FCF của HND và QTP – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
A TGN Subscriber
13/11/2023

Trước hết xin cám ơn BBT về những ấn phẩm hết sức công phu và tâm huyết.
Với riêng tôi TGN giống như là “my Ben Gra’am” đã thay đổi cách nghĩ về ck vậy, mặc dù tôi cũng ko chắc sau này mình sẽ có thể đạt kq đầu tư đáng thỏa mãn hay không… 😉

Tôi là dân kỹ thuật, hết sức gà mờ về tài chính nên có câu hỏi sau nếu quá “noobie” mong BBT và mọi người hết sức thông cảm. 🙂

2 case nhiệt điện HND và QTP các chỉ số hoạt động (công suất, doanh thu, lợi nhuận, nợ…) đều khá giống nhau. Tuy nhiên FCF 5Y (2018-2022) thì HND (hơn 4000 tỷ) thấp hơn nhiều so với QTP (hơn 10000 tỷ), mặc dù nợ dài hạn của cả 2 đều giảm nhanh. FCF này tôi mới tính theo công thức máy móc (CFO-Capex), chưa đào sâu gì nhiều.
Thấy lạ nên nhìn vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì thấy HND năm nào cũng bị trừ đi 1500 – 2500 tỷ tiền tăng khoản phải thu trong dòng tiền kinh doanh. (Trong khi đó dòng tiền hoạt động của QTP không bị cộng/trừ khoản nào lớn như vậy.)
Tuy nhiên, khoản phải thu qua các năm của HND trong bảng cân đối kế toán thì lại không có biến động nhiều mà khá ổn định.

Liệu lí do của việc này có phải do thời điểm thanh toán hàng năm của EVN cho HND diễn ra sau BCTC năm, còn với QTP là được thanh toán trước BCTC năm ?? Và nếu như vậy thì nên điều chỉnh FCF như thế nào để có thể thấy được tương quan hợp lý giữa HND và QTP?
(hiện tại thoạt nhìn thì FCF của QTP cao hơn HND nhiều nhưng tôi nghĩ thực ra là tương đương nhau mới đúng, thậm chí HND còn cao hơn, nhưng không tự tin lắm…)

Tôi không tìm thấy thông tin nào trong BCTC có thể giải thích điều này nên mới mạo muội hỏi vào đây, mong được chỉ giáo bởi BBT hoặc anh/chị độc giả nào biết.
Xin cảm ơn rất nhiều.

(Huy Nguyễn)

A TGN Subscriber

View all posts

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng không sao anh nhé, bất cứ câu hỏi nào chúng tôi cũng sẽ trả lời nhiệt tình, vì bị spam quá nhiều nên bắt buộc chúng tôi phải duyệt câu hỏi và dạo trước bận rộn nhiều việc gia đình nên chúng tôi chưa trả lời được nhanh. Từ đầu tháng này chúng tôi đã đặt KPI cho đội ngũ phải trả lời trong tối đa số ngày…

    – Vâng đúng như anh nói, phải thu EVN của HND hoàn toàn mang tính thời điểm (timing) hạch toán nhiều hơn một khoản mất tài sản vĩnh viễn. Nếu như EVN không trả lại thì chắc chắn HND không thể trả nợ vay dài hạn xuống về = 0 như hiện tại được.

    – Điều quan trọng trong ngành Nhiệt điện chính là công suất các nhà máy (MW), sản lượng tiêu thụ điện bao nhiêu tỷ kWh một năm họ bán cho công ty mua bán điện EVN và chính sách giá mua bán điện (PPA) tốt như thế nào. Giả định giá PPA tương tự nhau, sản lượng tiêu thụ điện càng lớn nhà máy đó càng hiệu quả, càng mau trả hết nợ vay và mang lại dòng tiền tự do càng lớn để chia cổ tức tiền mặt.

    Tuy nhiên chúng tôi sẽ không so sánh cơ hội đầu tư giữa case HND vs QTP ở đây vì điều đó mỗi NĐT giá trị chúng ta sẽ tự kết luận cho mình. Vừa rồi anh độc giả Quang Linh cùng đã đóng góp một bài viết về case QTP.

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Cám ơn anh đã đặt câu hỏi!

    S.A.F.E

  • Chào anh, tôi nghĩ câu trả lời đến từ việc HND ghi nhận tăng giảm khoản phải thu cao như vậy là liên quan đến nợ vay mà HND trả cho EVN để thanh toán các khoản nợ vay. Khoản phải thu trên CFO của HND có khoản trả nợ vay nên thấp hơn QTP rất nhiều. Nếu loại bỏ các khoản này đi thi FCF của HND và QTP sẽ gần như tương đương nhau khoảng 1,100 đến 1,400 tỷ trong những năm thông thường.

Ấn phẩm 79 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!