Dear TGN team,
Mình mới biết tới trang của các bạn và khá ấn tượng với những ấn phẩm mà mình đặt mua.
Qua những ấn phẩm đó mình thấy team không đánh giá cao các phương pháp định giá hiện tại như P/E, DCF hay thậm chí cả earning power của Warren Buffet.
Qua đó, mình có vài thắc mắc:
1. Nếu không định giá được khoảng giá của cổ phiếu thì làm cách nào team biết được cổ phiếu đó đang bị định giá thấp
2. Làm sao team biết được nên mua cổ phiếu ở mức giá nào. Ít ra cũng sẽ phải có 1 con số để team sẽ quyết định xuống tiền khi giá cổ phiếu xuống dưới con số đó. Vì nếu không có con số nhất định thì mình đâu biết mình đang chờ đợi điều gì để có thể vào mua cổ phiếu đó.
Mong được giải đáp.
Cảm ơn team!
Vâng chào anh, cám ơn câu hỏi thú vị của anh, hình như anh chưa theo dõi chúng tôi đủ lâu qua nhiều bài viết mà chỉ đọc thoáng qua nên hiểu nhầm (misunderstood) chúng tôi mất rồi!
1. Chúng tôi không hề đánh giá thấp phương pháp P/E, earnings power hay bất cứ thứ gì tương tự, chúng tôi còn là những người sử dụng đầy trung thành!
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng định giá là một môn nghệ thuật mang tính khoa học (scientific art), nơi mỗi case, mỗi ngành nghề đều có sự khác biệt nhất định và đòi hỏi sự am hiểu kinh doanh của người phân tích. Giống như thợ sửa ô tô hay sửa máy móc vậy, anh không thể dùng một chiếc tua vít cho tất cả mọi loại ốc, anh còn một bộ dụng cụ (tools kit) để có thể tùy trường hợp mà sử dụng, thì môn định giá cũng không khác gì…
Mặt khác, chúng tôi không đánh giá cao các phương pháp định giá bằng dự phóng thuần chủ quan (forecast earnings, forecast DCF) của phố Wall cốt chỉ để hợp lý hóa sự lạc quan vô tận của mình! Chúng tôi đề cao biên an toàn (margin-of-safety) mới là thứ mục tiêu quan trọng nhất của định giá, không phải con số cuối cùng đúng ra sao – bởi vì ta không thể nào biết được con số chính xác mà chỉ có thể ướm chừng.
2. Khi anh đã có biên an toàn, chẳng hạn chiết khấu 50% hay 67% so với vùng giá trị thực (để trả lời câu hỏi 2 của anh), thì anh tự khắc biết đâu sẽ là mức giá hời: nơi anh tự tin giải ngân và mua mạnh mẽ hơn kể cả khi cổ phiếu tiếp tục giảm vì một lý do tâm lý không mang tính kinh doanh nào đó!
Anh có thể đọc lại tất cả các ấn phẩm cũ của chúng tôi, đồng thời search từ khóa “định giá” để đọc lại các topic thảo luận cũ về định giá để hiểu rõ hơn ý của chúng tôi nhé! Một lần nữa cám ơn câu hỏi hay của anh.
S.A.F.E team
Dear, cảm ơn về câu trả lời của team.
Mình đã đặt các ẩn phẩm cũ năm 2018,2019 và 2020 của team để nghiên cứu.
Sau thời gian đóng cửa nghiên cứu, mình vẫn chưa hài lòng với những gì mình tìm ra.
Theo như series về “intelligent investor” của team, mình biết team thường sử dụng P/E với doanh nghiệp, PEG với doanh nghiệp tăng trưởng và P/E với ngành tài chính.
EPS sẽ sử dụng phương pháp average earning power của Graham để tính ra.
Mình đọc và tổng hợp các cách team xác định MoS của doanh nghiệp trong các ấn phẩm cũ thì mình thấy thế này:
– Với doanh nghiệp đăng trên đà tăng trưởng, team sử dụng EPS trung bình 3 năm
– Thường team hay sử dụng EPS trung bình 7 năm
Tuy vậy, trong hầu hết các bài mình đều thấy team đưa ra một khoảng giá trị hợp lý của doanh nghiệp (sử dụng phương pháp “appraisal approach” của graham).
Theo như mình hiểu team với doanh nghiệp thường, team đang định giá bằng cách sử dụng
P/E1 * EPS 7YA – P/E2 * EPS 7YA
để tìm ra khoảng giá hợp lý của cố phiếu. Nhưng vấn để ở đây mình vấn chưa tìm được câu trả lời đó là cách team xác định giá trị của P/E1 và P/E2 là bao nhiêu thì hợp lý. Team có thể giúp mình thắc mắc này không. Ví dụ trong nhưng doanh nghiệp mà team đã từng viết trong các ấn phẩm. Với doanh nghiệp như thế nào thì giá trị P/E1 và P/E2 team sẽ sử dụng trong khoảng giá trị này, với doanh nghiệp khác team sẽ lại có bộ giá trị P/E1 và P/E2 khác.
Cảm ơn team!
Dear SAFE team,
Còn một điều mình muốn hỏi team nữa là: tại sao từ ấn phẩm 33 trở đi, team không còn ghi thông tin EPS TTM, EPS 3YA, EPS 7YA và BVPS để người đọc tiện theo dõi nữa vậy. Có lý do gì cho việc này không team.
Thanks!