Các case kì vọng hồi sinh – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
13/07/2020

Gần đây, tôi rất thích tìm hiểu các case kì vọng hồi sinh sau thời kì trên bờ vực phát sản, xin hỏi quý BBT, thì các yếu tố nào cần quan tâm khi tìm hiểu các case này, các nhà đầu tư giá trị như ngài Braham, Schloss, Fisher,Buffet liệu có ưa thích khẩu vị này không?
BBT có biết case nào trong quá khứ có thể giới thiệu cho tôi để tham khảo không?
xin cảm ơn

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Kỳ vọng sự hồi sinh giống như đặt cược cho sự tăng giá vậy. Mình không nghĩ có ai trong 4 cái tên ở dưới chỉ kỳ vọng mà không làm gì đâu. Gặp Warren và Graham mà gặp case này thì mua đứt cty rồi cho giải thể nếu họ thấy dc lợi ích kinh tế. Walter thì thụ động tới mức ông ta đa dạng hoá danh mục bởi rất nhiều cty nên ông ta không dành thời gian phân tích case cụ thể đâu. Fisher thì có thể, nếu ông ta thấy dc tiềm năng tăng trưởng trở lại.

    Nói chung là yếu tố của sự phục hồi thường đến từ bên ngoài, mà nếu vậy thì vô phương nắm bắt, trừ khi doanh nghiệp đang ẩn giấu tài sản có giá trị trừ “đất vàng”

  • Vâng cám ơn câu hỏi hay của anh,

    Khu vực cơ hội mà anh nói các nhà đầu tư Hoa Kỳ thường gọi là “turnarounds” hoặc “distressed situations”. Đây là một khu vực khó, đòi hỏi trình độ phân tích chuyên nghiệp cũng như khả năng vận hành chủ động (activist investing) của các nhà quản lý quỹ, nhà đầu tư tổ chức lớn.

    Do đó, đối với các nhà đầu tư cá nhân với vốn liếng nhỏ bé, việc chúng ta mua vào cổ phiếu của một case tệ hại một cách ngẫu nhiên có thể làm chúng ta “trắng tay” trong dài hạn. Nhất thiết anh phải có: (1) một chiến lược thông minh, kỷ luật và đa dạng hóa hợp lý (2) cần có sự trợ giúp và lực đẩy từ các nhà đầu tư tổ chức chủ động khác (3) vốn liếng đủ lớn và trường, không dùng nợ vay margin nếu không anh có thể sẽ mất sạch nhanh chóng.

    Đối với riêng chúng tôi, nếu có quy mô đủ lớn, chúng tôi có thể sẽ cân nhắc đến trái phiếu (tức nợ vay) hoặc chứng khoán chuyển đổi của các doanh nghiệp dạng “turnarounds” như vậy vì rủi ro đầu cơ không quá lớn bằng cổ phiếu và chúng tôi có thể kiểm soát được tài sản của doanh nghiệp hơn việc chỉ “cầu nguyện” công ty có thể quay trở lại mức sinh lợi trong quá khứ một cách vô vọng…

    Nếu trong tương lai có nhiều case tương tự, hoặc chúng tôi thấy chiến lược này trở nên hợp lý, chúng tôi sẽ làm bài viết anh nhé. Song nếu nhìn trước sơ bộ thì có lẽ trong 1-2 năm tới vẫn chưa có case nào làm chúng tôi phải “háo hức” mà tìm hiểu.

    Một lần cám ơn câu hỏi hay của anh và chúc anh vững bước trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!