Làm rõ lợi thế cạnh tranh của PTB – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
11/09/2019

Chào BBT, trong các ấn phẩm trước BBT có phân tích về cp PTB. Mình cũng khá hứng thú với cp này nên muốn làm rõ thêm một vài ý liên quan đến lợi thế cạnh tranh của PTB:
1. PTB sở hữu 1 hệ thống các mỏ đá vs trữ lượng khá lớn và thời gian dài. Tuy nhiên theo mình biết các năm gần đây các mỏ đá mà PTB triển khai mới đều thông qua M&A các doanh nghiệp khác với giá mua cũng không quá cao so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp con ấy. Mình không hiểu nếu như ngành đá còn tiềm năng rất lớn vì cầu nhiều, chính phủ đang hạn chế cấp phép mỏ đá mới, biên lợi nhuận gộp tới 30% thì tại sao các doanh nghiệp kia lại dễ dàng bán đi con gà đẻ trứng vàng của mình như vậy?
2. 1 phần không nhỏ nguyên vật liệu cho ngành gỗ của PTB được nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm nội thất, ngoại thất của PTB khi mình xem xét thì thực ra thấy không nhiều yếu tố đòi hỏi gia công tinh xảo như các doanh nghiệp gỗ vật dụng nhà bếp như Đức Thành, và cũng không cần nhiều vốn để đầu tư. Vậy thực sự lợi thế cạnh tranh của PTB là gì nếu các doanh nghiệp tại các nước xuất khẩu gỗ này muốn trực tiếp chế biến để xuất khẩu, hay các doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn nhảy vào thị trường tiềm năng này?

Cảm ơn BBT và chúc cả nhà một ngày tốt lành !

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Hi anh,

    Mình là tác giả đóng góp bài viết về PTB đã được BBT đăng trong Ấn phẩm số XV phát hành vào ngày 9/10/2018, mình xin mạn phép trả lời các thắc mắc của anh như sau:
    1. Thực sự thì câu hỏi này không nhắm về phía hoạt động kinh doanh PTB mà về các doanh nghiệp bán cổ phần lại cho PTB nên mình cũng thấy không cần thiết phải trả lời lắm, tuy nhiên mình cũng xin đóng góp nhận xét chủ quan của mình: Hoạt động kinh doanh và khai thác đá không hoàn toàn đơn giản như nhiều người nghĩ là cứ múc tài nguyên lên rồi bán, công nghệ cắt xẻ khối đá phức tạp hơn là nổ mìn, chi phí vận hành và thiết bị cũng sẽ phải cao hơn, yêu cầu trình độ kỹ thuật của công nhân cũng phải cao hơn (ảnh hưởng đến chi phí); các doanh nghiệp nhỏ khó có thể đầu tư hệ thống cắt xẻ khối này, ở đây họ đồng ý bán có thể là chấp nhận thua thiệt về mặt công nghệ. Hơn nữa có thể họ nhận thấy là nhận tiền 1 lần ở thì hiện tại vẫn có ý nghĩa hơn là nhận dòng tiền đều đều trong 15-20 năm chẳng hạn (các công ty khai thác đá này thì đa phần mình không đánh giá cao về nhận thức tài chính của giới chủ lắm…)
    2/ Khi mình viết bài này hoàn toàn không nhấn mạnh lợi thế kỹ thuật ngành gỗ của PTB mà mình chú trọng vào các license về nguồn gốc, update đến thời điểm hiện tại thì các DN muốn XK vào Châu Âu thì phải có license FLEGT/VPA (không cần biết sản phẩm kỹ thuật cao đến mức nào, DN không chứng minh được nguồn gốc gỗ theo FLEGT thì miễn nhập vào EU), PTB có lợi thế sẵn là các licenses FSC/COC thì sẽ rất thuận lợi khi cấp phép FLEGT vì đã có sẵn hồ sơ, chứng từ truy xuất được nguồn gốc và tính hợp pháp của gỗ và các sp gỗ.
    Link tham khảo thêm: anh search để tìm thêm thông tin về các license này nhé, do website không cho chèn link trực tiếp, keyword sẽ là FLEGT/VPA, lợi thế của FSC/COC.

  • Vâng chào anh, câu hỏi anh rất thú vị, anh Phí Trung cũng trả lời hoàn toàn rồi, tuy nhiên chúng tôi xin hỏi lại anh đôi chút

    (1) Không biết anh lấy dữ liệu PTB mua lại các mỏ đá với P/B thấp là thấp bao nhiêu anh nhỉ, dữ liệu nầy chưa thực sự chính thức và theo quan sát chúng tôi thì PTB bỏ ra hằng năm độ vài trăm tỷ và ngành đá là ngành chu kỳ, biên lợi nhuận gộp tầm 30%-40% nếu chiết khấu dòng tiền về cộng với chi phí bóc tầng phủ, xử lý ban đầu chúng tôi nghĩ đơn vị bán cũng không phải làm một “deal quá hời” đâu…

    (2) Ngành chế biến gỗ hay cả luyện gang thép đều là ngành hàng hóa thô sơ (commodity) đơn giản không đòi hỏi công nghệ nhiều do đó cạnh tranh rất lớn. Hiện nay nếu anh di chuyển ra khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước có rất nhiều xưởng gỗ nhỏ – do đó chúng tôi cho rằng PTB liên tục phải mở rộng công suất nhà máy để đạt lợi thế cạnh tranh theo quy mô (economies of scale) để xuất đơn hàng lớn sang Mỹ, cộng với nhiều giấy phép khác như anh Phí Trung đã trả lời.

    Nhìn chung chúng tôi không ưa thích lắm bức tranh tài chính của PTB trong ngắn hạn và cơ cấu cổ đông ít đối trọng, nhưng tầm nhìn xa của ban lãnh đạo với 3 mảng kinh doanh trụ rất triển vọng, đáng khâm phục nên chúng tôi vẫn theo dõi case nầy tương đối nhiệt liệt. Rất mong được anh đóng góp thêm nếu có nhiều dữ liệu thú vị!
    Team S.A.F.E

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!