ẤN PHẨM SỐ 49 – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
20/08/2021

Kính thưa BBT!
Tôi vừa đọc xong ấn phẩm số 49, tại mục I – Bức tranh ngành kinh tế, có đoạn: “Cơ cấu kênh bán hàng của họ phụ thuộc 70-80% vào kênh OTC (chuỗi nhà thuốc, đơn vị bán sỉ, phân phối), 20-30 % còn lại ở Kênh ETC (nhà thuốc bệnh viện).
Câu hỏi: Có sự nhầm lẫn nào ở đây không ạ? Theo tôi được biết, lượng thuốc bán cho chuỗi nhà thuốc chiếm 30%, còn lại 70% ở Kênh ETC. Vậy nên, chủ tịch một chuỗi bán lẻ tại Việt Nam mới phát biểu rằng, tăng quy mô chuỗi nhà thuốc không tạo ra lợi thế với nhà cung cấp, do lượng thuốc dành cho chuỗi nhà thuốc chỉ chiếm phần nhỏ.

1 comment

Leave a Reply to TGN_S.A.F.E Team Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng chào anh,

    Chúng tôi không nhầm đầu anh nhé. Nếu anh đọc kĩ thì cần phân biệt như sau:

    1. Chi tiêu của bệnh nhân qua kênh ETC chiếm chủ đạo, đúng như vị lãnh đạo kia nói. Hiện kênh ETC đang chiếm 70%-75% chi tiêu ngành và sẽ tiếp tục tăng như xu hướng chúng tôi đã nói ở trang 10, ấn phẩm 49.

    2. Như vậy, tại sao kênh phân phối của các DN sản xuất generic nội địa lại phụ thuộc đa phần vào kênh OTC? Bởi vì kênh ETC độc chiếm bởi các DN FDI ngoại, đặc biệt ở các nhóm thuốc cao cấp 1&2, anh xem lại kĩ phần DN sản xuất dược generic nhé, chúng tôi đã nói rất sâu ở đó.

    Ngoài ra, nhiều DN đông dược, hoặc DN nhỏ khác thì không đủ điều kiện đấu thầu bệnh viện (giờ đây là đấu thầu tập trung Quốc gia), nên bắt buộc phải chọn kênh OTC.

    Chúng tôi xin được thông tin đến anh như vậy.

    S.A.F.E

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!