Chu kỳ kinh tế – The Golden Newsletter Vietnam
3 replies
21/03/2020

Gửi đội ngũ S.A.F.E,
Tôi là một độc giả của quý báo. Tôi có một yêu cầu nhỏ là quý báo có thể dành 1 mục của 1 số để phân tích rõ về chu kỳ kinh tế với các ví dụ của một số ngành cụ thể. Kiến thức này rất quý giá với những người mới học hỏi như tôi.
Cảm ơn rất nhiều

3 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng cám ơn câu hỏi rất hay và thú vị của anh, tôi là Angelos xin mạn phép thay mặt BBT để trả lời… Mong anh thứ lỗi vì bận rộn ấn phẩm 33 quá “dầy công” vừa qua nên tôi trả lời muộn mất.

    Thực ra anh thấy tâm lý và cách hành xử của con người ở mỗi chu kỳ kinh tế, chu kỳ bong bóng – đổ vỡ tất yếu hầu như đều giống nhau đến “lạ thường”, song tác nhân gây đổ vỡ, các ngành nghề và phân khúc sụp đổ hầu như đều khác nhau. Chẳng hạn như 2008 là TT BĐS nhà ở thế chấp và phái sinh điên rồ MBS/CDO/CDS, 1999-2000 là bong bóng dot-com với các startup công nghệ với định giá “điên rồ”, v.v

    Vì vậy, nếu anh cần một công thức cứng nhắc cho mỗi chu kỳ về các ngành nghề thì chúng tôi cho là tương đối bất khả thi, bởi vì đặc điểm nền kinh tế và các ngành nghề luôn thay đổi. Song nếu anh cần một công thức dựa trên lối hành xử và tâm lý của con người, chúng tôi cho rằng đó hoàn toàn hợp lý và gần như trở thành một vần điệu lặp đi lặp lại suốt hàng trăm năm nay. Đó sẽ là chủ đề rất hay mà chúng tôi sẽ đưa đến cho độc giả trong tương lai, thông qua những lời khuyên hữu ích của ngài Howard Marks…

    Bên cạnh đó, có lẽ anh còn muốn hỏi về rủi ro chu kỳ (cyclical risks) của một số nhóm ngành phải không nhỉ? Theo tư duy kinh doanh thông thường (common sense), những ngành liên quan đến BĐS, Tài chính, Tiêu dùng không thiết yếu, Hoạt động công nghiệp khác (hàng không, xây dựng, logistics, v.v) và nhóm Vật liệu hầu như mang tính chu kỳ rất cao do phụ thuộc vào niềm tin lạc quan/thu nhập khả dụng của người tiêu dùng, tín dụng và nhiều yếu tố khác gắn liền với chu kỳ kinh tế. Khi anh đầu tư càng lâu năm, anh càng sẽ nhận ra điều này – mặc dù nó đơn giản đến mức khó tin nhưng vẫn rất nhiều doanh nhân, nhà đầu tư tài ba vẫn đánh giá thấp rủi ro khổng lồ này. Cách đây 3 năm vào 2017, khi đề cập đến rủi ro chu kỳ của một công ty Thép nổi tiếng, chúng tôi đã bị cười nhạo và khinh thường, cho đến khi rủi ro thực sự xảy ra thì có lẽ ít ai còn “cười” được nữa…

    Một lần nữa cám ơn câu hỏi của anh và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!

    Angelos

    • S.A.F.E có thể đánh giá việc Chính phủ tăng chi tiêu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay có thể kích thích Doanh nghiệp tăng đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô tín dụng, tăng thu nhập khả dụng cho người lao động không? Và những ngành nào có thể hưởng lợi từ chính sách này. Và lịch sử các nền kinh tế , khi chính phủ tăng chi tiêu thế này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào?
      Cám ơn đội ngũ S.A.F.E

      • Nếu anh so với thời điểm dịch vừa rồi thì có lẽ việc thúc đẩy giải ngân vốn công cũng có tác dụng, nhưng nếu so với thời điểm trước dịch thì việc thúc đẩy này ko phải động lực phát triển mà là việc buộc phải làm để chống suy thoái sâu vì rất nhiều trong số này là vốn vay và đã bị ứ đọng 2-3 năm rồi. Chính phủ cũng rất quyết liệt 1-2 năm nay để giải ngân vốn này.
        Ngành hưởng lợi sẽ là hạ tầng, theo tôi chủ yếu sẽ là đường xá, cảng biển vì hàng không giảm hoạt động vận tải con người tương đối lớn còn đường sắt cải tổ quá chậm.
        Việc thúc đẩy vốn công tôi nghĩ sẽ ko lo gây lạm phát ít nhất trong 1 năm tới vì một là vốn này nhẽ ra đã phải chi từ lâu (ko phải vốn mới thu về), hai là một số loại hàng hoá phổ biến sẽ bị ứ đọng do nhu cầu nước ngoài giảm sâu (như gỗ hoặc dầu 1 tháng qua)

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!