” Bạn không thể vỗ tay bằng một bàn tay”
—– Sammuelson—–
Câu này mang ý nghĩa kinh điển mang tính triết học cao. Nó thể hiện ngắn gọn và súc tích nhất về tư duy biện chứng.
Câu này Sammuelson dùng để chính cách nền kinh tế vận hành tốt nhất. Thì không thể để một thị trường tự do cạnh tranh thuần tuý được. Và cũng không thể vận hành bằng cách kế hoạch hoá can thiệp toàn diện của nhà nước được. Mà phải sử dụng kết hợp hài hoà giữ thị trường tự do cạnh tranh ( bàn tay vô hình) và vai trò kinh tế của nhà nước( bà tay hữu hình).
Trong đầu tư, mình bắt gặp rất nhiều người chỉ dùng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật. Và họ, họ bảo thủ khi cố gắng tôn vinh phân tích cơ bản và vùi dập phân tích kỹ thuật, một nhóm khác lại làm ngược lại.
Vậy ai đúng ai sai, mình tin rằng . Những người đã có quá trình( mình đang nói đến là quá trình đầu tư chứ không phải 1 vài thương vụ mua bán ngẫu nhiên , riêng lẻ) đầu tư thành công đều phải sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này với nhau.
Họ sử dụng điểm mạnh của phương pháp này và dùng điểm mạnh của phương pháp kia để khắc phục những điểm yếu của phương pháp này.
Đừng cố tôn vinh phân tích cơ bản rồi chê bai phân tích kỹ thuật và ngược lại. Điều này giống như bạn đang cố vỗ tay khi chỉ có 1 bàn tay. 2 phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu. Để tốt nhất hãy sử dụng kết hợp hài hoà chúng. Phân tích kỹ thuật tồn tại và được nhiều người dùng tức là nó có lý do tồn tại của nó. Phân tích cơ bản cũng vậy
” cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại tức là nó đang hợp lý”
—- P. helghen-
Chào anh, rất mong được biết quý danh của anh.
Chúng tôi tin rằng lí do có mục thảo luận này là vì anh (và có lẽ nhiều nhà đầu cơ cá nhân khác nữa) khá không hài lòng về bài viết “Vì sao phân tích kĩ thuật sẽ thất bại cay đắng trong dài hạn” của chúng tôi trong ấn phẩm số VI. Chúng tôi cũng dự đoán được điều này, nên đầu bài viết trên, chúng tôi đã ghi rằng: “đây là bài viết Quan điểm ngược chiều chứa đựng sự phản đối lớn nhất mà chúng tôi từng làm từ trước đến nay. ”
Vậy ý kiến chúng tôi là gì? Ý kiến chúng tôi khá trái chiều với anh, dù biết anh và nhiều người khác phật lòng nhưng chúng tôi vẫn nói để các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là các bạn sinh viên trẻ, tránh đi vào con đường sai lầm:
– Thứ nhất chúng tôi nghĩ rằng câu châm ngôn của Samuelson không liên quan mấy đến việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật cả. Ông đang nói đến việc điều hành một nền kinh tế vĩ mô.
– Thứ hai, chúng tôi không cố tôn vinh phân tích cơ bản lên. Chúng tôi thậm chí còn không dùng từ này trong các bài viết. Anh sẽ hỏi vì sao? Vì phân tích các yếu tố cơ bản doanh nghiệp để đầu tư là công việc đúng đắn duy nhất. Trong suy nghĩ của một nhà đầu tư đích thực, không có chuyện phân loại ra “phân tích cơ bản” và “phân tích kĩ thuật” cả. Nó là lựa chọn đúng đắn duy nhất.
Nếu anh mua một món hàng mà không biết các đặc tính, công dụng, và định giá của nó, mà thay vào đó, anh chỉ mua hàng vì có một đám đông khác sắp mua vào, thì có thể gọi là đầu tư được không?
– Thứ ba, anh, cũng như nhiều nhà đầu cơ cá nhân khác khắp thế giới, cũng lập luận rằng cái gì còn tồn tại thì tức là nó hợp lý. Mệnh đề này theo chúng tôi vô cùng sai lầm.
Cái gì hợp lý thì sẽ còn tồn tại. Tuy nhiên, không phải cái gì còn tồn tại cũng hợp lý – hệt như những thủ tục hiến người để tế thần, thuật giả kim, cầu mưa, … cách đây hàng thế kỉ cũng tồn tại vậy. Chúng tôi nghĩ rằng lí do PTKT còn tồn tại là vì 90% nhà đầu cơ cá nhân chọn sai phương pháp, đồng thời nôn nóng làm giàu nhanh hơn quy luật tự nhiên.
– Thứ tư, anh nói rằng anh có những tấm gương thành công nhờ việc kết hợp hai phương pháp này. Ngay cả Soros, nhà đầu cơ thuộc hàng vĩ đại nhất, cũng không hề dùng phương pháp này. Ông đầu cơ một cách kiên nhẫn trong nhiều năm. Một phương pháp phải giúp một nhà đầu tư cá nhân kiếm tiền bền vững qua 20 năm, trải qua mọi giai đoạn của thị trường, đạt tự do tài chính thì mới có thể gọi là phương pháp đúng đắn được.
– Cuối cùng, nếu anh tin vào PTKT thì anh hãy sử dụng chúng, chúng tôi không hề có ý kiến gì cả, mỗi người đều có quyết định của riêng mình. Chúng tôi chỉ muốn răn đe những bạn trẻ và những cá nhân đang còn chưa định hướng được.
Cám ơn câu hỏi của anh và chúc anh sức khỏe.
S.A.F.E team
Chào bạn!
Mình có đôi lời góp ý với bạn
Đời xưa người ta đã luôn tranh luận về nước vs lửa, “Nước mạnh hơn hay Lửa mạnh hơn”. Mình cho rằng so sánh như thế là không hợp lý, nó phải là bao nhiêu nước với bao nhiêu lửa và ngược lại.
Mình ủng hộ việc liên tưởng của bạn nhưng chính bạn lại không hiểu hết câu châm ngôn của Sammuelson, cũng như mặt kia của chính vấn đề bạn đang nói
Xăng pha nhớt, bạn có dám dùng nhiên liệu này chạy cho xe máy, xe ôtô của mình không?
Bạn có bao giờ thấy vận động viên nào vô địch thế giới 2 môn thể thao cùng 1 lúc không?
Chỉ có sự chuyên tâm nhất nhất mới cho kết quả tốt thôi
Nước hợp với nước, lửa hợp lại với lửa mới mạnh thêm được, không có chuyện nước + lửa tạo ra cái gì đó to lớn hơn được, phi lý.
Bạn nghĩ rằng biết 1 chút PTCB 1 chút PTKT sẽ tốt hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Quên đi
Vì thị trường chứng khoán không phải là nơi dành cho những kẻ hời hợt
Phải có sự chuyên tâm
PTCB hay PTKT sẽ vẫn tồn tại với nhau thôi, như nước với lửa, vì sự mê muội muốn làm giàu nhanh chóng trên TTCK mà người ta ưa dùng PTKT hơn, không cần quan tâm mình đang mua cái gì, như thế nào.
Soros biết rõ ông làm gì, ông đầu cơ nhưng có những thương vụ ông kiên nhẫn chờ đợi 2 3 năm thậm chí là 5 năm sau nó mới diễn ra như ông dự đoán.
Warren kiên nhẫn đầu tư trong nhiều năm, để mua được Coca-Cola, Warren đã phải đợi gần 40 năm.
Họ đều biết rõ mình phù hợp với cái gì, và hiểu rõ mình đang làm gì. Họ không “xăng pha nhớt” như bạn việc bạn đang nghĩ đâu.
Họ rất kiên nhẫn, chăm chỉ làm công việc của mình.
Bạn hợp với PTKT thì bạn chuyên tâm vào nó, vì sự phù hợp là yếu tố quan trọng.
Đôi lời đến bạn
Từ trước đến nay, cuộc tranh luận về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật bao giờ cũng sôi nổi, quyết liệt và gần như chẳng bao giờ có hồi kết. Việc BBT đưa ra cái nhìn về PTKT, theo cá nhân tôi đánh giá là khá dũng cảm, tạo ra một góc nhìn riêng biệt, đồng thời cũng mở ra 1 cuộc tranh luận thú vị.
Tôi cũng xin phép được đưa ra quan điểm ý kiến riêng của mình:
1. Việc BBT cho rằng PTKT k phù hợp về mặt bản chất và không có sự khác biệt khi chỉ dựa vào giá và khối lượng, timing, mua bán liên tục, dựa vào dòng tiền, tự phản ánh dẫn đến sự phá vỡ cá mô hình… tôi cho rằng BBT đang k hiểu gì về PTKT nhưng lại đi phân tích về PTKT.
– Như thế giới vật chất của chúng ta được cấu thành từ 3 loại hạt cơ bản là Proton, Neutron, Electron và từ 3 loại hạt này phối kết hợp thành hàng trăm loại nguyên tử khác nhau, từ đó tạo nên thế giới muôn hình vạn trạng. PTKT cũng vậy, chỉ với 2 đại lượng cơ bản là giá và kl cũng tạo ra được hàng trăm, hàng ngàn các loại chỉ báo, các mô hình… và từ đó đưa ra quyết định mua bán dựa trên các chỉ báo này, chứ k đơn thuần chỉ là giá và kl.
– Timing là 1 yếu tố rất cơ bản của PTKT, đó là chờ đợi thời điểm khi các yếu tố phù hợp với set up của riêng mình để vào lệnh. Việc BBT nói rằng sử dụng PTKT sẽ liên tục mua bán là thiếu chính xác và thực tế. Chỉ mua và bán khi các yếu tố xảy ra phù hợp với “rule” của mình, đó là một người sử dụng PTKT có kỷ luật.
– Dựa vào dòng tiền, ai là người mua khi mình bán: Có 1 thực tế là PTKT rất đa dạng về chỉ báo và mô hình, tùy mỗi ng có 1 cách sử dụng khác nhau mà có 1 quyết định khác nhau nên việc 2 người sử dụng PTKT khi nhìn vào 1 chart đưa ra quyết định trái ngược nhau là chuyện quá đỗi bình thường.
– Thị trường tài chính về cơ bản là hoạt động dựa trên niềm tin, khi số đông càng tin vào điều gì đó thì điều đó càng dễ xảy ra. Ví dụ, tất cả mọi người cùng nghe tin đồn là 1 ngân hàng sẽ phá sản, lập tức những ai gửi tiền ở NH đó cùng nhau đi rút tiền khiến cho NH cạn kiệt về thanh khoản dẫn tới phá sản. PTKT cũng vậy, nếu 1 CP break out đỉnh cũ thì thường giá sẽ tăng rất mạnh sau đó, và việc break out sẽ lôi kéo nhiều người khác mua theo và từ đó sẽ dẫn tới giá tăng mạnh.
2. Sự kết hợp giữa PTKT và PTCB:
Nếu như việc kết hợp giữa PTKT và PTCB thật sự vô dụng như BBT đề cập thì đã không tồn tại 1 pp đầu tư khá thành công và nổi tiếng như CANSLIM. Chữ N trong pp này là viết tắt của New High hay đỉnh giá mới. Khi nào 1 CP có đỉnh giá mới, câu trả lời đó là khi cp break out đỉnh giá cũ!
Nếu kết hợp nhuần nhuyễn giữa PTKT và PTCB tôi cho rằng hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ áp dụng 1 pp, ví dụ:
– Việc 1 CP tốt gặp vấn đề tạm thời khiến giá CP bị lao dốc xuống dưới giá trị thực của nó. NDT với 1 biên độ an toàn cho phép đã mua vào CP đó, nhưng giá CP sau đó tiếp tục giảm. Lúc này những ai sử dụng PTKT sau khi nhìn thấy các dấu hiệu tạo đáy hình thành bèn mua vào CP này, rõ ràng trong trường hợp này PTKT phát huy ưu điểm của mình. Còn việc sau khi có LN tương đối họ có bán ra hay không là 1 chuyện khác. Lí tưởng nhất là mua theo PTKT bán theo PTCB.
– Một CP tốt đi ngang suốt 1 năm trời rồi sau 1 phiên break out mới tăng giá. Rõ ràng những người sử dụng PTKT sẽ k mua 1 CP xong để im CP đó cho đến khi tăng giá, họ có thể mua vào rất nhiều CP break out để take profit ngắn hạn. Mặc dù giá họ mua vào lúc break out sẽ cao hơn khiến LN họ thu đc giảm đi, trong khi RR tăng lên nhưng họ sẽ tận dụng được vòng quay vốn tốt hơn và TSLN cũng sẽ cao hơn.
PTKT cũng như PTCB đều là những pp được sử dụng rộng rãi hiện nay. Cá nhân tôi cho rằng mỗi pp đều có những ưu nhược điểm riêng (Ví dụ như PTCB sẽ mua đc cp giá rẻ hơn là PTKT, còn PTKT sẽ tận dụng được vòng quay vốn tốt hơn) nhưng về bản chất đều là “đặt cược” là giá CP sẽ tăng nhưng khác nhau về target cũng như thời gian. Và nó phải phục vụ cho mục đích cuối cùng là làm sao để chọn được những phi vụ có Giá trị kỳ vọng càng lớn càng tốt trên cơ sở phù hợp với quy mô vốn cũng như mức độ chịu rủi ro của mỗi cá nhân.
Chào anh Sơn Tùng,
Như chúng tôi đã nói nhiều lần về bài viết này. Nếu anh tin vào PTKT, và đang kết hợp chúng thành công, thì hãy dùng đi, chúng tôi không có ý kiến gì cả.
Chúng tôi thì không tin vào nó, bởi vì PTKT là một phương pháp dành cho những tay đầu cơ ngắn hạn và không hề logic dưới góc độ của một nhà đầu tư, nên chúng tôi muốn răn đe các bạn sinh viên trẻ chưa có định hướng hoặc các nhà đầu tư giá trị nửa vời.
Anh nói rằng “tốt nhất là mua theo PTKT, và bán theo PTCB”. Nghe sao thật dễ dàng! Chẳng hạn một cổ phiếu tuyệt vời như Coca Cola sụt giảm xuống 10USD, rồi breakout lên 12USD với mọi chỉ báo PTKT đều tốt. Song khi anh vừa mua xong, cổ phiếu giảm tiếp 30% xuống còn 9USD, rồi lình xình trong 9 tháng tiếp theo vì có “lực bán mạnh”. Ắt hẳn hầu hết những người PTKT sẽ bán ra thay vì mua thêm vào như một nhà đầu tư giá trị thông minh.
Hay chẳng hạn như một doanh nghiệp không hề có giá niêm yết, giao dịch OTC, thậm chí là doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tốt – thì anh mua theo PTKT như thế nào? Chúng tôi chưa từng thấy vị doanh nhân nào xem xét M&A một doanh nghiệp khác mà ngồi vẽ đồ thị ra như các chuyên gia PTKT cả.
Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa mục đích của bài viết đó là để răn đe những bạn trẻ và những người đang thua lỗ vì chọn sai phương pháp. Chúng tôi không có ý tấn công ai, mong anh đừng thấy bị “tổn thương” để rồi phải tốn công sức giải thích cho chúng tôi nghe.
Chúc anh nhiều sức khỏe và may mắn.
S.A.F.E team
Tôi không có ý định giải thích cho SAFE team, cái tôi muốn là đưa ra 1 luồng tranh luận đúng đắn, có ý kiến phản biện rõ ràng để cho tất cả độc giả cùng hiểu rõ bản chất vấn đề.
Chân lý là vĩnh hằng, cho dù có bị bóp méo hay nhào nặn thế nào thì cuối cùng chân lý vẫn là chân lý.
Tôi thấy comment reply của SAFE team mang nặng yếu tố công kích cá nhân hơn là tranh luận học thuật và ở chừng mực nào đó quá nặng yếu tố định kiến.
Ý kiến của tôi rất rõ ràng, tôi đưa ra ý kiến lập luận phản biện lại bài viết của SAFE team theo từng ý một. Nếu lập luận của tôi chưa hợp lý, mời SAFE team đi sâu vào phân tích, mổ xẻ, xem lập luận của tôi chưa thuyết phục ở đâu thay vì đổ lỗi là tôi cay cú nên mới viết bài giải thích… Phải chăng SAFE team thật sự k hiểu rõ về PTKT nên k dám tiếp tục thảo luận 1 cách nghiêm túc? Càng tranh luận sẽ làm càng sáng tỏ vấn đề, SAFE team đã dám viết 1 bài về PTKT, có độc giả đưa ra lập luận phản biện lại bài viết của mình, thiết nghĩ nếu như những quan điểm mà SAFE team đưa ra là đúng đắn thì cũng cần phải phản biện lại lập luận của độc giả một cách chi tiết chứ? Tinh thần lắng nghe quan điểm ngược chiều mà SAFE team hay đề cao biến đâu mất rồi? Phải chăng là nói dễ hơn làm?
Còn với 2 ví dụ mà SAFE team đưa ra tôi xin đưa ra quan điểm như sau:
1. Có thể 1 trader sẽ cắt lỗ Coca-Cola ở 9 USD trong khi 1 investor sẽ sẽ mua vào vùng này, đến đây có 2 trường hợp có thể xảy ra:
– Một là giá CP Coca-Cola (mã CK KO) tiếp tục giảm, trader sẽ mua được với giá rẻ hơn.
– Hai là giá CP Coca-Cola bật tăng trở lại, trader sẽ phải chờ mua lại với giá đắt hơn.
Rõ ràng là việc mua được KO với giá rẻ hơn đắt hơn mang tính xác suất, một người sử dụng PTKT thành thạo sẽ lựa chọn action đối với tình huống có xác suất cao nhất và phần thưởng nhiều hơn (trong trường hợp dự đoán KO giảm giá, trader hoàn toàn có thể mở vị thế Short đối với CP này và chờ cover lại ở mức giá thấp hơn.)
Giả sử có 2 người bạn chơi thân thiết với nhau, một người giỏi PTKT (trader), 1 người giỏi PTCB (investor). Đến 1 ngày KO giảm xuống 9$, lúc này investor mới bảo trader rằng mức giá 9$ này quả thực quá an toàn rồi, đây là mức giá quá hời, ông xem liệu KO có thể giảm xuống tiếp k để tôi chờ thêm. Và sau đó trader mới bảo là KO còn có thể tiếp tục giảm nữa, chờ nó về 6$ rồi hãy mua. Chưa biết diễn biến tiếp theo như thế nào nhưng giả sử xác suất đung của trader này khoảng 60% thì anh ta đã giúp bạn mình là 1 investor mua được CP với giá hời hơn cùng xác suất đúng cao hơn.
2. Đối với DN trên OTC, thì quả thực là sẽ rất rủi ro khi trade vì không có sự minh bạch về thông tin cũng như giá và khối lượng giao dịch một cách chính xác, đầy đủ.
PTKT dựa trên 2 yếu tố cơ bản là giá và KL để đưa ra quyết định mua bán, nếu 2 yếu tố này không được đáp ứng thì đừng dùng PTKT làm gì cho mất công. (Có 1 ngoại lệ mà chỉ cần 1 yếu tố là giá cũng có thể sử dụng PTKT để trading trên TT Forex vì đây là TT có vol cực khủng).
Cho nên, khi SAFE team viết “chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa mục đích của bài viết đó là để răn đe những bạn trẻ và những người đang thua lỗ vì chọn sai phương pháp” thì cần phải lập luận cụ thể, sẵn sàng tranh luận và phản biện lại với những dòng quan điểm ngược chiều để làm sáng tỏ vấn đề cũng như đưa ra các bằng chứng cụ thể (theo thống kê của 1 hiệp hội nào đó, bao nhiêu “nhà đầu tư” thua lỗ vì sử dụng PTKT, cũng như đạt được mức LN).
Nếu lập luận của các bạn đúng, thì người khác sẽ tự kết luận hộ bạn!
Cám ơn góp ý của anh lần nữa,
Quả thực chúng tôi cũng rất muốn thảo luận thêm về đề tài này nhưng còn bận nhiều công việc khác, dẫn đến giọng văn trả lời cũng hơi gay gắt, nên mong anh thông cảm nhờ.
Chúng tôi sẽ lập luận lại những luận điểm như anh yêu cầu một cách ngắn gọn:
(1) Anh nói về lợi ích timing của PTKT:
Mời anh xem 2 bài này (https://newslettervietnam.com/nha-dau-tu-thong-minh-ky-2/) và http://theinvestmentsblog.blogspot.com/2013/03/benjamin-graham-pricing-vs-timing.html
Timing sẽ làm một nhà đầu tư trở thành một nhà đầu cơ. Và trong quyển The Little Book of Common Sense Investing của ngài Jack Bogle, lợi suất từ đầu cơ (speculation return) sau 100 năm chỉ là -0.1%. lợi nhuận (earnings) từ doanh nghiệp là thứ quan trọng nhất quyết định đến giá cả của cổ phiếu thường.
(2) Anh nói PTKT là tùy từng người, và có người sẽ thành công, có người không. Vâng lập luận này đúng lắm! Cũng có người đầu cơ thông minh cũng như đầu cơ sai lầm vậy.
Tuy nhiên xác suất rất cao là nhà đầu tư cá nhân sẽ thua lỗ nếu làm theo phương pháp này. Vì phương pháp này biến họ thành nhà đầu cơ cố gắng timing cổ phiếu và thị trường, làm tăng phí, thuế, và tăng xác suất họ mua phải một cổ phiếu tệ hại thay vì nắm giữ một cổ phiếu tuyệt vời trong nhiều năm.
Anh bảo số liệu dẫn chứng đâu thì chúng tôi cũng chịu. Nhưng kinh nghiệm quan sát bao thế hệ nhà đầu cơ cá nhân (trẻ có, già có) của chúng tôi đã cho chúng tôi niềm tin trái chiều này.
(3) PTKT vẫn được sử dụng rộng rãi. Vâng, đó là lý do chúng tôi có bài viết ngược chiều trên.
Lời cuối, thật sự chúng tôi đã giải thích rất nhiều trong bài viết và phần thảo luận này. Nếu anh vẫn muốn thảo luận thêm thì chúng tôi sẽ trả lời lại khi nào rảnh việc. Chúng tôi không hi vọng có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam hiện tại, mà chỉ một phần nào đó thôi thì cũng đã mãn nguyện rồi.
Chúc anh sức khỏe và may mắn.
S.A.F.E team
Nhận xét của tôi về phần trả lời của SAFE team là khá yếu và thiếu khi đưa ra lập luận của mình một cách chưa rõ ràng, thiếu thuyết phục và chưa trả lời đầy đủ đối với các lập luận của tôi đưa ra.
(1) SAFE team (SAT) đưa ra 2 link dẫn chứng, link tiếng Anh thì tôi đọc k hiểu, nếu SAT có thể biên dịch lại được thì tốt quá, còn link tiếng Việt thì tôi đọc được đúng 1 dòng khi nói về timing: “Nếu dùng phương pháp chọn thời điểm mua (timing) tương tự như việc các chuyên gia phân tích kĩ thuật cố gắng làm, ông cho rằng những cá nhân sẽ tự biến mình thành những tay đầu cơ chuyên dự đoán may rủi và có kết cục tài chính hệt như họ.” Hết. Đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân của Greenblatt và không có lập luận, dẫn chứng rõ ràng. Tôi thấy không có gì sáng tỏ nhiều sau khi đọc xong quan điểm cá nhân này.
(2) SAT lập luận với kinh nghiệm của bản thân đã cho các bạn niềm tin trái chiều này. Vâng vẫn là kinh nghiệm và niềm tin, những thứ mang đầy tính chủ quan của con người. Liệu SAT có hiểu rằng người ta chỉ nghe những gì muốn nghe, thấy những gì muốn thấy. Các bạn áp dụng đầu tư giá trị và thành công, nhưng các bạn đã bao giờ “xông pha” tìm hiểu thế giới của các trader “thành công” là như thế nào chưa?
Rõ ràng mọi người đều có vòng tròn năng lực của mình, sở dĩ Buffet và Munger thành công là vì 2 ông hiểu rõ về nó. Tôi nghĩ thay vì viết về PTKT – thứ mà theo tôi đang nằm ngoài vòng tròn năng lực của SAT, SAT hãy viết những bài viết đậm chất đầu tư giá trị những thứ nằm trong vòng tròn năng lực của mình để đem sự hiểu biết của mình tới cho tất cả ai muốn tìm hiểu.
Không nhất thiết phải hạ thấp người khác xuống mới nâng cao được mình lên, phải không SAFE team?
Trước nghe câu này trong bài viết nào đó, nghe cũng hay hay:
“Experience keeps a dear school. But fools will learn in no other.”
Bạn Tùng muốn trade kiếm tiền thì cứ làm rồi chứng minh bằng thành quả đi, sao mà lắm lời thế? Cay cú trang blog này à 🙂
Tôi cũng từng trade và thất bại đây. Giờ tôi đã thay đổi rồi. Nhẹ người hơn hẳn, tập trung công việc, bữa nào cũng ngủ ngon.
Quay đầu là bờ bạn à.
Thân,
Tôi đồng tình với bạn Tùng ở trên, và không đồng tình với bạn Xuân Nguyễn.
Chưa bàn đến nội dung tranh luận mà trước hết hãy bàn về phương pháp tranh luận. Chúng ta nên đi thẳng vào vấn đề, SAFE Team không mạnh về PTKT mà lại bàn về PTKT chính vì vậy không giải đáp được các thắc mắc của các độc giả, mà đang cố gắng giải thích theo hướng, vì PTCB là tốt nên PTKT là không tốt.
Cứ cho là phương pháp luận của cu cậu thắng đi, thì để được gì nào. Quan trọng nhất vẫn là tài sản ròng tăng trưởng đều qua hàng năm. Vậy thì đã làm được chưa?
Phương pháp đã sai ngay từ đầu nên rất khó.
Gửi ban biên tập, “Arguing with a fools only proves that there are two.” Tôi ủng hộ ban biên tập, vì dám dũng cảm chỉ ra những cái sai và ảo tưởng ngu dốt của rất nhiều nhà đầu tư cá nhân Việt Nam hiện tại. Mong ban biên tập đừng vì những tên ngốc này mà nhụt chí, mục “Quan điểm ngược chiều” từ trước đến giờ luôn rất hay.
Thân,
Chào các đọc giả,
Xin mạn phép giới thiệu đôi chút, tôi là tổng biên tập và là cố vấn của dự án này từ những ngày đầu. Tôi cũng là người đưa ý tưởng cho bài viết trên, và anh bạn trẻ Angelos là người viết lại.
Dù giọng văn của Angelos có hơi gay gắt, song tôi xin tóm tắt ý tưởng của bài viết trên như thế này:
– Nếu chỉ dùng thuần đồ thị, một nhà đầu tư cá nhân sẽ khó có được kết quả đầu tư tốt đẹp, vì phương pháp này không hợp lí về mặt logic đầu tư và không có nhiều sự khác biệt.
– Nếu kết hợp cả đồ thị và phân tích doanh nghiệp, thay vì chọn thời điểm như ý, nhiều khả năng nhà đầu tư cá nhân sẽ chọn thời điểm sai do yếu tố thực sự thúc đẩy giá cổ phiếu chính là doanh nghiệp đằng sau nó
– Vì vậy, đầu tư thông minh nhất, đơn giản thay, chính cũng giống như việc kinh doanh nhất.
Dù vậy, những nhận định này dựa trên mười mấy năm kinh nghiệm vỏn vẹn của riêng tôi, nên hoàn toàn có thể sai lắm chứ! Ngài Graham lúc cuối đời cũng phải nhận định rằng có rất nhiều cách để kiếm được lợi nhuận thỏa đáng trên thị trường. Do đó, tôi, cũng như các cộng sự của tôi, sẽ ghi nhận các ý kiến rất chân thành của đọc giả:
(1) Cần có cái nhìn cởi mở hơn về nhiều cách kiếm tiền khác trên thị trường, phân tích đồ thị là một trong số đó.
(2) Phương pháp luận cần số liệu dẫn chứng chặt chẽ hơn những kinh nghiệm chủ quan.
(3) Nội dung cần tập trung vào triết lý đầu tư giá trị hơn là việc phê phán những phương pháp khác
Về ý kiến thứ ba, quý đọc giả có thể yên tâm vì chúng tôi luôn có kế hoạch những nội dung chi tiết chuẩn bị sẵn cho toàn năm 2018 – và đó là những triết lý đầu tư giá trị hữu ích sẽ đồng hành cùng quý đọc giả lâu dài. Chúng tôi không thường xuyên phê phán, trừ những trường hợp quá cần thiết như giai đoạn đầu năm 2018 khi toàn thị trường đều hưng phấn, chúng tôi rất muốn nói đôi lời với các bạn sinh viên trẻ.
Rất mong quý đọc giả ủng hộ lâu dài dự án hữu ích này,
Filologos
P/S: Tôi rất mong chúng ta có thể thảo luận tập trung vào vấn đề và tôn trọng lẫn nhau thay vì công kích cá nhân. Dù sao đi nữa, điểm chung của chúng ta là nền tảng đầu tư giá trị và mục tiêu tự do tài chính, điều đó rất quý.
Chào các bạn,
Vì mới biết đến website này và mới đọc được topic này, nên mình tham gia bàn luận hơi trễ. Tuy nhiên do topic này quá thú vị đối với mình, do đó mình muốn góp đôi lời tham luận.
Xin được tự giới thiệu, mình đã có 1 quá trình đầu tư lâu dài, căn bản là đầu tư giá trị. Nhưng là người ham tìm hiểu, nên mình cũng đã tìm hiểu khá cặn kẽ về PTKT. Để tránh mất thời gian của mình và của các bạn, mình xin đi thẳng vào vấn đề.
Mình sẽ lấy 1 ví dụ tưởng tượng để minh họa cho dễ hiểu. Giả sử bạn là chủ 1 tiệm cầm đồ ở một thị trấn nhỏ, nơi đây cũng có 1 vài tiệm cầm đồ khác, nhưng không nhiều. Gần đây trong thị trấn xảy ra khủng hoảng kinh tế, rất nhiều kẻ mang nợ bị đòi, bị xiết nợ … Họ bị buộc phải tìm đến bạn, là 1 trong số ít người có tiền mặt ở thị trấn, để đem cầm cố hoặc bán những món đồ có giá trị nhằm lấy tiền trả nợ. Tạm bỏ qua yếu tố đạo đức trong ví dụ này, giờ đây bạn biết rõ giá trị các món đồ, cũng như hiểu rõ vị thế tiền mặt của mình, bạn biết họ đang bán những món đồ đó với mức giá rẻ hơn giá trị thực của nó, nhưng bạn vẫn muốn mua các món đồ đó với mức giá rẻ nhất có thể để cho an toàn nhất và lợi nhiều nhất, đúng không? Như vậy bạn đang đóng vai trò một nhà đầu tư giá trị khi biết rõ giá trị thực của từng món hàng, và biết rằng giá cả đang rẻ hơn giá trị thực. Mặt khác, bạn cũng biết rằng mình vẫn còn có thể trả giá thấp hơn nữa, chừng nào mà các tiệm cầm đồ khác vẫn còn khư khư giữ chặt tiền của họ giống như bạn đang làm. Và bạn vừa kỳ kèo trả giá, lại vừa quan sát thật kỹ hành động của các tiệm cầm đồ khác. Nếu họ bắt đầu mua vào, bạn cũng nên làm vậy, nếu không các món đồ giá hời này sẽ tuột khỏi tay bạn. Và đó chính là PTKT. Các kiến thức về PTKT của mình dạy mình rằng, PTKT không phải là đoán xem đáy, đỉnh sẽ ở đâu, hay nó sẽ xảy ra lúc nào. Nó cũng giống như ta phân tích các chỉ số cơ bản của một doanh nghiệp để xem nó đang phát triển hay đang suy yếu. PTKT giúp ta phân tích hành động của 1 đám đông, để dò xét xem cái tâm tư của họ đang như thế nào, thông qua cường độ của các chỉ báo kỹ thuật.
Quay trở lại vai trò của tay chủ tiệm cầm đồ gian ác, tôi đã biết rằng giá cả hàng hóa đang rất hời cho vị thế nắm giữ tiền mặt của tôi, nhưng tôi vẫn quan sát các động thái của đám đông để xem liệu đã đến lúc mình nên mua vào hay chưa. Nếu tôi thấy các dấu hiệu như tiếng kêu la than khóc đã bớt đi độ thảm thiết, số lượng người kéo đến xếp hàng trước tiệm của tôi bắt đầu giảm bớt, thì e rằng đã đến lúc tôi nên bắt đầu chấp nhận giá bán của đám đông, vì mặc dù tôi không biết chắc chắn, nhưng kinh nghiệm của tôi dạy rằng, rất có thể các tiệm cầm đồ khác đã bắt đầu xiêu lòng với sự than khóc của đám đông.
Đó chính là PTKT đích thực.