Áp dụng phương pháp đầu tư của Phil Town – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
24/06/2019

Kính gửi ban biên tập S.A.F.E

Tôi là Nghĩa là khách hàng của S.A.F.E đang tìm hiểu về phương pháp đầu tư của ngài Phil Town theo gợi ý của S.A.F.E.
Tôi đã tìm và đọc tác phẩm “Quy tắc số 1” và đang hình thành phương pháp đầu tư theo tư tưởng tác giả này. Để thực hành 4 chữ M đối với một người làm giờ hành chính như tôi thì chỉ có thể thực hiện tạm được 2 chữ M :
– Moat : Dựa vào số liệu BCTC đã được kiểm toán với dãy thời gian 5-7 năm trên các trang web của chính cty hoặc cafef.vn, … để tính toán được các chỉ số : ROIC, tốc độ tăng trưởng : Doanh thu, EPS, giá trị sổ sách, FCF
– Magin of Sale : Dựa vào tính toán ở trên để tính giá trị thực để mua vào với mức giá 50%*true value
Tuy vậy để áp dụng chữ M (Moat) thì tôi thấy ở trên TTCK khó tìm mã nào mà đạt yêu cầu về các chỉ số tăng trưởng >=10% trong vòng 5-7 năm. Ngay cả mã VNM : doanh thu 2018/2017 <10%, EPS 2015 ~ 2016 (5.800đ), mã CTD doanh thu 2018/2017 = 5.2%. (Tương tự với GDT, TDS, VCA). Vậy theo “Quy tắc số 1”các mã này không nên mua vào, trong khi thực tế thị trườngng các mã này vẫn giao dịch với mức giá khá cao (P/E của VNM là 21) phải chăng nắm giữ tại mức giá đó được xem là “đám đông” còn mình thoát ra thì là “đi ngược”.
Theo ý kiến của riêng tôi, Phitown ở Mỹ, số lượng cổ phiếu ở Mỹ gấp nhiều lần ở Việt Nam, khả năng phát triển của các công ty ở Mỹ tốt hơn do họ có lợi thế là công ty “toàn cầu” nên dễ tìm ra các cty phù hợp với “Quy tắc số 1”.
Với chữ M này (Moat) , S.A.F.E có nên điều chỉnh lại một vài công thức cho phù hợp với thị trường như Việt Nam không ? Ứng dụng chữ M này thì Các công ty đã bảo hòa làm sao doanh thu có thể tăng trưởng 10% được (nhưng nó vẫn tốt ) ? Làm sao phát hiện ra các doanh nghiệp chỉ tạm thời khó khăn khi kết quả đi xuống rồi sau đó bật nhanh trở lại.
Riêng 2 chữ M còn lại thì tôi lại dựa vào các ấn phẩm hàng tháng của S.A.F.E, do không có thời gian cũng như khả năng CoC về các ngành nghề, khả năng nhận biết đạo đức giới lãnh đạo. Những khả năng này cần nhiều kinh nghiệm, thời gian tiền của và cong sức. Do vậy tôi vẫn thích có 1 số mã chứng khoán trong các số ấn phẩm, điều này giúp cho tôi bớt được thời gian thực hiện 2 chữ M (Meaning, Management) với chi phí thấp.
Tôi hy vọng rằng một thời điểm nào đó sẽ nhận được 1 email của BBT rằng nên đầu tư 100% tiền vào 1 vài cổ phiếu nào đó

Kính chúc BBT luôn minh mẫn và khỏe mạnh

Trân trọng

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng anh à, rất mong được biết quý danh của anh. Chúng tôi xin giải thích lại chút:

    – Moat không đơn thuần là ta nhìn vào các con số đâu thưa anh. Ta phải đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty một cách rất định tính và thuần tư duy kinh doanh (business mindset). Anh có thể đọc cuốn Competitive Advantage của ngài Michael Porter để hiểu hơn nhé. Lợi thế cạnh tranh có thể đến từ nhiều nguồn như thương hiệu, chi phí thấp, độ phủ rộng, chi phí chuyển đổi khó khăn, độc quyền hoặc lợi thế từ mối quan hệ cùng tập đoàn, v.v

    – Về câu hỏi của anh, ở Việt Nam có rất nhiều công ty đem lại mức ROE trên 20% đều đặn, tăng trưởng trên 10% CAGR. Dù không có cụ thể, chúng tôi sau nhiều năm quan sát có thể ước tính rằng có ít nhất 100-150 DN dạng nầy trên khắp các sàn. Anh lấy phải ví dụ Vinamilk đang tăng trưởng thấp hoặc một số công ty “quá lớn” khác mà chúng tôi từng viết bài ở đây rồi: https://newslettervietnam.com/vnm-su-ky-vong-qua-cao/. Nhưng dù sao đi nữa, đúng như anh nói, Việt Nam hiện tại đang chịu tình trạng “too much money chasing too few stocks” như ngài Howard Marks đã nói – song ngay ở Hoa Kỳ hiện tại cũng vậy thôi, do đó đức kiên nhẫn vô tận là thứ ta luôn phải rèn luyện…

    – Về Meaning & Management thì thuở bắt đầu chúng tôi cũng như anh, sau nhiều năm học hỏi, đọc, phân tích không ngừng, thậm chí mắc sai lầm mất rất nhiều tiền thì tự hình thành nên một “đôi mắt sắc bén” cho mình thôi anh à. Mong anh đừng nản chí nhé!
    S.A.F.E team

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!