Câu hỏi về ngành chứng khoán – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
08/11/2020

Chào BBT!
tôi có thắc mắc là với tệp khách hàng hùng hậu đa dạng về đối tượng cũng như rất giàu về tiềm lực tài chính, cùng với sự phát triển về mặt công nghệ tiện ích (như TCBS có app chứng khoán rất tốt, liên kết nạp rút sức mua trực tiếp với bank…). Như vậy, tại sao các bank này không đẩy mạnh cho mảng kinh doanh chứng khoán trong khi ngành này đang ngày càng triển vọng trong dài hạn. Giả sử nếu các bank này mà tìm cách chiếm lấy thị phần từ các CTCK nội, thậm chí là cạnh tranh với các CTCK Hàn Quốc, Nhật Bản có số vốn lớn có lẽ cũng không phải không khả thi.

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng cám ơn câu hỏi khá hay của anh,

    Thật ra chúng tôi không phải là ông chủ của các nhà băng hay tương tự để mà giải thích thay cho họ. Tuy nhiên từng phân tích tương đối sâu rộng về ngành ngân hàng, chúng tôi có 4 giả định (assumptions) sau đây để có thể trả lời tò mò của anh:

    (1) Kể từ khủng hoảng tài chính nghiêm trọng giai đoạn 2008-2012, lĩnh vực đầu cơ chứng khoán & BĐS luôn được xem là lĩnh vực rủi ro trong con mắt quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì một Thông tư nào đó của NHNN giới hạn cho vay lĩnh vực chứng khoán không quá 5% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại.

    (2) Nếu anh để ý cách dùng câu từ của chúng tôi ở giả định số (1) trên, thì chúng tôi dùng từ “đầu cơ” chứ không dùng từ đầu tư cho việc vay nợ margin. Nếu anh đọc ấn phẩm 40 của tôi vừa qua và vô số các lần cảnh báo khác trong quá khứ qua các câu chuyện như Jesse Livermore, Rick Guerin, chúng tôi không bao giờ khuyến khích các độc giả và NĐT giá trị vay nợ margin dù cho xác suất risk/reward vô cùng thuận lợi, bởi vì luôn có tỷ lệ sai sót, và sự sai sót sẽ nhân lên nhiều lần nếu anh dùng margin. Vì vậy, giả định thứ hai của chúng tôi là việc ban lãnh đạo các NHTM cũng có thái độ tương tự với nợ vay margin, đặc biệt sau vô số case nợ xấu trong quá khứ mà chưa thấy hồi quay trở lại như HAG, HNG, TTF, CDO, BII, gần đây nhất là FTM.

    (3) Thật ra các ngân hàng vẫn đang cho vay margin thông qua các con đường “lách” khác mà chúng ta không biết. Chẳng hạn như việc họ tăng vốn chủ sở hữu (equity) cho các CTCK liên quan chẳng hạn, hoặc mua trái phiếu mà các CTCK đã phát hành để giúp họ “fund” vốn cho hoạt động cho vay margin.

    (4) Cuối cùng, so với quy mô bảng cân đối kế toán hàng triệu tỷ đồng của các ngân hàng thương mại, thì dư nợ cho vay margin chỉ vài nghìn tỷ đồng của các CTCK quá nhỏ bé đến mức chúng không ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng nên họ chưa thực sự quan tâm. Họa chăng nếu quy mô TTCK nhỏ bé chúng ta tăng gấp 10 lần trong 10 năm tới, thì có thể bức tranh sẽ khác và họ sẽ chú ý hơn như anh nói…

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi!
    S.A.F.E

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!