Case VND và khoản phải thu bán các tài sản tài chính – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
A TGN Subscriber
10/05/2023

Thân chào BBT,

Trong báo cáo tài sản 2022 của VND, có một khoản phải thu bán các tài sản tài chính (tài sản ngắn hạn) lên đến 1.652 tỷ (số đã làm tròn). Tôi kiểm tra không thấy ghi nhận trong báo cáo thu nhập DN cũng như không thấy trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ/dòng tiền hoạt động kinh doanh. Thú vị hơn, DN không thuyết minh cụ thể khoản mục này. Vậy là khoản phải thu hơn 1.652 tỷ này DN chưa ghi nhận tiền về, có phải không nhỉ? Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu rủi ro quản trị không nhỉ? Mong BBT giúp tôi hiểu rõ hơn về khoản mục này cũng như case này. Chân thành cám ơn BBT.

A TGN Subscriber

View all posts

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng chào chị, cám ơn câu hỏi của chị. Như đã trả lời trong mục Q&A with S.A.F.E ấn phẩm kỳ 69 phát hành ngày 08/06/2023 vừa qua:

    “…Vâng rất xin lỗi vì đã để chị chờ lâu mới có câu trả lời, chúng tôi sẽ đi nhanh vào vấn đề luôn:

    Trước tiên, chị cần hiểu khoản mục tài sản tài chính trong form BCTC của nhóm CTCK theo chuẩn VAS (form B01-CTCK của Bộ Tài Chính) sẽ bao gồm các loại bao gồm: (1) Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ “FVTPL – fair value through profit & loss” – nôm na là chứng khoán public hạch toán mark-to-market (2) Tài sản tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn “HTM – held to maturity”, đa phần là tiền gửi hoặc trái phiếu (3) Tài sản tài chính sẵn sàng để bán – “AFS – available for sale”, đa phần các cổ phiếu OTC, private equity, venture capital hoặc các chứng khoán không thể định giá thị trường dễ dàng mà nhằm mục tiêu nắm giữ dài hạn.

    Như vậy, vấn đề chị lo ngại ở đây là liệu CTCK có hạch toán doanh thu bán tài sản tài chính “ảo”, sau đó treo phải thu vĩnh viễn như một số các case fraud thông thường như FLC làm? Chúng tôi thì cho là ngược lại, khoản phải thu bán tài sản tài chính của CTCK thực sự không đáng lo ngại bằng các DN thông thường, vì tài sản của các tổ chức tài chính rất thanh khoản, rất khó để treo một khoản phải thu vĩnh viễn mà không bị thanh tra của UBCK và Bộ Tài Chính, cũng như các cổ đông lớn nhìn thấy, vì rủi ro domino hệ thống của nhóm Financials là rất lớn.

    Mặt khác, thứ chúng tôi lo sợ ở nhóm CTCK nhiều hơn là chất lượng danh mục tự doanh (proprietary trading) điên rồ, bao gồm các loại như FVTPL, AFS & HTM (!) Có thể họ đã thua lỗ rất nhiều ở số nầy ở các loại không có giá thị trường mark-to-market như trái phiếu DN, cổ phiếu OTC, các hạng công ty “sân sau”, v.v mà cổ đông rất khó để có thể track được nếu BCTC không được kiểm toán “thuyết minh” một cách minh bạch (!)

    Quay lại case VND, khoản phải thu bán tài sản tài chính đó tăng 1.6k tỷ cuối FY2022 có thể là khoản VND đã bán một lô chứng chỉ tiền gửi, một cổ phiếu hay trái phiếu nào đó nhưng đang chờ tiền về, chúng tôi cho xác suất cao là vậy. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng đã ghi rất rõ dòng tiền bị âm -1.5k tỷ gần tương ứng số chị nói. Thuyết minh thì không ghi rõ. Nếu chị thực sự lo sợ có thể gọi điện IR công ty để hỏi. Song một lần nữa đối với ngành Chứng khoán (Securities) tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng khoản mục chị nói không đáng lo ngại bằng chất lượng danh mục tự doanh và cho vay margin, thứ chiếm tỷ trọng rất lớn trong vốn chủ book-value (!)”

Kỳ 78 chính thức phát hành!

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!