Đầu tư ở Việt Nam có giống như đầu tư ở Mỹ? – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
05/12/2018

Gửi S.A.F.E. team,

Cảm ơn các anh rất nhiều về website này, một trong những nơi hiếm hoi mà em có thể tìm thấy những người có cùng quan điểm về đầu tư và cùng sở thích nghiên cứu những trường phái đầu tư trường tồn với thời gian. Cá nhân em chưa có nhiều kinh nghiệm về đầu tư nhưng em cũng đang từng bước mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng việc tiếp thu kiến thức từ các nhà đầu tư nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, có một điều khiến em phân vân hơn cả, đó là mặc dù những khái niệm, những bài học từ kho tàng tri thức khổng lồ này được cho là không bao giờ cũ, thị trường VN (frontier market) chắc hẳn phải hết sức khác biệt so với thị trường Mỹ (developed market), với tất cả những sự chênh lệch trong các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như vấn nạn đầu cơ, kích cỡ thị trường, môi trường kinh doanh, tâm lý con người, v.v. Vì vậy câu hỏi em muốn đặt ra ở đây là, liệu kiến thức từ sách vở của Graham, Buffett, Lynch, Bogle, v.v. có thể áp dụng được bao nhiêu phần ở VN và áp dụng như thế nào để đem lại lợi nhuận tương đương ở Mỹ sau khi điều chỉnh rủi ro?

Cảm ơn team đã dành chút thời gian để đọc câu hỏi này của em. Rất mong nhận được sự hồi đáp từ các anh.

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng xin cám ơn bạn, câu hỏi của bạn rất hay. Chúng tôi rất mong được biết quý danh của bạn!

    1. Trước hết, kiến thức mà ta tưởng chừng từ trong “sách vở” của ngài Buffett, Graham, Lynch, Greenblatt, Phil Town, v.v thực ra được đúc kết từ kinh nghiệm cả đời của họ, vốn là những nhà đầu tư huyền thoại đã thành công bền vững. Chúng tôi cho rằng thứ kiến thức này lại mang tính thực tiễn vô cùng, xin bạn đừng nhầm với lại thứ kiến thức tính toán, công thức khô khan từ trong sách giáo khoa của các vị giáo sư.

    Nếu bạn đủ trải nghiệm để tiếp nhận chúng, bạn sẽ thấy bạn tiết kiệm được rất nhiều sai lầm qua những bài học quý trong sách mà rất nhiều người không nghiệm ra được. Nếu chúng tôi nhớ không lầm, có một câu châm ngôn rất hay rằng: có hàng triệu người đọc sách, song chỉ vài nghìn người thực sự hiểu chúng, và cuối cùng chỉ được vài người thực sự ứng dụng vào cuộc sống của mình và đạt được thành công.

    2. Còn quay về câu hỏi của bạn rằng bao nhiêu kiến thức từ thị trường Hoa Kỳ, hay thị trường nước ngoài nói chung có thể đem về Việt Nam? Câu này quả thực rất khó trả lời, bởi vì chúng tôi có thể liệt kê cả ngày, cả tháng cũng không thể đếm xuể được. Song như chúng tôi đã giới thiệu về dự án này, triết lý đầu tư giá trị vẫn là thứ vĩnh hằng, cho dù hàng trăm năm sau, hay ở bất cứ đâu đi chăng nữa:
    – Việc lựa chọn một doanh nghiệp dễ hiểu, có lợi thế cạnh tranh bền vững, được điều hành bởi 1 ban lãnh đạo đáng tin cậy và được bán với giá cả hợp lý (4 tiêu chí M) đã, đang và vẫn sẽ luôn là một cách thức đầu tư giá trị thông minh, hiệu quả và sinh lợi bền vững ở mọi quốc gia, cho dù ở mỗi quốc gia các tiêu chí trên phải được đánh giá kĩ lưỡng hơn. Chẳng hạn như yếu tố management ở Việt Nam phải được đánh giá khách quan và cẩn trọng hơn các quốc gia phát triển, liêm chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản.
    – Triết lý đầu tư giá trị vẫn sẽ luôn đúng ở mọi thị trường, mọi kỷ nguyên: nếu bạn mua một doanh nghiệp với giá cả thấp hơn giá trị thực đằng sau (có thể ở thời điểm hiện tại, hoặc tương lai), thì nhất định sau một thời gian, giá cả thị trường của nó sẽ phải phản ánh giá trị doanh nghiệp đứng sau.
    – Cuối cùng, tâm lý con người – những bẫy tâm lý, cảm xúc chi phối vào quyết định đầu tư – đã và vẫn sẽ luôn chiếm đa số trong bất cứ thị trường nào, cho dù là Việt Nam, Hoa Kỳ hay Pháp cổ xưa. Những câu chuyện về bong bóng hoa Tulip, bong bóng Misssissippi Company tại Paris hay bong bóng Bitcoin gần đây vẫn luôn ở đó để ta ghi nhớ về sự “điên rồ” của loài người.

    Như vậy, chúng tôi hi vọng câu trả lời trên sẽ giúp bạn nhìn ra được những kiến thức nào bạn có thể gặt hái cho bản thân mình.

    Chúc bạn thành công bền vững trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!