Chào TGN, mình là đọc 1 đọc giả đã theo TGN từ năm 2018, cảm ơn team đã mang đến những góc nhìn ngược chiều về TTCK để NĐT luôn có cái nhìn tỉnh táo về thị trường.
Nhưng cũng trong thời gian ấy, mình ít thấy team đưa ra đánh giá về kinh tế vĩ mô và ngành nghề hưởng lợi từ các thay đổi của nhà điều hành dựa trên góc nhìn đầy kinh nghiệm của đội ngũ team. Mình thấy trên thông tin truyền thông người ta vẫn hay nói nhiều về kinh tế vĩ mô, nhưng mình nghĩ với góc nhìn đầy kinh nghiệm và tổng quát của các bạn, mình nghĩ nó sẽ hữu ích hơn cho NĐT cá nhân.
Cảm ơn team TGN.
Với phong cách của TGN, mình nghĩ BBT sẽ không chú trọng đến vấn đề vĩ mô đâu bạn ạ! Phân tích vĩ mô và ngành đòi hỏi người đọc phải có kiến thức nền tảng để đọc hiểu, thứ mà đa số các nhà đầu tư còn thiếu mà cũng không mấy người quan tâm. Quan trọng nhất vẫn là BLĐ thôi
Em cũng nghĩ như vậy. Việc phân tích vĩ mô cũng hay (nhưng cũng khó), biết các ngành ăn theo cũng tốt, nhưng đích đến cuối cùng vẫn là doanh nghiệp nào.
Theo em hiểu thì anh ấy đang hỏi cách tiếp cận từ vĩ mô trở xuống ( top-down) để tìm ra các cơ hội đầu tư. Nhưng có lẽ cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up)sẽ phù hợp vs NĐT cá nhân hơn. Tìm DN tốt, định giá thấp rồi mua và chờ đợi.
Như Buffett từng nói, khi đầu tư ông không xem mình là nhà phân tích vĩ mô, phân tích chứng khoán hay phân tích thị trường, mà là nhà phân tích kinh doanh (hoặc phân tích doanh nghiệp).
Cám ơn lời ngợi khen và gợi ý thú vị của anh,
Các anh ở trên cũng đã trả lời thay chúng tôi một nửa rồi. Như nhiều lần nhắc trong các ấn phẩm, đặc biệt ấn phẩm 52 vừa qua, chúng tôi là nhà đầu tư từ dưới lên (bottom-up) nhiều hơn phương pháp từ trên xuống (top-down) mà 80%-90% các định chế tài chính chuyên nghiệp ngoài kia đang làm. Chúng tôi luôn có những “khu vực câu cá” (fishing areas) rất riêng mà mình am hiểu và có lợi thế cạnh tranh nhất!
Dù vậy, nếu anh am hiểu một số ngành nào đó thì anh vẫn có thể làm phương pháp “top-down”, tuy nhiên anh phải đảm bảo rằng mình hiểu rõ ngành đó chứ không chỉ “đọc trên báo” rồi ngồi đoán trong khi thực tế lại không đúng như vậy. Rất nhiều nhà kinh tế vĩ mô, nhà dự đoán vĩ mô được sinh ra đời song họ đoán sai hết 9/10 lần vì họ không sát thực tế và không hiểu doanh nghiệp, đồng thời không hiểu hạn chế (limitations) của bản thân… Khi đụng đến những rủi ro Thiên nga đen ngoài dự đoán thì toàn bộ mô hình dự đoán của họ đổ sông đổ biển là như vậy (cười).
Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã hài lòng rồi, chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình.
S.A.F.E
Mình có vài ý muốn chia sẻ với bạn:
– Hiện nay mình “vô tình” đọc được một số bài phân tích các công ty CK viết về ngành sẽ trở thành xu thế 2022, cơ sở cho định hướng đầu tư như: đầu tư công, tiêu dùng,… Ở góc nhìn cá nhân mình nghĩ thà mình đầu tư từ trước hoặc kiên định theo những ngành mình chọn chứ theo ĐÁM ĐÔNG 1-2 năm nhảy vào nhảy ra như vậy sẽ không hiệu quả.
– Mình đồng tình với góc nhìn rằng tiếp cận từ dưới lên hợp lý nhất, tất nhiên cũng phải đặt trong bối cảnh ngành trong dài hạn để thấy được cái nhìn tổng thể.
– Ở một thị trường mới nổi, đang trong giai đoạn chuyển đổi (đang phát triển -> phát triển) thì có rất nhiều cơ hội cũng như dư địa tăng trưởng còn nhiều cho rất nhiều ngành. Thậm chí với những doanh nghiệp mạnh tham vọng mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia nên đòi hỏi nhà đầu tư phải thật am hiểu và dám đặt niềm tin.
– Trên phương diện quốc gia mình tin Việt Nam có những ngành có lợi thế cạnh tranh vượt trội, ít nhất so với các nước trong khu vực.
Thân,
Hồng Quân