Chào BBT,
Trong lịch sử tiền tệ Việt Nam đã có 6 lần đổi tiền tất cả, trong đó hai lần gần nhất là 1978 để thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc và lần 1985 để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá theo tỷ lệ 10 cũ đổi 1 mới. Lần đổi tiền năm 1985 đã gây ra tình trạng lạm phát lên hơn 700% năm 1986 và tiếp tục cao trong 3 năm sau đó. Việc đổi tiền với tỷ lệ mới xóa hết những gì đã tích lũy bằng tiền mặt và đặt mọi người vào một ngạch bằng nhau, người dân thi nhau mua vàng tích trữ khi đồng tiền mất giá.
Quay lại thời điểm những năm gần đây khi thỉnh thoảng vẫn rộ lên tin đồn đổi tiền, là những đợt đầu cơ đánh lên USD và vàng. Xin hỏi BBT, với những khó khăn mà kinh tế Việt Nam đang đối mặt như nợ công, nợ xấu, ngân sách và lạm phát thì có tồn tại rủi ro đổi tiền hay không? Câu hỏi thứ hai, nếu trong trường hợp xảy ra việc đổi tiền, thì khi đó NĐT nên ứng xử như thế nào, hay vẫn vững tin là mình nắm trong tay cổ phần của các công ty mà mình tin tưởng chứ không hành động hoảng loạn theo đám đông là mua vàng, mua đô?
That’s is stupid!
Chào các độc giả,
Do chúng tôi đang bận kỳ 67 phát hành cuối tuần này nên chưa trả lời được. Mong các anh/chị không nên chỉ trích cá nhân người đặt câu hỏi cũng như người trả lời nhé.
Chúng tôi lập mục này ra để cộng đồng NĐT giá trị chúng ta trao đổi với nhau một cách văn minh nhất có thể.
Xin cám ơn các độc giả trung thành đã ủng hộ chúng tôi suốt thời gian qua!
S.A.F.E
Theo tôi thì đã đầu tư chứng khoán phải có niềm tin vào nền kinh tế – chính trị của nước nhà. Các nhà đầu tư FDI cũng chả dại gì nhảy vào Vn nếu vĩ mô chúng ta không ổn định. Vì vậy không nên lo lắng đến rủi ro Nhà nước đổi tiền. Cứ giả dụ chuyện này có xảy đến thì cũng phải sau nhiều biến cố, nhiều sự kiện chứ rất khó để xảy ra đột ngột và Nhà đầu tư sẽ có thời gian để quan sát ngẫm nghĩ.
Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
(1) Chúng tôi cho rằng lạm phát giai đoạn 1980s tại Việt Nam không đến từ việc đổi tiền, mà vô số các nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Như anh thấy kể cả Hoa Kỳ giai đoạn 1970s đã hứng chịu stagflation nghiêm trọng làm chủ tịch FED lúc bấy giờ Paul Volcker đã nâng lãi suất FED funds rate lên đâu đó 18% nếu chúng tôi nhớ không lầm. Song có lẽ mức lạm phát >100% thường là nguyên nhân chủ quan do chính sách quản lý & thể chế yếu kém nhiều hơn, như các trường hợp của Venezuela, Zimbabwe, hoặc một vài nước Nam Mỹ gần đây.
(2) Như vậy, nếu xét về nội tại nền kinh tế Việt Nam 1987 so với ngày nay 2023 – sau 35 năm phát triển, chúng tôi cho là rất, rất khác. Nếu anh kì vọng một mức lạm phát cỡ >100% như vậy sẽ là khó xảy ra, và đó có xác suất tương đối là một sai lầm lớn của trường phái bi quan vô tận (perma-pessimist).
(3) Mặt khác, nếu anh kì vọng một đợt “đầu cơ đánh lên USD, Vàng” như quá khứ lại một lần nữa sẽ có xác suất rất thấp để xảy ra. Bởi vì với thời đại Internet ngày nay, giá vàng & USD nội địa khó có thể chênh lệch quá xa so với diễn biến thế giới. Hơn thế nữa, chúng tôi đã bày tỏ quan điểm rằng chúng tôi không thích các món commodity đầu cơ như Vàng, Bitcoin/Crypto gì đấy vì chúng không có biên an toàn, không hề có bất cứ phương thức nào để định giá chúng, và cơ sở gì khiến ta dám khẳng định rằng mức giá ta mua ngày hôm nay (Q2/2023) không phải là đỉnh trung và dài hạn của chúng cho những kẻ đầu cơ tích trữ trước đó khi các NHTW hàng đầu trên thế giới đã ở cuối chu kỳ thắt chặt tiền tệ của mình?
Dù vậy, đó chỉ là quan điểm của chúng tôi, những kẻ lạc quan dài hạn vào triển vọng đất nước và tin vào triết lý biên an toàn vĩnh cửu của ngài Graham. Chúng tôi vẫn có thể sai. Nên có lẽ ta cần thời gian 5-7 năm để xem giả thuyết nào sẽ xảy ra vậy…
Một lần nữa cám ơn anh đã có câu hỏi thú vị!
S.A.F.E