“Thay vì tin tưởng vào con số nợ xấu phi thực tế, nhà đầu tư có
thể tính toán đơn giản tỷ lệ đòn bẩy – bằng tài sản chia cho vốn
chủ sở hữu – để hiểu được cổ phiếu ngân hàng mình đang phân
tích có đang trên bờ vực của sự nguy hiểm hay không.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, mức đòn bẩy tối đa 20:1 (5%
vốn chủ sở hữu) là yêu cầu tối thiểu cho mỗi ngân hàng xét
trên mức độ nợ xấu hiện tại có thể ở gần mức hai chữ số” …
Tôi đọc đến đây không hiểu lắm. Tôi hiểu là Nợ xấu nghĩa là nợ mà ng ta vay nợ ngân hàng ko trả được dẫn đến trở thành nợ xấu, còn tỷ lệ đòn bẩy là phần ngân hàng vay tiền từ các tổ chức khác như NHNN, nhưng nếu vậy thi 2 cái đó liên quan gì đến nhau?
À vâng chào anh, tôi là Angelos xin thay mặt anh Skopos trả lời phần đó.
Đoạn đó chúng tôi viết nối lại nên thoạt nhìn hơi khó hiểu. Chẳng hạn như một ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy (equity multiplier) là 20 lần, suy ra tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản của nó là 5%. Mặc dù nhiều ngân hàng công bố tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 5/tổng tài sản) dưới 3%, song nếu ta cộng vào các khoản nợ nhóm 2 được họ đảo nợ, hoặc các khoản mục ngoại bảng, nhiều ngân hàng cho vay nóng, ít tài sản đảm bảo có thể có tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản ở mức cao hơn 10% như đánh giá của Moody’s hay nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác.
Như vậy, nếu vốn chủ của NH trên tổng tài sản chỉ 5%, mà nợ xấu tận trên 10%, thì có phải anh bị âm vốn nếu phải trích lập dự phòng rồi hay không?!
Tựa như ngài Buffett từng than thở về ngành ngân hàng rằng đây là mô hình kinh doanh (business model) có tỷ lệ đòn bẩy quá cao: chỉ một sai sót nhỏ về các khoản cho vay, các cổ đông có thể bị mất toàn bộ vốn chủ sở hữu do nơ xấu là như vậy.
Hi vọng câu trả lời của tôi giúp anh thỏa mãn được phần nào… Cám ơn anh đã đào sâu và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
Angelos
cảm ơn câu trả lời cặn kẽ của bạn