Gửi BBT !
Hiện tại thì nhờ các kiến thức đã nghiệm qua các ấn phẩm về phương pháp này ! Cùng với đó là những ưu điểm và hạn chế của nó tôi nhận thấy một vài kinh nghiệm bản thân như thế này. Không biết đã đủ hợp lý và logic chưa ? Rất mong BBT có thể giải thích giúp.
– đối với case : WSS, HBS khi thời điểm về cuối năm 2020 giá xuống mức [2.0] tạo mức B/P khổng lồ hay gần đây có case TGG tại thời điểm cuối năm 2020 mức giá [ 1.0] tạo mức B/ P ~ 10 x . Vậy suy ra rằng yếu tố về giá có lợi vô cùng về xu hướng tăng giá. Cũng không phải là một ý tưởng tồi khi sử dụng 10%- 20% danh mục vào những trường hợp đó .
– như đối vs case TGG thì “ may mắn “ là doanh nghiệp sau thời gian làm ăn thua lỗ thì hiện tại đang M&A và phát hành thêm cp ~ [ 15.0] vậy thì mức thoải vốn như thế nào sẽ là hợp lý hay là ta phải nhận định lại DN xem tiềm năng thế nào ? ( đọc lại các sai lầm mà nghe câu nói sự mỏng mạnh giữa giàu có và túng thiếu làm tôi quặn lòng quá )
– và theo xác xuất giữa may mắn và P/ B vô cùng lớn thì ta lựa chọn cái nào ? Mặc dù chắc chỉ có được 20 tốt và 80 xấu chứ không đc như 60 tốt và 40 xấu của kí giả Nguyễn Hiến Lê
– lời cuối đó là tôi cũng biết quá khứ không thể quay lại và nói những điều đã diễn ra thì thật dễ dàng . Song tôi cũng được trang bị là quá khứ thường hay lặp lại gần như tương tự nên học hỏi càng nhiều lịch sử thì càng tốt chứ !
Thân ái !
Theo tôi những món hời vốn lưu động chỉ phù hợp khi NĐT chi phối, điều hành đc DN đó
Tôi nhớ rằng đã đọc ở đâu là món hời vốn lưu động là phương pháp gần như đã biến mất. Nếu nhớ ko lầm thì yêu cầu của phương pháp đó là chiết khấu 40% so với vốn lưu động. Nếu vốn lưu động chất lượng gồm tiền mặt. Trái phiếu. Các khoản phải thu chất lượng cao thì những case đó có khả năng trả cổ tức vượt cả giá P. Vì vậy quá hiếm người chịu bán. Nếu bán họ sẽ yêu cầu DN mua lại chứ không bán qua sàn. Còn nếu họ chịu bán thì chứng tỏ doanh nghiệp có vấn đề rất lớn đến độ kiểm toán và các bên quản lý sẽ không cho phép họ rút 1 chút nào phần vốn đó ra. Còn nếu bạn nhắm đến món hời vốn chủ gồm giá trị những tài sản trừ đi nợ (hay nói cách khác là số B) thì cần đặt dấu hỏi rằng. Bao nhiêu tài sản đang được thế chấp cho các khoản nợ. Nếu như ko đủ tiền mặt trả nợ thì khả năng tài sản mất đi nhiều hơn nợ thực vay là bao nhiêu. Và chất lượng tài sản ra sao mà EPS, ROE lại quá thấp đến nỗi không thể dùng định giá P/E.
Mà mình cũng khá chú ý case WSS. Do cái tên khá kêu. Cty đó cũng có 1 vài khoản đầu tư chất lượng. Nhưng mình cũng thấy họ nắm rất nhiều khoản đầu tư rủi ro cao, có vẻ giống phố Wall nhỉ. Và trên hết là hiệu quả sử dụng vốn của họ không tốt. Cho thấy có vấn đề về chất lượng tài sản. Những case còn lại bạn chỉ ra mình cũng nhận xét khá tương tự.
Loại hình đầu tư theo Net Net kiểu này chỉ phù hợp cho trường hợp nđt vốn lớn đủ khả năng hiện thực hoá lợi nhuận ngay khi thâu tóm, tránh thất thoát thêm tài sản nên mình thấy nó không thích hợp cho các nđt nắm giữ dài hạn hoặc vốn nhỏ đâu
Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh, như đã trả lời trong ấn phẩm 48
Thực sự chúng tôi cũng chưa hiểu rõ câu hỏi của anh lắm. Theo chúng tôi hiểu sơ bộ thì anh cho rằng việc mua rẻ dựa trên P/B là rất có lợi, và đôi khi có những catalyst bất ngờ sẽ khiến NĐT giá trị có được lợi nhuận lớn (chẳng hạn như cải thiện kinh doanh, ngành phục hồi, phát hành thêm, có cổ đông chiến lược tham gia, v.v), và việc đa dạng hóa một ít danh mục vào phân khúc nầy là một quyết định đúng đắn, đúng không anh nhỉ?
Nếu ý anh là vậy thì chúng tôi hoàn toàn đồng tình. Chúng tôi nhớ không nhầm thì trước đây có từng trả lời một câu hỏi như vậy rồi. Nhìn chung ở Việt Nam, việc đầu tư các cigar butts gặp nhiều bất lợi vì rủi ro quản trị, rủi ro không chi trả tài sản tương xứng cho cổ đông và thiếu thanh khoản là hiện hữu. Tuy nhiên, nếu anh có thể học theo ngài Schloss, “twist” công thức của ngài Graham lại một chút theo hướng book value, cộng thêm một số tiêu chí về định tính nữa và đa dạng hóa đúng mức thì chúng tôi tin sẽ đạt được thành quả tốt.
Thú thực chúng tôi đã từng backtest strategy dạng nầy và chứng kiến một vài NĐT giá trị “deep-value”, cả không chuyên lẫn chuyên nghiệp, có được performance rất thành công, nên anh cứ tự tin nhé!
S.A.F.E