Quan điểm của S.A.F.E Team về Nhiệt điện Khí Việt Nam và điển hình case BTP hiện tại – The Golden Newsletter Vietnam
5 replies
02/12/2021

Gửi S.A.F.E Team,

Mình để ý thấy có case BTP đang được bán dưới giá trị tài sản và có một dòng tiền hàng năm rất ổn định bất chấp việc đang là nhà máy nhiệt điện khí thuộc dạng nhỏ nhất Việt Nam. Bản thân mình nhận định BTP giống vs 1 value trap hơn là một món hời hấp dẫn do tình hình cạn kiệt khí thiên nhiên tại Việt Nam hiện tại cùng với việc “thừa điện” và cạnh tranh gay gắt tại miền Nam trong những năm tới giữa các nguồn năng lượng truyền thống hàng chục năm qua vs nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió) mới.

Tuy nhiên bất chấp thực trạng cạn khí đốt nội địa và bắt buộc phải nhập khẩu khí đốt trong tương lai, hàng loạt dự án điện khí mới vẫn đang mọc lên như nấm như Nhơn Trạch 3, 4, các dự án của Vingroup và T&T tại Hải Phòng, Hà Tĩnh, bla blo…

Vậy mình rất mong S.A.F.E Team sẽ đưa ra những ý kiến nhận định về ngành Nhiệt điện Khí nói chung ở Việt Nam cũng như thế giới hiện nay và rủi ro thiếu khí đốt, phải nhập khẩu làm gia tăng tỷ trọng chi phí nguyên liệu đầu vào vốn đã rất cao (hơn 80%) ở các nhà máy Nhiệt điện Khí hiện tại vs nhiều case rất đáng lưu tâm như BTP, NT2,…

5 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Có lẽ anh đặt câu hỏi hơi nhầm lẫn một chút chăng, những dự án điện khí mà anh đang nêu trong câu hỏi như Nhơn Trạch 3, 4 hoặc các dự án của Vingroup, T&T là các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied natural gas), kể cả Nhơn Trạch 2 cũng đang xem xét đề xuất để chuyển đổi sang sử dụng LNG.
    Trong khi case nhiệt điện Bà Rịa là sử dụng khí thiên nhiên từ mỏ Cửu Long.
    Vấn đề huy động các nhà máy nhiệt điện khí, anh cần xác định là nhà máy đó có tham gia thị trường điện không, nguồn khí là nhà máy sử dụng là nguồn khí nào, có đặc điểm gì, vai trò của nhà máy trong hệ thống điện thì mới đánh giá được.
    Cụ thể đối với nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch thì nhà máy được khai thác từ bể Cửu Long. Bể Cửu Long cấp cho các nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 và Bà Rịa, tuy nhiên các mỏ tại bể Cửu Long đều khai thác dầu, sản phẩm khí chủ yếu là khí đồng hành (anh có thể hiểu là hàng đi kèm, kiểu gì cũng phải xài khi khai thác dầu). Ngoài ra, vai trò của nhà máy Bà Rịa trong hệ thống là cung cấp dịch vụ phụ trợ (anh có thể hiểu đơn giản là nhà máy sẽ được huy động khi hệ thống thiếu công suất).
    Đối với các nhà máy khí khác như Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Cà Mau khai thác khí từ các mỏ như Nam Côn Sơn (ví dụ như Nhơn Trạch), Mã Lai – Thổ Chu. Đối với các mỏ này, sản phẩm chủ yếu tại các mỏ là khí tự nhiên, và có thể khai thác được. Việc huy động các nhà máy nêu trên ngoài việc tham gia thị trường điện có sản lượng cam kết nhất định (Qc) còn phụ thuộc vào cam kết bao tiêu khí. Thêm nữa, kế hoạch huy động các nhà máy nhiệt điện khí này mới chịu ảnh hưởng của việc tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống ngày càng cao (đặc biệt ở khu vực miền Nam) hoặc phụ tải giảm thấp trong thời gian diễn ra giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
    Cuối cùng, việc như anh nói “Tuy nhiên bất chấp thực trạng cạn khí đốt nội địa và bắt buộc phải nhập khẩu khí đốt trong tương lai, hàng loạt dự án điện khí mới vẫn đang mọc lên như nấm như Nhơn Trạch 3, 4, các dự án của Vingroup và T&T tại Hải Phòng, Hà Tĩnh,” để hiểu chính xác thì anh cần nắm rõ hơn một chút về Quy hoạch điên VIII đang được xây dựng để trình Chính phủ. Với các cam kết của Chính phủ, đặc biệt tại COP 26 vừa diễn ra tại Anh với việc đặt mục tiêu cắt giảm tiêu thụ khí thải net zero vào năm 2050 thì đối với ngành năng lượng, để thực hiện mục tiêu đó sẽ cần phải giảm tỷ trọng nhiệt điện than, tăng tỷ trọng các nhà máy sử dụng LNG (như anh nói khi trữ lượng các mỏ khí tự nhiên ngày càng giảm) và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió ngoài khơi…). Chính điều này đã phản ảnh xu hướng các dự án NLTT bùng nổ trong vài năm gần đầy, cũng như các dự án LNG được rất nhiều địa phương đề xuất để bổ sung vào quy hoạch như anh có đề cập.

    • xin đính chính một chút là NMNĐ Bà Rịa là sử dụng khí từ mỏ Cửu Long, không tham gia thị trường điện; NMNĐ Nhơn Trạch 1,2 là sử dụng khí từ mỏ Nam Côn Sơn và có tham gia thị trường điện.

      • Dạ, mình cảm ơn bạn Thắng rất nhiều ạ, những thông tin về nguồn khí cũng như về việc có hay không tham gia vào thị trường điện của bạn quả thực rất quý giá.

        Mình xin đính chính một chút là mình đưa ra các case dự án điện khí của Vin và T-T mặc dù biết đây là dự án dùng khí nhập khẩu thứ nhất là do mình chưa có hiểu biết nhiều về ngành công nghiệp nhiệt điện khí nên tò mò khi đột nhiên ngành này lại sôi động như vậy. Thứ hai là mình băn khoăn về tính hiệu quả kinh tế của các dự án dùng khí nhập khẩu có giá thành nguyên liệu khả năng lớn là cao hơn so với các dự án dùng khí nội địa đã được chứng minh là rất ổn nhiều năm qua.

        Tuy nhiên những giải thích của Thắng đã làm mình sáng tỏ thêm rất nhiều về áp lực net zero khí thải của Việt Nam tác động lên các quyết định đầu tư này như thế nào. Cảm ơn bạn rất nhiều ạ.

  • Cám ơn câu hỏi của anh Khuê,

    – Theo cách đây vài năm một người bạn chuyên ngành điện của chúng tôi chia sẻ thì BTP chủ yếu chạy bằng dầu D.O (diesel) chứ các anh nhỉ? Các anh check lại xem. Hơn nữa BTP chủ yếu được dùng để chạy phụ tải cho các cụm điện khí tại miền Nam nên có thể sản lượng bị giới hạn.

    – Về dự án LNG của các tập đoàn lớn thì chúng tôi không có bình luận gì thêm. Chúng đã nêu quan điểm về dự án NT3/4 của POW một ấn phẩm nào đó rồi.

    Chúng tôi biết anh Khuê muốn tìm hiểu ngành điện khí chứ không có ý gì tuy nhiên nguyên tắc ban biên tập từ năm 2021 qua là không bình luận về cp ngoài Watch List nữa vì (1) chúng tôi biết giới hạn vòng tròn hiểu biết của mình (2) tránh thù địch, nên mong anh thông cảm nhé…

    S.A.F.E

    • Mình xin có chút phản hồi lại với thông tin từ ban biên tập:
      – BTP xếp loại là nhà máy tua bin khí, tua bin hơi nên có thể chạy ở cả 3 chế độ: dầu (diesel hay DO), khí và hỗn hợp dầu và khí, tuy nhiên nguồn nhiên liệu chính là khí (sử dụng khí đồng hành từ mỏ Cửu Long) do việc sử dụng DO đắt hơn nhiều, làm gia tăng chi phí sản xuất.
      – BTP tham gia trong hệ thống điện với vai trò cung cấp dịch vụ phụ trợ (cụ thể là khởi động nhanh và vận hành phải phát), đây cũng chính là lý do mà như anh Khuê nêu trong câu hỏi là có dòng tiền hàng năm rất ổn định; ngoài ra chính vì chạy được cả dầu nên trong trường hợp thiếu khí mà hệ thống cần, BTP sẽ được huy động chạy dầu DO.

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!