Về phân tích kỹ thuật – The Golden Newsletter Vietnam
5 replies
28/08/2019

Gửi S.A.F.E,

Mình có đọc được bài viết của các bạn về việc kết hợp PTCB và PTKT là một phương pháp nửa vời, không đem lại thành công. Tuy nhiên, mình cũng biết các bạn đi theo Rule #1 của Phil Town, người khuyến cáo kết hợp PTCB với PTKT (MACD, Stochastics, Moving Averages) trong cuốn sách của mình. Liệu rằng đây có phải là một sự mâu thuẫn? Hoặc nếu các bạn đơn thuần không đồng tình với quan điểm của Phil Town về PTKT, các bạn sử dụng phương pháp gì thay thế để nắm lấy cây gậy của Mr. Market trước khi ông ta đánh mình?

Cảm ơn các bạn.

5 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bạn không thấy việc nhìn vào cây nến xanh đỏ làm người ta ảo giác việc giá cp như thế này là quá cao, hay quá thấp?

  • À chúng tôi không theo 100% ngài Phil Town thưa anh, chúng tôi thấy cách ông đặt tên 4M cho các mặt mà ta phân tích một doanh nghiệp khá hay, dễ nhớ nên chúng tôi ứng dụng. Đây cũng là 4 câu hỏi mà ngài Buffett đặt ra trước khi phân tích bất cứ công ty nào, sau nầy khi nghiên cứu các bài phân tích của ngài Buffett thuở trẻ tuổi (độ 20-26) chúng tôi mới thấy rõ được chuyện đó. Quả thực ngài Phil Town đã tóm gọn lại thành 4 chữ M rất dễ nhớ, song riêng cá nhân chúng tôi thì cộng thêm 1 chữ F (Financials) vào 4 nhân tố M nầy nữa…

    Về PTKT thì chúng tôi cũng đã thể hiện quan điểm trong bài viết anh đọc rồi, chúng tôi rất ngại phải tranh luận về chuyện đó ở đây dài dòng nữa (chúng tôi từng bị một lần trong quá khứ rồi). Anh thử tưởng tượng cách đây 200 năm chưa có máy tính, đồ thị, hoặc anh phải mua một doanh nghiệp tư nhân, hay một doanh nghiệp chưa niêm yết (OTC) chẳng hạn, anh nghĩ ta sẽ phân tích như thế nào để đầu tư?

    Nếu anh đang thực hiện phương pháp trên đạt nhiều thành tựu thì anh cứ tiếp tục thực hiện anh à – không cần quan tâm đến bài viết của chúng tôi, ngài Phil Town cũng đã thành công. Song chúng tôi cho rằng phần lớn NĐT cá nhân sẽ không thành công như lời những lớp dạy học hứa hẹn nên bài viết cảnh tỉnh đó mới ra đời.

    Xin cám ơn câu hỏi của anh.
    S.A.F.E team

    • Rất cảm ơn câu trả lời của các bạn! Mình là người đăng bài viết gốc.

      Cho phép mình làm rõ một vài điều, do có lẽ cách diễn đạt của mình trong bài viết chưa được tốt. Thực chất mình là nhà đầu tư nghiệp dư chưa có nhiều kinh nghiệm, và mình đã tham khảo cuốn Rule #1 theo lời khuyên của các bạn. Cuốn sách rất dễ tiếp cận đối với người mới như mình, nhưng một phần tất yếu trong trường phái đầu tư của Phil Town là PTKT, do đây là cách ông sử dụng để tránh lỗ và bảo toàn gốc đầu tư của mình.

      Minh cũng không có niềm tin vào PTKT thông qua kiến thức tiếp thu từ sách vở, nên khi đọc được thông tin này trong Rule #1 mình cũng có chút phân vân, chưa biết có nên đi theo trường phái này hay không! Vì vậy mình đã đăng bài để hỏi ý kiến các bạn. Mình thấy việc bảo toàn gốc đầu tư rất quan trọng, không biết các bạn làm thế nào để đạt được điều này (trong khi phương thức của Phil Town là PTKT)?

      Rất mong nhận được hồi đáp của các bạn. Các bạn là những nhà phân tích có khoa học và mình luôn tin vào giá trị trong những bài viết của S.A.F.E team.

      • Chào anh Đức Lâm!
        Tôi xin phép được đưa ra quan điểm cá nhân của mình như thế này:
        Nếu anh để ý thì sẽ thấy trong lịch sử thành công của thị trường chứng khoán thế giới từ xưa đến nay thì có cả những người thành công theo phương pháp PTKT như ngài Phil town mà anh đề cập tới hoặc ngài O’niel…nhưng như cụ WB, cụ Munger thì không thấy ai đề cập đến phương pháp PTKT trong các thành công của 2 cụ. Điều đó cho thấy là ở phương pháp nào cũng có người thành công cả nhưng câu hỏi đặt ra là họ thành công bằng phương pháp đó còn người khác lại không? Có lẽ là họ đã làm những gì họ giỏi nhất để thành công. Tôi nghĩ vậy! Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp anh được chút gì đó.
        Trân trọng!

        • Chào anh Duy! Góc nhìn này thực sự rất quý báu và thiết thực. Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!