Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh, rất mong anh thứ lỗi vì trả lời muộn do bận rộn với ấn phẩm XVII sắp tới.
Như chúng tôi đã giới thiệu, đội biên tập nầy hầu như là các nhà đầu tư cá nhân với sự nghiệp và công việc kinh doanh riêng – nên xin mạn phép thú thực rằng thời gian để chúng tôi quản lý ủy thác là rất ít… Tuy vậy, nhà tài trợ của chúng tôi – một công ty tư vấn đầu tư được quản lý bởi một giám đốc trẻ – có thể sẽ mở cửa cho nhà đầu tư cá nhân ngoài sau vài năm nữa. Nhưng việc này thì chúng tôi không thể khẳng định thay họ được.
Trên quan điểm của chúng tôi, ngành quản lý tài sản là một ngành vô cùng cạnh tranh, và hầu như người chịu thiệt là các cá nhân góp vốn do chi phí quản lý đắt đỏ và rủi ro thua lỗ trong dài hạn vô cùng hiện hữu. Anh có thể nhìn trên thị trường và liệt kê vô số quỹ bị sụt giảm đáng kể trong năm 2018 vừa qua, cả nước ngoài lẫn nội địa sau giai đoạn thành công nhanh chóng 2-3 năm qua.
Vì lẽ đó, cũng đồng tình với quan điểm ngài Buffett, chúng tôi tin rằng ta có thể tự nhìn lại mình – và phân loại như sau:
– Nếu anh nghĩ mình không biết gì cả, và không thể có thời gian để nghiên cứu (a know-nothing investor)
(1) Anh có thể trích 1 phần tài sản, rót vốn vào quỹ ETF nội địa VFMVN30 như một cách tiết kiệm hằng tháng. Sau 10-20 năm, anh sẽ thấy sức mạnh khủng khiếp của lãi kép do quỹ này chi phí quản lý thấp và không bị chi phối bởi tâm lý của nhà quản lý danh mục.
(2) Cách thứ hai, dù hiếm hoi và khó khăn hơn, anh có thể tìm một nhà đầu tư giá trị quản lý danh mục cho mình, song nhất thiết anh chỉ nên bỏ một phần tài sản và họ phải đáp ứng 3 tiêu chí sau
+ Ít nhất 5 năm kinh nghiệm đầu tư với kết quả khả quan so với thị trường
+ Triết lý, chiến lược đầu tư của họ phải cẩn trọng và có thể sinh lợi ở mọi chu kỳ của thị trường
+ Chi phí quản lý phải hợp lý, gắn lợi ích của họ đi liền với anh (Vd: khi anh thua lỗ, họ không được nhận phí quản lý cao)
– Còn nếu anh tin mình là một người hiểu biết nhất định về đầu tư (a know-something investor), đọc hiểu được báo cáo tài chính, có góc nhìn của người kinh doanh và đã từng thành công nhất định, thì tại sao không tuân thủ các triết lý đầu tư giá trị, tìm một doanh nghiệp tuyệt vời với giá hợp lý và đầu tư cho mình?
Dù sao đi nữa, cám ơn sự quan tâm của anh rất nhiều – chúng tôi xin phép tự hào coi đó là một lời ngợi khen – và xin chúc anh sẽ thành công trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E team
Nhân tiện đây, mình cũng muốn hỏi BBT về quỹ ETF. Các bạn có thể giải thích thêm về loại hình quỹ này hay không, điểm khác biệt với quỹ Mutual Fund thông thường và cách thức đầu tư mua bán, giao dịch quỹ ETF?
Thanks.
À vâng anh có thể tham khảo thử mục thảo luận này nhé. Ở Việt Nam thì hiện tại ETF còn hạn chế, nhưng sẽ phát triển tất yếu tựa như các thị trường lâu năm như Hoa Kỳ, Âu Châu
Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh, rất mong anh thứ lỗi vì trả lời muộn do bận rộn với ấn phẩm XVII sắp tới.
Như chúng tôi đã giới thiệu, đội biên tập nầy hầu như là các nhà đầu tư cá nhân với sự nghiệp và công việc kinh doanh riêng – nên xin mạn phép thú thực rằng thời gian để chúng tôi quản lý ủy thác là rất ít… Tuy vậy, nhà tài trợ của chúng tôi – một công ty tư vấn đầu tư được quản lý bởi một giám đốc trẻ – có thể sẽ mở cửa cho nhà đầu tư cá nhân ngoài sau vài năm nữa. Nhưng việc này thì chúng tôi không thể khẳng định thay họ được.
Trên quan điểm của chúng tôi, ngành quản lý tài sản là một ngành vô cùng cạnh tranh, và hầu như người chịu thiệt là các cá nhân góp vốn do chi phí quản lý đắt đỏ và rủi ro thua lỗ trong dài hạn vô cùng hiện hữu. Anh có thể nhìn trên thị trường và liệt kê vô số quỹ bị sụt giảm đáng kể trong năm 2018 vừa qua, cả nước ngoài lẫn nội địa sau giai đoạn thành công nhanh chóng 2-3 năm qua.
Vì lẽ đó, cũng đồng tình với quan điểm ngài Buffett, chúng tôi tin rằng ta có thể tự nhìn lại mình – và phân loại như sau:
– Nếu anh nghĩ mình không biết gì cả, và không thể có thời gian để nghiên cứu (a know-nothing investor)
(1) Anh có thể trích 1 phần tài sản, rót vốn vào quỹ ETF nội địa VFMVN30 như một cách tiết kiệm hằng tháng. Sau 10-20 năm, anh sẽ thấy sức mạnh khủng khiếp của lãi kép do quỹ này chi phí quản lý thấp và không bị chi phối bởi tâm lý của nhà quản lý danh mục.
(2) Cách thứ hai, dù hiếm hoi và khó khăn hơn, anh có thể tìm một nhà đầu tư giá trị quản lý danh mục cho mình, song nhất thiết anh chỉ nên bỏ một phần tài sản và họ phải đáp ứng 3 tiêu chí sau
+ Ít nhất 5 năm kinh nghiệm đầu tư với kết quả khả quan so với thị trường
+ Triết lý, chiến lược đầu tư của họ phải cẩn trọng và có thể sinh lợi ở mọi chu kỳ của thị trường
+ Chi phí quản lý phải hợp lý, gắn lợi ích của họ đi liền với anh (Vd: khi anh thua lỗ, họ không được nhận phí quản lý cao)
– Còn nếu anh tin mình là một người hiểu biết nhất định về đầu tư (a know-something investor), đọc hiểu được báo cáo tài chính, có góc nhìn của người kinh doanh và đã từng thành công nhất định, thì tại sao không tuân thủ các triết lý đầu tư giá trị, tìm một doanh nghiệp tuyệt vời với giá hợp lý và đầu tư cho mình?
Dù sao đi nữa, cám ơn sự quan tâm của anh rất nhiều – chúng tôi xin phép tự hào coi đó là một lời ngợi khen – và xin chúc anh sẽ thành công trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E team
Cám ơn câu trả lời của SAFE team, sẽ đồng hành cùng SAFE team trong những số ẩn phẩm tiếp theo.
Nhân tiện đây, mình cũng muốn hỏi BBT về quỹ ETF. Các bạn có thể giải thích thêm về loại hình quỹ này hay không, điểm khác biệt với quỹ Mutual Fund thông thường và cách thức đầu tư mua bán, giao dịch quỹ ETF?
Thanks.
À vâng anh có thể tham khảo thử mục thảo luận này nhé. Ở Việt Nam thì hiện tại ETF còn hạn chế, nhưng sẽ phát triển tất yếu tựa như các thị trường lâu năm như Hoa Kỳ, Âu Châu