CÂU HỎI VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NGẮN HẠN (KVC) – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
17/12/2017

Xin chào S.A.F.E, em là Văn Hưng và em muốn hỏi một số thứ về cách định giá tài sản ngắn hạn và cách xem số liệu, cụ thể là công ty CPSXXNK INOX KIM VĨ (KVC: HNX) – lĩnh vực Công nghiệp

17/12/2017
GIÁ HIỆN TẠI (P) 3.000
EPS (TTM) 390
GIÁ TRỊ SỔ SÁCH QUÝ GẦN NHẤT (BVPS) 10.910
SỐ LƯỢNG CP ĐANG LƯU HÀNH 49.500.000
VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG (MARKET CAP) 148.500.000.000
GIÁ THẤP – CAO 52 TUẦN QUA: (THẤP-CAO) 1.900-4.200

P/E * P/B 2,08
P/E hiện tại 7,69
P/B 0,27

– Tài chính đạt yêu cầu, tỷ lệ Tài sản ngắn hạn / Nợ vay dài hạn = 2,01
– Công ty đều có lợi nhuận những năm gần đây
Vốn lưu động ròng của công ty đang là 296,4 tỷ. Trong khi giá thị trường công ty đang là 148,5 tỷ. Đánh giá đây là “Món hời vốn lưu động”, giá hiện tại chỉ bằng một nửa vốn lưu động; chưa tính đến tài sản hữu hình và kinh nghiệm, thương hiệu 15 năm của công ty và lợi thế là công ty duy nhất ở miền Nam có quy trình sản xuất khép kín, xử lý được “thép cán nóng” nhập khẩu thành “thép cán nguội” thành phẩm.
Tuy nhiên có một số vấn đề em thắc mắc khi đánh giá KVC:
1. Trong tài sản ngắn hạn quý gần nhất (636,2 tỷ) có tỷ trọng Các khoản phải thu ngắn hạn rất lớn (359 tỷ). Điều này có phải là bất thường không khi Các khoản phải thu ngắn hạn này luôn giữ tỷ trọng ở mức cao như vậy kể tứ Qúy 2/2016 đến bây giờ?
Có cần phải nhân hệ số 0,8 cho Các khoản thu ngắn hạn này để đảm bảo tính chính xác như Mr. Peter Lynch không? S.A.F.E có sử dụng hệ số nhân cho các tài sản ngắn hạn?
Hay S.A.F.E nghĩ rằng nên ưu tiên tiền mặt, các khoản tài chính ngắn hạn hơn và tránh các công ty có Các khoản phải thu và hàng tồn kho cao như KVC?

2. Trong bảng cáo bạch 2016, trang 105, có ghi là công ty KVC được nhượng quyền sử dụng 2 mảnh đất 10.000m2 ở Củ Chi để xây xưởng sx. Chủ của mảnh đất cũng chính là Chủ Tịch HĐQT – kiêm TGĐ của công ty. Công ty đã phát hành thêm 33.000.000cổ phiếu năm 2014-20215 để dùng một phần (100 tỷ) mua mảnh đất này.
Liệu có thể xảy ra tình trạng “thao túng giá” hay “sử dụng tiền sai mục đích” không? Vì tất cả đều do 1 người quyết định.

Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

1 comment

Leave a Reply to S.A.F.E Team Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Hi bạn Nông Văn Hưng,

    Chúng tôi nghĩ bạn có kỹ năng phân tích khá tốt. Bạn đã lấy được một vài chỉ số tài chính và tương đối học được góc nhìn của ngài Graham.

    Song có lẽ trong trường hợp này được đặt sai chỗ.

    (1) Nếu số liệu (figures) và ban lãnh đạo (management) của công ty không đáng tin cậy, thì bất cứ các định giá về P/E, P/B và asset liquidation đều không có ý nghĩa, chẳng hạn như trường hợp của JVC, OGC, BII, DRH, TNT trước đây. Chúng tôi nghĩ bạn nên nghiên cứu một chút về ban lãnh đạo KVC.

    (2) Phần lớn tài sản của KVC nằm ở phải thu và hàng tồn kho. Nếu bạn xem kĩ hơn lưu chuyển tiền tệ, tỷ trọng của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và xu hướng tăng dần qua các năm, bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu nghiêm trọng.

    Còn sâu hơn về thương hiệu, lịch sử, mô hình kinh doanh, …. thì chắc có lẽ chúng tôi phải nghiên cứu kĩ hơn thì mới dám đưa ra bài phân tích chi tiết được.

    Dù sao đi nữa cũng cám ơn ý tưởng mà bạn đã đóng góp một cách kì công.
    S.A.F.E Team

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!