Hỏi về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty thép trong ấn phẩm kỳ 78 – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
A TGN Subscriber
24/10/2024

Em là sinh viên trái ngành, đang tìm hiểu về tài chính chứng khoán nên có câu hỏi nào ngô nghê mong BBT và bạn đọc không cười chê.
Về tỷ lệ nợ/vốn csh theo em tìm hiểu thì của HPG hiện tại tổng nợ là 97tỷ, vốn csh là 108 tỷ vậy tỷ lệ phải là 90% nhưng trong ấn phẩm 78 tỷ lệ này lại là 41%. Tương tự các mã khác em tính cũng không giống như trong bảng tính của ấn phẩm, không biết trong ấn phẩm này BBT áp dụng cách tính như thế nào ạ. Mong BBT giải đáp

A TGN Subscriber

View all posts

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng chào bạn, chúng tôi luôn chào đón các câu hỏi của các bạn trẻ mới đầu tư – bạn làm chúng tôi nhớ đến bản thân từ nhiều năm trước, nên không có vấn đề chê cười gì bạn nhé…

    (1) Thứ nhất, con số chúng tôi sử dụng ở case Hòa Phát là Nợ vay ròng trên Vốn chủ sở hữu (Net debt/Equity), còn con số bạn nói là Nợ phải trả (Liabilities) nhé:

    – Nợ vay (debt) có rủi ro cao hơn nợ phải trả rất nhiều vì nó tính lãi suất, đồng thời thường được thế chấp tài sản cho ngân hàng, nên khi phân tích tài chính, các nhà đầu tư luôn yêu cầu những DN có độ đòn bẩy leverage thấp hơn những DN cùng ngành và đạt các tiêu chí nhất định chung.

    – Nợ phải trả (liabilities) cũng có rủi ro chẳng hạn như case Novaland nợ người mua nhà trả tiền trước con số khổng lồ đâu đó ~19k tỷ nếu chúng tôi nhớ không lầm. Tuy nhiên ở case HPG nợ phải trả thường đến từ nhà cung cấp hoặc các khoản nợ nhân viên tương đối nhỏ, thấp hơn đáng kể so với giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu nên chúng tôi không cho nó là rủi ro, thậm chí là một khoản chiếm dụng vốn nhất định khiến DN giảm bớt chi phí lãi vay.

    – Cuối cùng, chúng tôi sử dụng nợ vay ròng (net debt) thay vì chỉ nợ vay (debt) bởi vì theo hiểu biết của chúng tôi, những DN lớn như Hòa Phát hay Mobile World họ thường vay ngắn hạn tương đối lớn với lãi suất thấp để làm nghiệp vụ arbitrage, gửi ngược tiền lại với lãi suất cao hơn cả lãi suất vay, hoặc đơn thuần họ vay ngắn hạn để nhập tồn kho mà không break các sổ tiền gửi tiết kiệm. Nên con số hợp lý hơn nên là Net debt/Equity, tầm đâu đó sẽ ~41% theo báo cáo soát xét giữa niên độ 1H-2024 của HPG công bố.

    (2) Thứ hai, về đánh giá nợ vay như thế nào, gần đây chúng tôi trả lời một độc giả trên post thảo luận ở Facebook như sau (link tham khảo: https://tinyurl.com/2wy2k4bb). Chúng tôi xin dẫn lại ở đây:

    “Thông thường về nợ, giới đầu tư chuyên nghiệp thường nhìn 3 chỉ số: Net Debt/Free Cash Flow, Net Debt/Equity, và Interest Coverage

    – Chúng ta thường phải dùng nợ vay ròng chứ không nợ vay vì một số DN có thể vay ngắn hạn để arbitrage lãi suất tiền gửi hoặc dùng để tối ưu hóa hàng tồn kho, do chi phí lãi vay sẽ thấp hơn cost of equity, không cần thiết phải dùng hết tiền mặt của DN để nhập hàng tồn kho, ở case GDA net debt/equity tầm 60%, không thấp hơn tiêu chuẩn 50% nhưng cũng tạm được

    – Thứ hai, anh không nên lấy chi phí lãi vay chia cho lợi nhuận sau thuế vì nó không logic, bởi vì LNST đã trừ đi chi phí lãi vay rồi. Thông thường ngài Graham khuyến khích sử dụng chỉ số interest coverage, tức bằng EBIT/chi phí lãi vay. EBIT là earnings before interests & taxes, anh có thể tính đơn giản qua BCTC chuẩn VAS bằng việc lấy LN hoạt động cộng ngược lại chi phí lãi vay và chia cho chi phí lãi vay, tầm 4-5 lần như case GDA thì chấp nhận được. Còn những DN đạt 5-10 lần như HPG thì tuyệt vời

    – Cuối cùng, chúng tôi gần đây có đọc & nghiên cứu case Home Depot (NYSE: HD) của Mỹ, một chuỗi cửa hàng vật liệu, đồ gia dụng & Do-It-Yourself tools cho dân Mỹ tự sửa nhà. Họ có non 50 tỷ USD nợ vay ở mức lãi suất rất thấp, tuy nhiên vốn chủ sở hữu chỉ có 1 tỷ USD vì đã mua cổ phiếu quỹ giảm vốn quá nhiều (!!) Như vậy nếu theo nguyên tắc anh sẽ thấy công ty này gần như phá sản, song sự thực không phải như vậy. Công ty vẫn mang về ROIC >30%-40% đều đặn và vị thế kinh doanh số 1st toàn cầu, với doanh thu hàng năm 150 tỷ USD, và free cash flow ~17 tỷ USD. Đến đây chỉ số net debt/free cash flow lại hiệu quả, khi chỉ cần 3 năm trích free cash flow, họ đã có thể trả hết số nợ vay đó dễ dàng, đó là chỉ số rất tốt, thông thường những DN tuyệt vời mới có thể đạt net debt/free cash flow tầm 3-5 năm.”

    Hi vọng chúng tôi trả lời sâu vậy bạn đã rõ rồi, nếu có thắc mắc gì thêm bạn đừng ngần ngại comment thêm ở đây nhé!

    Angelos, đại diện BBT

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!