Hi Newsletter. Tôi muốn hỏi TGN cái này đc ko. TGN có thể giải thích rõ hơn về cách tính P/E = 100/ lãi suất ngân hàng ko. Công thức này đc áp dụng với những loại hình công ty nào.
Số ra vừa rồi TGN có nhắc đến PE = 25.0x trung bình lợi nhuận 7 năm gần nhất. Nếu so sánh 2 cách tình này với nhau thì hiệu quả đối với thị trường Việt Nam là như thế nào.
Với thị trường chung thì cách tính PE có gì khác biệt không
Chào anh (sao anh không để tên nhỉ), cám ơn câu hỏi hay của anh
– Cách tính P/E đó thật sự dựa trên bản chất cơ bản của suất sinh lợi (earnings yield). Chẳng hạn anh muốn mua một quán cafe trị giá 1 tỷ đồng, hằng năm quán này lãi 100 triệu. Thì earnings yield của anh bằng 100 triệu/1 tỷ = 10%, hay 10 năm sau sẽ hoàn vốn, tức P/E bằng 10 lần (nghịch đảo của 10%).
Tương tự như vậy, khi anh gửi tiền ngân hàng, interest yield của anh xấp xỉ 6.5-7% một năm, tức P/E 14-15x – tương úng khoảng 14-15 năm sau anh sẽ hoàn vốn. Dù tiết kiệm là một kênh phi rủi ro, ít có khả năng mất vốn, mà interest yield lại cao hơn cổ phiếu thường rất nhiều, thì dấu hỏi về định giá thị trường chứng khoán cần được đặt ra. Chẳng hạn một cổ phiếu có P/E 20 lần, tức earnings yield 5%. Giả sử cổ phiếu trên có lợi nhuận không tăng trưởng, thì anh phải mất đến 20 năm mới có thể hoàn vốn.
Do đó chúng tôi mới khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân nên thiết lập một mức số nhân định giá tối đa khi mua (nhằm tránh sự hưng phấn quá mức ảnh hưởng đến tâm lý), chẳng hạn như 15x lợi nhuận hiện tại hoặc 25x lợi nhuận trung bình 7 năm gần nhất.
– Anh hỏi 2 cách tính trên có gì khác biệt không. Trên quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng cách tính 25x trung bình lợi nhuận 7 năm của ngài Graham cẩn trọng hơn, song đôi khi không phù hợp với các doanh nghiệp tăng trưởng đều. Ở trường hợp này thì phương pháp 15x lợi nhuận gần nhất hiệu quả hơn.
Chúc anh nhiều sức khỏe và thành công trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E team