Dấu hỏi về BCTC của SED – The Golden Newsletter Vietnam
7 replies
24/06/2021

Kính chào Ban biên tập!

Trong quá trình phân tích SED, có vài điều khiến tôi cảm thấy khó hiểu. Trong BCTC Q4/2020 của công ty có trình bày trong báo cáo P/L các khoản mục như sau:
Doanh thu thuần : 57,453,155,746
Gía vốn hàng bán : 58,126,640,178
LN gộp : (673,484,432)
DT tài chính : 306,557,701
Chi phí tài chính : (3,421,088,116)
– chi phí lãi vay là (3,176,656,208)
Chi phí bán hàng : (8,048,950,075)
Chi phí QLDN là 5,864,373,857
Lãi từ HĐKD là 5,238,737,653.
Do là BCTC quý nên công ty không thuyết minh rõ ràng các khoản mục này. Tôi có câu hỏi như sau:
– Nếu tính như trên báo cáo P/L nghĩa là công ty đang hoàn nhập 2 khoản chi phí lãi vay và chi phí bán hàng? Hiện tượng này xuất hiện kể từ 2015, đặc biệt lớn vào Q4/2020. Tôi có thể hiểu việc hoàn nhập chi phí tài chính, nhưng lần đầu tiên gặp trường hợp … hoàn nhập chi phí lãi vay thế này. BBT có thể giải thích rõ giúp tôi mô hình KD của SED để chứng minh là Công ty không hạch toán sai không?

Trân trọng cám ơn BBT!

7 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Mình là tác giả của bài phân tích về SED, cụ thể thì đặc thù ngành sách giáo dục này sẽ là bán hàng chủ yếu vào quý 2 quý 3. Nên mình nghĩ là ở quý 4 tùy vào sản lượng tiêu thụ, tốc độ tiêu thụ và nhu cầu thực của thị trường mà công ty sẽ duy trì vay vốn kinh doanh hay không, có thể trước đó công ty đã vay kỳ hạn dài hơn cần thiết và ghi trước lãi vay này. Cho nên mình nghĩ 2 khoản phí hoàn nhập đó là do hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh trước hạn. Thực tế thì chỉ đạo của NXB Giáo Dục là các đơn vị phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản phẩm cho địa phương. Nên việc phòng hờ kĩ lưỡng hơn cần thiết cũng có thể hiểu được. Đối chiếu thì mình không thấy trong BCTC có nhiều khoản đáng ngờ để hợp lý hóa những con số âm đó, cho nên khả năng cao là số âm đó được ghi trung thực.

    • Ngoài ra con số đó tăng cao hơn vào năm 2020 cũng có thể hợp lý hóa xét đến tác động của Covid-19 khiến sụt giảm về nhu cầu, thay đổi chu kỳ kinh doanh và dòng tiền suy giảm do đầu tư kho cũng có thể là lý do mà công ty sử dụng nhiều vốn vay hơn.

      • Mình cũng chưa hiểu lắm về bản chất 2 khoản chi phí này. Nếu như bạn giải thích là Công ty vay nhiều hơn cần thiết và khoản ghi âm là hoàn nhập khoản lãi vay đã ghi trước thì chuẩn mực kế toán có cho phép ghi nhận như vậy không?

      • Bạn nghĩ sao về 1 case tương tự là EID? Nếu chỉ được chọn 1 trong 2 thì bạn sẽ chọn đầu tư SED hay EID và tại sao bạn lại chọn như vậy?

        • Mình thì không nắm rõ chuẩn mực kế toán lắm. Phương pháp mình dùng chủ yếu như mình nói ở trên là mình đối chiếu với BCTC xem họ có nhồi nhét con số phi lý vào đâu không. Nhưng mình nghĩ trích trước lãi vay cho kỳ hạn dài và hoàn nhập lãi vay do trả nợ trước hạn cũng là điều hợp lý và có thể thực hiện. Case EID mình cũng rất thích, nhưng với quy mô doanh thu ngang nhau và định giá lúc đó của EID gấp rưỡi SED khiến mình không ưa thích EID bằng. Và ở SED mình thấy có những khoản chi phí 1 lần, chi không thường xuyên để tái đầu tư khá lớn (khoảng 50% lợi nhuận sau thuế). Những khoản chi này đều được trừ vào lợi nhuận nên mình cảm thấy ở SED có 1 biên an toàn cao hơn và đó là lý do mình chọn SED dù EID mới là công ty đầu nguồn chủ quản việc soạn thảo các bộ sách.

        • Mình cũng nhận thấy SED có tốc độ tăng trưởng PE nhanh hơn EID mặc dù thoạt nhìn EID có nhiều chỉ số tốt hơn. Mình sẽ đánh giá lại về quy trình kế toán của SED.
          Cám ơn các thông tin bổ ích của bạn nhiều!

  • Vâng kể từ 2020 chúng tôi không trả lời các câu hổi cổ phiếu công khai trên website nữa, mà chỉ có thể cảnh báo chung chung hoặc trả lời thêm về các case chúng tôi đã phân tích để quý độc giả hiểu sâu hơn thôi…

    Về case SED thì anh Bảo – tác giả – là người trả lời hợp lý nhất rồi anh nhé!

    Mong anh và các độc giả khác (thích đặt các câu hỏi về cổ phiếu) thông cảm.

    S.A.F.E

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!