CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ THỰC – PHIL TOWN. MONG BBT DÀNH CHÚT THỜI GIAN GIẢI ĐÁP GIÚP MÌNH. – The Golden Newsletter Vietnam
6 replies
02/10/2018

Kính thưa Anh/Chị Ban biên tập !
Tôi biết thời gian này Anh/Chị đang rất bận để chuẩn bị cho ấn phẩm đầu tư giá trị XV – tháng 10 năm 2018. Hiện tại, Tôi đang có 1 thắc mắc nhỏ và rất nóng lòng được Anh/Chị giải đáp giúp tôi.
Tôi đọc trong cuốn RULE # 1 – Quy tắc số 1 của Ngài Phil Town có nói đến cách tính giá trị thực của cổ phiểu dựa trên các thông số :
1. EPS (Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) hiện hành.
2. Tỷ lệ tăng trưởng EPS dự đoán (tương lai) – “Yếu tố tốt nhất để xác định tăng trưởng EPS không phải là tỷ lệ tăng trưởng EPS quá khứ mà là tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần quá khứ””.??????
3. PE (giá/thu nhập) dự đoán trong tương lai.
4. Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được từ khoản đầu tư này (15 or 20 %)
Thưa Anh/Chị : phần tôi tô đậm ở trên là phần tôi không hiểu ý của tác giả? hơn ai hết Anh/Chị là người hiểu rõ nhất phần này.
Mong Anh/Chị giải thích rõ giúp tôi ý của tác giả được không ạ ?
Tôi có xem cách tính ở một số diễn đàn trên internet, họ xác định tỉ lệ tăng trưởng EPS dự đoán (tương lai) không dựa vào tăng trưởng vốn cổ phần mà dựa vào tỷ lệ tăng trưởng của dòng tiền tự do (CFO) của 10 năm trước đó.
Rất mong Anh / Chị dành chút thời gian giải đáp giúp tôi. Nên dự đoán tăng trưởng EPS tương lại dựa vào tăng trưởng vốn cổ phần hay là dòng tiền tự do (CFO). Tôi rất cám ơn Anh/Chị rất nhiều

6 comments

Leave a Reply to Bùi Quang Huy Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào anh, mong anh thông cảm vì BBT bận rộn nên tôi thay mặt trả lời muộn.

    Trước hết tôi xin giải thích rằng phần trên chỉ là một cách định giá (valuation) của riêng ngài Phil Town gợi ý cho các nhà đầu tư cá nhân dựa trên mô hình chiết khấu dòng tiền và P/E forward. Đây không phải là cách định giá duy nhất và cũng chẳng phải là cách định giá thành công có thể áp dụng cho tất cả mọi người – nó chỉ là phương pháp của riêng ngài Phil Town mà thôi.

    Về câu hỏi của anh, làm sao để dự đoán tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tương lai và dụng ý của tác giả qua cụm từ “Yếu tố tốt nhất để xác định tăng trưởng EPS không phải là tỷ lệ tăng trưởng EPS quá khứ mà là tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần quá khứ” là gì?

    – Thứ nhất, phải thú thực với anh rằng chẳng có công thức nào cho việc dự đoán (predict) chính xác được tăng trưởng lợi nhuận của một doanh nghiệp cả. Chúng tôi cho rằng chính CEO và ban lãnh đạo của công ty còn không thể làm được chuyện này! Họa chăng họ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng 15%-20% trong 5 năm tới, và ráng tìm mọi cách để đạt mục tiêu đó. Song, họ có tầm nhìn về triển vọng ngành và ít nhất cũng có một vài số liệu về tăng trưởng ngành và các đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp.

    – Thứ hai, dụng ý của tác giả qua cụm trên có nghĩa rằng ông không lấy tăng trưởng EPS trong quá khứ để làm cơ sở dự đoán tương lai (vì lợi nhuận doanh nghiệp rất dễ bị thao túng), mà sử dụng tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần (shareholders’ equity) để cẩn trọng hơn. Tuy nhiên chúng tôi phải cảnh báo rằng xu hướng trong quá khứ không hẳn là xu hướng trong tương lai, đặc biệt đối với các ngành nghề chu kỳ (cyclical) – điểm này chúng tôi có dịch lại từ ngài Graham và bàn khá kĩ trong ấn phẩm XV tới.

    – Cuối cùng, vậy làm sao để dự đoán được tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai? Trên kinh nghiệm của chúng tôi, đầu tiên ta phải lựa chọn ngành nghề và doanh nghiệp ta am hiểu để đảm bảo rằng triển vọng và bản chất kinh doanh của công ty tương đối ổn định (inherently stable) và có thể dự đoán được. Chúng tôi lưu ý anh nên tránh là tốt nhất, hoặc cực kỳ cẩn trọng với các ngành chu kỳ như ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng, dầu khí, thủy hải sản, v.v Điểm này ngài Buffett luôn nhấn mạnh trong các khoản đầu tư của ông.

    Từ đó, ta có thể dùng tăng trưởng ngành, hoặc tăng trưởng trong quá khứ của doanh nghiệp điều chỉnh lại một cách cẩn trọng để làm cơ sở dự đoán trong tương lai để tránh bẫy lạc quan sau giai đoạn kinh tế thịnh vượng. Song cách này cũng chỉ ướm chừng (estimates) một cách tương đối mà thôi, không thể nào chính xác 100% được.

    Cám ơn câu hỏi thú vị của anh và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
    Angelos

    • Kính thưa Anh Angelos !
      Tôi rất cám ơn Anh về câu trả lời, Rất chi tiết Anh Angelos ạ.
      Anh làm ơn bớt chút thời gian nói rõ giúp tôi ” Tăng trưởng vốn cổ phần là gì ?”
      Thưa Anh, Thật sự trước khi làm phiền đến Anh tôi có hỏi qua một vài người nhưng họ chưa gặp cụm từ này bao giờ ?
      Có người bảo : Vốn cổ phần ở đây có nghĩa là vốn chủ sở hữu, còn theo tôi : Vốn cổ phần là giá trị sổ sách, tăng trưởng vốn cổ phần là tăng trưởng giá trị sổ sách.
      Tôi mong Anh bớt chút thời gian hồi đáp lại giúp tôi.
      Tôi cám ơn Anh.

      • À vâng đúng rồi anh.

        Vốn cổ phần chính là vốn chủ sở hữu, hay giá trị tài sản ròng đều như vậy cả (tiếng Anh là “shareholders’ equity, book value, net asset value” mà tôi có nói ở trên).

        Nếu không chia cổ tức, phần lợi nhuận giữ lại hằng năm sẽ giúp vốn chủ sở hữu của công ty tăng trưởng liên tục. Ngài Phil Town lấy số đó là vì vậy.

      • gửi a Đức, e tên Thành cũng mới tìm hiểu chứng khoáng và sách e đọc là cuốn RULE #1 VÀ PAY BACK TIME hai cuốn này đều của bác Phill town , rất hay phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn với chiến lược mua tích trữ các cổ phiếu tốt nhưng bị thị trường định giá thấp , a nên vào HAPPY.LIVE follow theo a Phạm Thái , a này học trò thầy Phill town học với thầy , cũng là giám đốc vinamilk hồi trước , a áp dụng rule #1 và pay back time gần 10 năm và cho lợi nhuận rất tốt , vào đây a có thể trao đổi và học hỏi được tất cả các thức mắc về phương pháp này, ĐÂY LÀ CỘNG ĐỒNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ THEO RULE #1 VÀ PAY BACK TIME CỦA bác PHILL TOWN

        NGOÀI RA anh muốn học phân tích các chỉ số cũng như các bài giẩng đã được làm rõ bằng 4 M TRONG RULE #1 , A HỌC THEO A PHAM NGỌC THÀNH , này chủ doanh nghiệp a làm khoảng gần 100 clip dạy cho nhân viên của mình
        đường link

        https://www.youtube.com/watch?v=JZ9RIDp4f6c&list=PL7Cj3p8o5MtolzWJ50_LUIx2GObW4Lgmd

        học trò Ngô hữu Thành

        • Dear Anh Thành !
          Thật sự cám ơn Anh rất nhiều về những đóng góp rất chi tiết và nhiệt thành từ Anh. Em cũng thường xuyên theo dõi Anh Pham Ngoc Thanh, có thể nói rằng Anh ấy dạy rất tận tâm. Em đã xem qua một vài clib và tiếp cận với HAPPY.LIVE. Tuy nhiên, như BBT có nói rõ, mọi cách tính giá trị thực đều mang tính tham khảo, ướm chừng. Chưa loại bỏ tính chu kỳ của ngành và Xu hướng của quá khứ chưa hẳn là xu hướng của tương lại.
          Qua cuộc nói chuyện này Em biết thêm về người sáng lập ra HAPPY LIVE.
          Mong được trao đổi với Anh Thanh nhiều hơn, Em là Đức, gmail : ducnguyentp2a@gmail.com

    • Thưa anh Angelos!
      Anh có thể cho em công thức tăng trưởng “vốn cổ phần” được không anh?
      Thực sự thì việc ngay từ đầu trang 119 của Pay Back Time tác giả đề cập thẳng việc chọn tỷ lệ tăng trưởng là 12% gây khó hiểu cho độc giả.
      Hơn nữa anh có thể giải thích cho em tại sao lại nhân 2 tỷ lệ tăng trưởng để ra được P/E tương lai

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!