Xin chào BBT. Cảm ơn BBT về những nội dung rất tuyệt vời.
Tôi nhận thấy bước định giá (là bước cuối cùng) SAFE thường sử dụng chung quy công thức là P = P/E * EPS
Song điều tôi thắc mắc là: Cả P/E và EPS đều cần đánh giá một cách chủ quan theo một tiêu chí nào đó.
Trong vài chục mã SAFE đã định giá trong tất cả các ấn phẩm, tôi thấy:
(1) EPS có doanh nghiệp các bạn dùng trung bình quá khứ 3 năm, có doanh nghiệp thì 5 năm, số ít là trailling 1 năm.
(2) P/E đa số dùng trong khoảng 16 – 25, 12 – 20, 10 – 16 và một số khoảng khác ít hơn.
BBT có thể chia sẻ thêm giúp tôi về cách các bạn đánh giá về cách lựa chọn P/E, EPS không ? Ví dụ đánh giá cái gì và như thế nào thì dùng EPS 3 năm, P/E 16 – 25 ?
Chúc BBT sức khỏe và chân thành cảm ơn.
Vâng xin cám ơn những lời ngợi khen và tò mò khá thú vị của anh, rất mong được biết quý danh anh.
(1) Đúng như anh đưa ra nhận xét, và như trong nội dung đặc biệt ấn phẩm đầu tư giá trị số V của chúng tôi dịch lại từ ngài Graham, việc xác định giá trị thực của doanh nghiệp đối với mỗi người thường mang tính chủ quan (objective) và nghệ thuật (artist) hơn là một khoa học chính xác. Vì lẽ đó chúng tôi đã nhấn rất mạnh rằng việc chú trọng đến biên an toàn – “margin of safety” – mới là yếu tố sống còn đối với những NĐT giá trị đích thực.
(2) Cũng tiện đây xin giải thích thêm để anh rõ rằng đối với việc xác định giá trị thực, biên an toàn để quyết định đầu tư, ngài Graham phân ra thành 2 loại: thứ nhất, ta tính ra một vùng giá trị thực làm tiêu chuẩn để ta quyết định biên an toàn, ngài gọi là phương pháp “appraisal approach”; cách thứ hai, đặc biệt dễ với những NĐT cá nhân không chuyên/không am hiểu tài chánh, ta chỉ cần mua với một mức định giá nào đó rẻ mạt, ví dụ như một công ty ổn định với 5x P/E, và ta biết rằng mức giá đó đã là quá rẻ và quá đủ để cung cấp cho ta biên an toàn, ông gọi phương pháp nầy là “do not pay too much approach”. Tùy trường hợp mà chúng tôi dùng cách thứ nhất hay cách thứ hai, song không thể nói là cách nào hiệu quả hơn cách nào được, bởi vì chúng tôi đều đạt được thành quả vô cùng tích cực với cả hai phương pháp.
(3) Trong phương pháp “appraisal approach”, thật ra chúng tôi không chỉ dùng P/E như anh nói đâu: tùy ngành nghề, tùy người viết, tùy vào lịch sử hoạt động của công ty mà chúng tôi sẽ quyết định dùng P/E, P/B hay định giá theo dòng tiền. Tuy nhiên điểm chung là chúng tôi không tin vào việc “vẽ ra” các model excel để tính chiết khấu DCF như phố Wall thường làm, phương pháp nầy có quá nhiều giả định sai lầm và dựa trên nền tảng “dự phóng” vốn đã bất khả thi về mặt bản chất. Chúng tôi đã từng viết 2 bài phản biện sau mong anh tham khảo:
https://vietstock.vn/2017/11/vi-sao-cac-chuyen-vien-phan-tich-qua-sau-lai-de-that-bai-3355-567839.htm
Chúng tôi hi vọng trả lời vậy anh đã thỏa mãn rồi. Chúng tôi cũng xin chúc anh nhiều sức khỏe và đạt được thành quả tích cực trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E team
Dear BBT,
Về vấn đề này tôi có quan điểm mới sau một thời gian nghiên cứu và ngẫm về sự định giá phù hợp (thay đổi quan điểm thuyết phục trước đây theo công thức Graham mà BBT vẫn thường sử dụng). Ngắn gọn một số ý kiến của tôi như sau:
+ Đầu tiên, như trong tác phẩm “Margin of Safety” – Seth Klarman (mọi người có thể download PDF sẵn có trên mạng) dùng hình tượng “lái xe chỉ nhìn gương chiếu hậu” (In reality, investors who follow such backward looking formula (P/E) are essentally driving by looking only the rear-view mirror….) để chỉ những hạn chế của dùng số liệu quá khứ phóng chiếu cho tương lai như chỉ số EPS bq…Tư duy 3 phương pháp định giá của Klarman trong sách này cũng phù hợp với đại đa số NĐT giá trị.
+ Thứ hai, như Keynes nói, “It is better to be vaguely right than precisely wrong.” (gần đúng tốt hơn là sai tuyệt đối) – công thức DCF khuyến nghị bởi Warren Buffett là phù hợp với tư duy của người “chủ sở hữu doanh nghiệp” (tôi bỏ vốn ra lấy lại bao nhiêu năm) – công thức gần đúng là số nhân dòng tiền tự do FCFF có thể phù hợp để mọi người tính toán. Có rất nhiều sách cụ thể về vấn đề này nhưng có bài viết này tổng hợp khá tốt vấn đề tôi chia sẻ cùng: https://www.safalniveshak.com/value-stocks-using-dcf/#more-10037 …DCF dĩ nhiên nguy hiểm (the Dangers of DCF -pdf cuối bài viết) những sự đảo ngược nó có thể chỉ ra sự phí lý về mức phản ánh giá hiện tại trên thị trường.Và tất nhiên, trong vấn đề ra quyết định dựa trên xác suất như đầu tư thì việc mở rộng tư duy tiếp nhận mọi vấn đề sẽ tốt hơn là đóng khung bó chặt nó là không tốt (tôi nghĩ nhân cách Buffett đủ tốt để khuyên NĐT tìm hiểu về nó nên nó sẽ có lý do của nó).
+ Thứ ba, sự lựa chọn định giá thông qua chỉ số Earnings Yield (EBIT/EV) – (lưu ý là EBIT chứ không phải EBITDA Bull s*t như Munger nói) mà Joel Greenblatt khuyến nghị cũng đáng để mọi người tư duy đảo ngược xác định vốn hoá thị trường của một cty tốt kèm MOS xác định và chờ đợi món hời xuất hiện. Tôi thấy công thức này khá hay vì nó loại được yếu tố đòn bẩy tài chính doanh nghiệp khi tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng vốn (tưởng tượng 1 building được xây từ 1 trong 2 phương án là Cash hay cash + debt đều cùng 1 giá trị)
+ Cuối cùng, vì đầu tư lẫn kinh tế học nói chung không phải là khoa học chính xác và chịu sự chi phối của biến cố ngẫu nhiên (Nassim Taleb), tốt hơn hết nên xem nó là nghệ thuật (Munger), xét cho cùng việc quan điểm lạc quan hay thận trọng phụ thuộc rất nhiều vào thiên kiến sẵn có của mỗi cá nhân (Howard Marks có viết 2 bài “Knowledge the future” & “You bet” vô cùng đáng giá trong 2020), tôi nghĩ rằng sự đam mê, nỗ lực, kỷ luật, học hỏi không ngừng và tâm trí rộng mở để đón nhận mọi kết quả đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư gắn chặt dài hạn với nghề này!
Có rất nhiều điều cần chia sẻ nhưng tôi xin kết thúc vấn đề theo hướng gợi mở để: (a) mọi người tự ngẫm ra phương pháp luận của chính riêng mình nhằm tạo cơ hội thảo luận – học hỏi; (b) sự chia sẻ của tôi không vì khoe khoang kiến thức gì của mình; mà vì định giá là bước đầu tiên của quá trình ra quyết định (sau khi đánh giá cụ thể toàn bộ 1 DN) nên có vai trò tối qua trọng; do vậy mục đích chính của tôi khi viết nội dung này (tôi luôn cảm thấy thoải mái và an toàn là người im lặng khi dạo các diễn đàn) là học hỏi từ góc nhìn đa chiều cá nhân của các NĐT trong một cộng đồng cùng chung hướng tiếp cận, và hi vọng một sự chỉ ra “tôi đã sai” sẽ là điều vô giá đối với tôi! 🙂
Chúc mọi người sức khoẻ và thành công!