BBT có thể viết một bài về các kỹ thuật chuyển giá và dấu hiệu nhận biết nó không? liệu các doanh nghiệp góp phần thành lập doanh nghiệp mới có phải lá một lá cờ đỏ không ạ?
BBT có thể viết một bài về các kỹ thuật chuyển giá và dấu hiệu nhận biết nó không? liệu các doanh nghiệp góp phần thành lập doanh nghiệp mới có phải lá một lá cờ đỏ không ạ?
Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh,
Thành lập doanh nghiệp mới không phải chuyển giá (transfer pricing) anh à. Transfer pricing thường là nghiệp vụ mà các công ty nước ngoài lách thuế, nâng chi phí (bao gồm giá nguyên liệu, chi phí SG&A, chi phí nhượng quyền, mua sắm tài sản cố định, v.v) tại công ty con ở địa phương để chuyển lợi nhuận về công ty Mẹ.
Còn ý anh hỏi chắc là các phương pháp ban lãnh đạo “rút ruột” công ty cổ phần đại chúng chăng? Mong anh hỏi sâu thêm để chúng tôi có thể trả lời…
S.A.F.E
Đúng rồi BBT ạ
ý tôi muốn hỏi là cách rút ruột cổ đông khi thành lập các doanh nghiệp góp vốn mới
Tôi thấy có 2 mục phải thu và nợ vay trên BCTC có thể giúp ta dễ nhận ra bị rút ruột:
1. Cho vay lãi thấp hơn gửi ngân hàng, hoặc ghi nhận lãi nhưng lâu chưa thu tiền mặt, hoặc lại đi vay với lãi cao hơn cả lãi đang cho vay
2. Trả trước đối tác lạ ít khi làm ăn cùng
3. Tạm ứng lớn so với vốn lưu động của cty hoặc so với đầu nhân viên
4. Phải thu ngắn hạn ko đổi trong 2 năm liền mà ko dự phòng
5. Phải thu/Tạm ứng/Đặt cọc dài hạn ko rõ lý do
6. Phải thu một số tiền lớn mà dự phòng toàn bộ ko rõ lý do
7. Vay đối tượng ko phải Ngân hàng hay Quỹ (đầu tư/xã hội) với lãi suất cao hơn mặt bằng chung so với Ngân hàng cho vay hoặc lãi suất tốt hơn là đối tượng đó tự đi gửi (ví dụ cá nhân đi gửi 1 tỷ sẽ khó đạt lãi suất 9% nhưng cty lại đang vay cá nhân 1 tỷ lãi trên 9%)
Đối với bên liên quan anh có thể xem ở cuối BCTC mục Nghiệp vụ với bên liên quan. Đôi khi cũng có thể phát hiện những giao dịch tạm ứng cho BLĐ rất lớn rồi trả ngay trong năm để ko lưu lại số dư trên BCĐKT.
Mong nhận được ý kiến đóng góp và bổ sung!
Vâng đó là một vài dấu hiệu rất hay, cám ơn anh Bang đã chia sẻ!