Cách phân loại chứng khoán – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
26/05/2018

Em mới tìm hiểu về chứng khoán, có đọc cuốn security analysis , thắc mắc về cách đề xuất phân loại chứng khoán của ngài Benjamin Graham cụ thể trong sách viết là
1/ trái phiếu và cổ phiếu đầu tư
2/ trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đầu cơ
A. chứng khoán chuyển đổi
B. chứng khoán xếp hạng thấp ưu tiên cao
3/ cổ phiếu phổ thông
mặc dù trong sách có những vd về khác biệt giũa nhóm 1 và 2 , khác biệt giữa nhóm 2 và 3 nhưng em vẫn chưa hiểu rõ ràng lắm. Em hi vọng nhóm có thể trả lời giúp em hiểu rõ sự khác biệt đó 1 cách rõ ràng hơn bằng ngôn ngữ dễ hiểu hơn ạ . Em xin cảm ơn

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào bạn, rất mong được biết quý danh của bạn.

    Trước hết phải tự thú rằng chúng tôi không muốn phê bình các bản dịch, nhưng chúng hơi cẩu thả quá – đọc không tài nào hiểu được (!) Nên từ trước đến nay, chúng tôi luôn cố gắng đọc hẳn bản nguyên gốc tiếng Anh của ngài Graham, dù mất thời gian tí, vẫn dễ hiểu hơn rất nhiều so với các bản dịch “Google Translate”.

    Bạn hỏi rằng cách phân loại chứng khoán là như thế nào. Có thể mất mấy ngày liền mới giải thích được, song chúng tôi tóm gọn lại một chút như thế này:
    (1) Tại TTCK Mỹ lúc bấy giờ, thị trường chứng khoán đã phát triển hàng chục năm. Với nhu cầu vốn của doanh nghiệp đa dạng, nên họ phát hành khá nhiều các loại chứng khoán khác nhau – khác với Việt Nam hiện tại hầu như chỉ phụ thuộc vào cổ phiếu thường (common stock).
    (2) Trong quyển Security Analysis, ngài Graham tiến hành hướng dẫn cách phân tích rất nhiều các loại chứng khoán khác nhau, dựa trên mức độ rủi ro tăng dần:
    – Rủi ro thấp nhất: trái phiếu thứ hạng cao có tài sản đảm bảo (investment grade bonds)
    – Rủi ro cao hơn: các loại trái phiếu/cổ phiếu mang tính đầu cơ (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu không có tài sản đảm bảo, cổ phiếu ưu đãi, …) – những loại này thường được phát hành bởi các doanh nghiệp chưa có đủ bề dày lịch sử, có nhiều rủi ro tài chính.
    – Rủi ro cao nhất: cổ phiếu phổ thông (common stocks) – được cho là có rủi ro cao nhất vì khi doanh nghiệp vỡ nợ, chủ sở hữu là người được chia lại tài sản cuối cùng sau các trái chủ

    Ngài Graham phân vậy để hướng dẫn đọc giả phân tích cho dễ, chứ thực ra không có ý đồ gì cả. Còn ở Việt Nam, do thị trường còn sơ khai, nên hầu như khu vực trái phiếu chỉ dành cho các tổ chức chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần nghiên cứu phần cổ phiếu thường (common stock) là đủ rồi.

    Chúc kiến thức của bạn ngày càng vững chắc!
    S.A.F.E team

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!