Xin chào ban biên tập.
Tôi là một độc giả không có kiến thức tài, chính kinh doanh và đã thu được một số kiến thức từ các ấn phẩm của TGN; tôi vẫn đang tiếp tục học hỏi trên con đường cố gắng hình thành một phương pháp đầu tư cho bản thân.
Trong một số ấn phẩm, tôi thấy BBT có nhắc vài lần đến việc ứng dụng toán xác xuất giản đơn trong đầu tư để quản trị rủi ro – gần đây là ấn phẩm số 56 tháng 03/2022.
Vấn đề này tôi cũng đã tự tìm hiểu nhưng thấy rất mơ hồ, vì vậy tôi mong rằng ban biên tập sẽ có một chuyên đề riêng để giúp tôi, cũng như tôi nghĩ nhiều người sẽ cần về vấn đề này, đặc biệt nếu có một trường hợp cụ thể trong thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam thì vô cùng tuyệt vời.
Nếu có độc giả TGN nào đọc được topic này cũng xin chia sẻ thêm hiểu biết các nhân về vấn đề này.
Xin cám ơn!
Vâng cám ơn anh:
– Thực ra như anh thấy, đầu tư là một bộ môn nghệ thuật trộn lẫn khoa học (art mixed with science). Do đó bất cứ gã nào nghĩ rằng mình có thể “model hóa”, lập thuật toán algorithm gì đấy rồi định lượng hóa mọi thứ một cách đáng tin cậy rồi đòn bẩy điên rồ sẽ có kết cục như Long Term Capital Management, ấn phẩm 58 vừa qua! Ngay cả Jim Simons của Renaissance Technologies hay David E. Shaw thú rằng họ có được alpha là nhờ họ tiết giảm được rất nhiều chi phí trading, lãi vay và hệ thống máy chủ AI, server, đội ngũ khoa học máy tính giỏi từ những ngày đầu…
– Về toán xác suất giản đơn trong đầu tư mà ngài Munger đề cập, chúng tôi quên nguồn rồi, nhưng ngài Munger từng viết một bài báo về risk/reward, optimal betting theo công thức của nhà toán học John Kelly Jr. Anh có thể Google tìm.
– Còn ý chúng tôi trong ấn phẩm 56, nếu anh không rành về toán xác suất, không khó hiểu để: (1) Tránh xa các case có downside -100% như đòn bẩy margin, quyền chọn, phái sinh – nếu có chúng tôi thực lòng khuyên anh chỉ “vui vui” 0.5%-1.0% tài sản tối đa để vui là chính (chúng tôi biết nhiều NĐT chán chường có xu hướng muốn giải trí), chứ đừng mong làm giàu từ nó, vì anh có thể mất trắng bất cứ lúc nào! (2) Phần lớn danh mục của anh nên được ưu tiên cho các khoản đầu tư có tỷ lệ reward/risk, hay upside/downside lớn đáng kể. Ví dụ như một khoản đầu tư X có upside tiềm năng 500%, nhưng downside chỉ -25% chẳng hạn. Không cần nhiều toán học một NĐT giá trị thông minh cũng hiểu rằng đó nên là khoản nên chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục. Còn về case riêng hay chuyên đề riêng chúng tôi không nói đâu (cười lớn), anh phải tự tìm khoản đầu tư phù hợp với vòng tròn hiểu biết của mình thôi…
Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi! Cám ơn câu hỏi thú vị của anh và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình.
S.A.F.E
Cám ơn BBT, tôi sẽ tự mình tiếp tục tìm hiểu.
Chúc BBT ngày càng thành công với việc lan tỏa kiến thức về đầu tư giá trị ở Việt Nam.