diễn đạt không được gãy gọn nên làm anh hơi khó hiểu một chút. Cái chính tôi muốn nói chính là chiến lược đầu tư CCQ theo bình quân chi phí đô la của cá nhân nhà đầu tư thôi anh.
Dear SAFE team,
Mình rất cảm ơn những chia sẻ của bạn về quỹ chỉ số.
Tuy nhiên, mình có một số băn khoăn sau về quỹ chỉ số, mong SAFE team giải thích thêm giúp mình nhé.
1. Tại sao quỹ ETF VFMVN30 có chi phí rất cao: 0.65% / năm so với các quỹ ETF như Fidelity hay Vanguard nhỉ? Ví dụ: Vanguard ETF expense chỉ là 0.05% hoặc ít hơn mà thôi.
2. Từ lúc hoạt động đến nay, quỹ VFMVN30 chưa từng trả cổ tức, như vậy thì có vấn đề gì không bạn nhỉ? Vì ở Mỹ, theo luật, các ETF bắt buộc phải trả cổ tức cho nhà đầu tư.
3. Ngoài quỹ VFMVN30, là nhà đầu tư Việt Nam, và ở tại Việt Nam, mình có thể đầu tư vào quỹ chỉ số nào nữa nhỉ?
4. Là nhà đầu tư Việt Nam, liệu mình có thể đầu tư vào quỹ ETF của Vanguard, Fidelity hoặc Schwab không nhỉ?
Mình rất mong nhận được phản hồi từ SAFE team.
Mình xin chân thành cảm ơn.
TH
Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh Tien Ha, mong anh thông cảm vì bận rộn ấn phẩm 25 quá nên chúng tôi trả lời muộn:
1. Thực sự thì chúng tôi cũng không có câu trả lời. Có lẽ ở Vietnam mô hình ETF còn mới, ít sự cạnh tranh nên họ charge phí cao. Nhưng anh lưu ý rằng hầu như tất cả các quỹ của VFM đều thu phí rất cao chứ không chỉ mỗi ETF nầy, một điểm chúng tôi không thích. Song hiện tại chưa có sự lựa chọn thay thế khác nên các NDTNN buộc phải mua CCQ của họ.
2. Chúng tôi không rõ Luật ở Mỹ nhưng theo chúng tôi ETF không trả cổ tức đâu anh à. Họ tái đầu tư để mô phỏng chỉ số hoàn toàn chứ không chi ra như DN bình thường. Nếu muốn hiện thực hóa LN, anh sẽ phải bán CCQ trên TT.
3. Còn quỹ SSIAM ETF VNX50 anh à. Anh tra mã FUESSV50 rồi đọc bản cáo bạch để tìm hiểu anh nhé! Quả thực lựa chọn ETF cho NDT chúng ta còn khá hạn chế…
4. Cái nầy chúng tôi không rõ anh à. Theo đúng Luật pháp thì không được do quy định chống đô la hóa và rửa tiền của NHNN. Nhưng chúng tôi chưa tìm hiểu xem nếu linh hoạt thì làm thế nào. Nếu có ng thân bên Mỹ hoặc dùng các công ty kiều hối thì chúng tôi nghĩ tiện hơn.
Cám ơn câu hỏi hay của anh và chúc anh nhiều sức khỏe.
S.A.F.E Team
Dear SAFE team,
Mình xin cảm ơn câu trả lời của bạn.
Cho mình xin phép hỏi thêm một chút về 2 quỹ ETF này nhé.
1. Hai quỹ này theo bạn thì quỹ nào tốt hơn ạ? Là nhà đầu tư thụ động, mình nên đầu tư vào quỹ nào?
2. Tại sao đều là ETF nội nhưng quỹ FUESSV50 lại nhỏ hơn rất nhiều so với quỹ VFMVN30 bạn nhỉ?
3. Theo cá nhân mình nhận thấy, FUESSV50 diversify hơn so với VFMVN30 . Tuy nhiên FUESSV50 quy mô nhỏ hơn nhiều. Vậy có rủi ro gì không bạn nhỉ?
4. Rất mong chia sẻ của các bạn thêm về hai chỉ số VNX50 và VN30.
Mình xin chân thành cảm ơn.
Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe.
TH
1. Chúng tôi có nguyên tắc không khuyến nghị cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ nào cụ thể anh à. Nhất thiết quyết định phải do anh nghiên cứu và tự đúc kết ra được xem đâu là địa điểm đầu tư tốt nhất cho anh.
2. ETF của SSI nhỏ hơn rất nhiều do nhiều nguyên nhân anh à, do uy tín TCPH, marketing, sự ưa thích của dòng vốn ngoại, thanh khoản, hệ thống công nghệ, phí quản lý, v.v
3. Vâng ETF VN50 của SSI diversify hơn, nhưng có một rủi ro tương đối là thanh khoản thấp (trung bình: 150,000 CCQ/phiên). Song chúng tôi nghĩ đây không là vấn đề trừ phi vốn anh dự định bỏ vào quỹ nầy gấp 10-20 lần khối lượng giao dịch bình quân/phiên. Nếu anh tính bỏ số tiền lớn vậy thì anh nên cân nhắc diversify giữa 2 quỹ để tránh tình trạng mất thanh khoản.
4. Chỉ số VN30 thì quá rõ ràng rồi anh à – anh có thể lên tài liệu của Sở giao dịch HOSE để nghiên cứu thêm. Ấn phẩm 24 vừa rồi chúng tôi còn định giá cả nhóm VN30.
Còn chỉ số VNX50 thì chúng tôi chưa nghiên cứu xem công thức và cách họ chọn lọc như thế nào. Song chúng tôi tin rằng anh có thể tìm được thông tin đó trong bản cáo bạch khi quỹ vừa niêm yết lên sàn: https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2019/BAN%20CAO%20BACH/VN/FUESSV50_Bancaobach_2019.pdf
Chúng tôi cũng chúc anh nhiều sức khỏe và luôn kiên nhẫn trên con đường đầu tư thụ động rất sớm và rất khôn ngoan của anh!
S.A.F.E team
chào team !
tôi mới tìm hiểu về quỹ mở nên đang rất mơ hồ , muốn được hỏi các bạn về quỹ chỉ số thị trường ở việt nam .
– Nếu mua và nắm giữ cổ phiếu một công ty , khi nó phá sản thì mình sẽ trắng tay , vậy nếu mua ” E1VFVN30 ” thì quỹ này liệu có bao giờ bị phá sản không ? và mình có nguy cơ trắng tay khi quỹ này ngừng hoạt động hoặc phá sản ? ý tôi là : có phải ” e1vfvn30 ” tồn tại mãi mãi cùng thị trường chứng khoán không ?
cảm ơn các bạn nhiều lắm .
Vâng chào anh Thái,
Hầu hết các công ty quản lý quỹ đều chịu quản lý của UBCK, có ngân hàng lưu ký (chartered bank) cũng như đòi hỏi quy mô vốn lớn ban đầu, cộng với việc đây là quỹ chỉ số (index fund, ETF) nữa nên chuyện họ phá sản là rất hiếm hoi anh nhé!
Thứ nhất ta cần hiểu rằng khi nào quỹ phá sản: (1) Khi nợ họ vượt tài sản dẫn đến vốn ấm -> phá sản (2) Khi chi phí của họ vượt doanh thu, dẫn đến thua lỗ, vốn âm -> phá sản. Như vậy, để quỹ chỉ số phá sản, họ phải vay nợ cực lớn (không được do UBCK không cho phép các quỹ được vay nợ quá mức, thậm chí còn không có nợ vay) hoặc chi phí của họ quá đắt đỏ (thứ cũng bất khả thi do các quỹ chỉ số đều không có nhiều nhân lực vì chạy bằng rổ theo máy tính).
Ngoài ra, quỹ E1VFVN30 được hỗ trợ bởi tập đoàn Dragon Capital Group phía sau cũng như nó mô phỏng theo VN30-Index. Trừ khi chỉ số VN30 sụp đổ hoặc Dragon Capital phá sản thì khi ấy ta mới cần phải lo lắng anh nhé…
Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E
rất cảm ơn team đã trả lời và giải thích rõ .
xin được hỏi thêm về cổ tức và cách xác định giá trị thực của chứng chỉ quỹ :
– E1 vfvn30 , Fuessv50 có trả cổ tức không ?
– Làm sao biết được giá hiện tại của chứng chỉ quỹ là rẻ hay đắt ? ( liệu có tính được giá trị nội tại của nó như với cổ phiếu riêng lẻ không ? )
– E1vfvn30 , Fuessv50 có giống như chỉ số ” S & P 500 ” ở MỸ không ?
– E 1 không giới hạn room ngoại nhưng tại sao thỉnh thoảng lại thấy nó ( room ngoại ) vượt trên 100 % sở hữu ?
Tôi đang định mua TÍCH TRỮ dần quỹ chỉ số cho kế hoạch hưu trí trong 20 – 25 năm tới , vậy E1vfvn30 hay fuessv50 liệu có phải là lựa chọn an toàn hơn cổ phiếu riêng lẻ không nhỉ !
Tôi xin chân thành cảm ơn TEAM rất nhiều vì sự nhiệt tình của các bạn .
Vâng chúng tôi mạn phép trả lời lần lượt:
– Quỹ ETF sẽ không trả cố tức anh à, nó được lập ra để mô phỏng chỉ số benchmark và chỉ vậy.
– Thường thì giá CCQ trên sàn sẽ neo gần với NAV per share của quỹ đó, nếu chênh quá nhiều thì các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs) sẽ tham gia và giá trên thị trường sẽ dần về điểm cân bằng, đặc biệt với các CCQ thanh khoản cao như E1VFVN30.
Tuy nhiên ở đây anh muốn hỏi rằng liệu NAV per share của quỹ tại thời điểm nầy đã rẻ hay chưa? Điều đó đòi hỏi anh phải định giá được rổ VN30-Index, thứ chúng tôi đã làm thử suốt 2 năm vừa qua (anh xem lại ấn phẩm XI và XXIV). Như vậy, một chiến lược đầu tư ETF thành công có thể nằm ở 2 điểm: (1) Anh canh mua ETF lúc TT khủng hoảng tại mức định giá rẻ mạt nhất (2) Anh làm giống như gửi tiết kiệm, cứ mua đều hàng tháng bất chấp định giá của nó.
Chúng tôi không chắc rằng trong 2 phương pháp nầy phương pháp nào lợi hơn nhưng trong lịch sử TTCK Hoa Kỳ hay bất cứ đâu, điều tối thượng anh cần lưu ý là không nên đổ dồn toàn bộ vốn mua ETF khi thị trường đang rất cao, chẳng hạn như thời điểm tháng 04/2018 hay ngay cả hiện tại. Nếu anh không biết định giá thị trường, thì tốt nhất học những người ít “timing”, tức chỉ bỏ vốn đều hằng tháng thì sẽ có kết quả tốt hơn.
– E1VFVN30 mô phỏng VN30-Index anh à còn quỹ kia của SSI mô phỏng chi số VN50-Index. S&P 500 của Hoa Kỳ thì rổ đa dạng cổ phiếu hơn (500 cổ phiếu) và những công ty trong đây có quy mô toàn cầu. Chúng tôi chưa hiểu ý anh muốn hỏi lắm?
– Có thể số liệu room ngoại đó tính trên vốn điều lệ gốc của quỹ thôi anh à… 100% NAV rồi thì làm sao anh vượt được?
– Vâng ETF là đầu tư thụ động (passive investing) khác hoàn toàn so với mua cổ phiếu chủ động (active investing) nên anh hỏi vậy chúng tôi cũng hơi khó trả lời… Song đối với một NĐT ít có thời gian, kinh nghiệm cũng như tâm lý chịu đựng đi ngược đám đông, chúng tôi cho rằng thuật mua ETF đều như gửi tiết kiệm là biện pháp tuyệt vời trong 20-25 năm tới như kế hoạch của anh.
Song anh lưu ý phải kỷ luật mua “trường kỳ kháng chiến”, mua chỉ số đa dạng hóa tốt nhất (anh đừng mua những ETF tập trung vào 1 ngành như VNFIN Select, VNDiamond, v.v sẽ rất rủi ro trong dài hạn). Ngoài ra, anh cố gắng mua CCQ ETF có chi phí/NAV (expenses ratio) hằng năm thấp nhất thì mới tối đa hóa được lợi nhuận!
Hi vọng chúng tôi trả lời vậy anh đã thỏa mãn rồi. Chúc anh vững bước và đạt mục tiêu sinh lời dài hạn của mình!
S.A.F.E
chào team !
tuyệt vời . các anh đã khơi thông những băn khoan căn bản nhất của tôi về quỹ chỉ số .
Về lãi suất trong đầu tư , tôi kỳ vọng mức gấp đôi ngân hàng trong dài hạn ( khoảng 14 % /năm hiện nay ) , ko biết có cao quá đối với quỹ chỉ số như E1vfvn30 … ?
Tôi muốn mua ấn phẩm của các anh online , ko hiểu sao tôi ko thể ĐẶT MUA được , mặc dù đã điền thông tin theo hướng dẫn .
À chào anh Thái, thông tin của anh đã nhập vào trong hệ thống rồi, anh chỉ cần thanh toán là hoàn tất để đọc ấn phẩm thôi anh nhé.
Dear SAFE team,
Sau khi tìm hiểu, mình xin có một số lời như sau, rất mong các bạn trao đổi:
1. Quỹ ETF FUESSV50 của SSI track chỉ số VNX50, không phải VN50. Chỉ số VNX50 là chỉ số composite của cả hai sàn HOSE và HNX. Như vậy VNX well diversified giữa hai sàn chứng khoán của VN, hơn là VN30 chỉ thuộc về sàn HOSE.
2. Hình như mình thấy mọi người có sự nhầm lẫn, vì VNindex hay VN30 chỉ là chỉ số của sàn HOSE. Còn sàn HNX có chỉ số HNX, HNX30, chỉ số này ít người để ý. Cho nên mình nghĩ rằng VN-index không thể đại diện cho cả thị trường VN được vì đó chỉ là sàn HOSE, còn thêm chỉ số HNX của sàn Hanoi nữa?? Cho nên chỉ số VNX50 (cả HNX và HOSE) đại diện cho toàn bộ thị trường so với VN30 (chỉ HOSE).
3. Mình thấy cách đặt tên chỉ số của thị trường ck VN làm nhiều người hiểu nhầm rằng VNindex đại diện cho cả thị trường VN, nhưng thực ra VNindex chỉ đại diện cho sàn HOSE mà thôi. Nên mình nghĩ khi các bạn đánh giá về thị trường VN, các bạn nhớ đánh giá thêm về chỉ số HNX, chỉ số HNX30 và chỉ số VNX50 nhé.
4. Theo đó, VN30 đại diện cho 70% vốn hóa của HOSE.
Còn VNX50 đại diện cho 75% vốn hóa của toàn bộ ttck VN , bao gồm cả HOSE và HNX, bao quát hơn nhiều so với VN30.
Theo đó, mình nghĩ rằng ETF của FUESSV50 của SSI đại diện cho thị trường ckvn hơn là E1VFVN30 của VFM.
5. Nhà đầu tư nước ngoài mình nghĩ cũng họ cũng hiểu lầm VNindex, VN30, thấy có chữ VN nghĩ rằng nó đại diện cho cả VN?? Thật sự, VNindex chỉ đại diện cho sàn HOSE mà thôi.
Rất mong sự phản hồi và trao đổi từ các bạn.
BR
TH
chào a, nghe a tư vấn là etf thì ko trả cổ tức
vậy etf s&p 500 của vanguard mã là voo có trả ko a
nếu ko thì lên google search từ khóa ‘vanguard s&p 500 dividends’ nó ra cái history trả cổ tức, thì đó gọi là gì ạ
tk ad tư vấn giúp
Chúng tôi không rõ là họ có trả cổ tức không anh à. Nhưng thường các chỉ số index của họ đã bao gồm cổ tức nên các quỹ ETF có thể sẽ phải track theo đúng 100%
Chào team,
Cám ơn sự chuyên nghiệp của các bạn. Cho tôi hỏi vậy nếu quỹ ko trả cổ tức thì nhà đầu tư kiếm lợi nhuận theo cách nào vậy. Giá của quỹ chỉ số hầu như ko tăng.
Anh tìm hiểu lại về định nghĩa của quỹ chỉ số nhé. Bởi vì quỹ ETF chỉ số track theo index nên trong dài hạn index tăng sẽ giúp NAV của chứng chỉ quỹ tăng, và giá thị trường của CCQ đó tăng theo tương ứng (nếu có sự sai lệch sẽ có nghiệp vụ arbitrage xẩy ra nên chúng hầu như rất sát với nhau)