Dấu hiệu nhận biết khi một doanh nghiệp đã ở cuối chu kỳ tăng trưởng/thị trường quá nóng – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
A TGN Subscriber
04/01/2024

Xin kính chào Ban biên tập của TGN,

Nghe danh TGN đã lâu nhưng mới chỉ đặt mua ấn phẩm gần đây, cụ thể từ ấn phẩm ngân hàng số 72 trở đi đã thực sự giúp tôi mở mang tầm mắt với rất nhiều kiến thức chuyên sâu và những phân tích không đâu có được. Rất cảm ơn Ban biên tập về ấn phẩm hết sức công phu này.

Từ trước đến nay trên con đường đầu tư của mình tôi luôn sử dụng phương pháp định giá P/E và P/B và so sánh với ngành/chính bản thân nó trong quá khứ để lựa chọn thời điểm đầu tư. Tuy nhiên tôi đã nhận ra nhược điểm của các phương pháp này rất dễ bị cuốn vào những “con sóng ảo” khi thị trường đang bị đẩy lên quá cao, việc sử dụng chỉ số P/E, P/B của các doanh nghiệp cùng ngành hay thị trường sẽ khiến tôi nghĩ mình đang mua cổ phiếu với giá hợp lý nhưng sự thật là đang bị cuốn theo đàn cừu.

Vì vậy có phương pháp hay dấu hiệu nhận biết khi một cổ phiếu/ngành/thị trường đã tăng trưởng quá nóng và nên bán ra hay không?

Rất mong câu trả lời từ Ban biên tập.

Cảm ơn

A TGN Subscriber

View all posts

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng chào anh – cám ơn những lời ngợi khen của anh, chúng tôi sẽ phấn đấu cho ra đời những ấn phẩm giá trị hơn nữa…

    Về câu hỏi rất hay của anh, làm sao để so sánh P/E & P/B của doanh nghiệp đó với (a) lịch sử của nó (b) các đối thủ cùng ngành (c) hay mức lợi suất phi rủi ro hay như thế nào? Vế thứ hai anh muốn hỏi là làm sao để biết rằng chu kỳ của kinh tế đang quá thịnh vượng & quá nóng để tránh bẫy nghĩ rằng mình đang mua cổ phiếu undervalued nhưng hóa ra lại sai lầm mất nửa tài sản (như ngài Peter Lynch hằng căn dặn)

    1> Vế thứ nhất, chúng tôi cho rằng việc so sánh định giá của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là một hành vi cực kỳ sai lầm và không nên khuyến khích làm. Chẳng hạn như cuối 2021 hoặc ngay cả hiện tại, nhiều DN ngành chứng khoán (Securities Brokerage) giao dịch ở mức 2.5-3.0 thậm chí 4.0x P/B, việc anh mua một cổ phiếu chứng khoán với P/B 2.1x vẫn có thể khiến anh mất nửa tài sản, thậm chí 2/3 khi nó chỉ còn vỏn vẹn 0.67x P/B, chúng tôi đã thấy rất nhiều (!)

    Nhìn chung định giá là một bộ môn nghệ thuật hơn khoa học. Do đó so sánh định giá với một mức lịch sử normalized cũng là hợp lý, hoặc là với chất lượng của doanh nghiệp như vậy (ROE cao/thấp như vậy, ban quản trị tốt như vậy), hoặc với tốc độ tăng trưởng 15%-20% CAGR như vậy, mức P/E & P/B anh trả đang hợp lý hay không. Chẳng hạn với case ACB gần đây chúng tôi đã viết trong kỳ 72, với P/B vỏn vẹn 1.2-1.3x so với mức ROE 25% đều mà ban lãnh đạo đem lại, cộng với một ban quản trị & bảng cân đối kế toán cực kỳ chất lượng, chúng tôi không cần phải quá giỏi để có thể nhìn thấy mức giá mình đang trả là hợp lý để đầu tư dài hạn (*)

    2> Còn câu hỏi rằng làm sao để biết chu kỳ kinh tế/thị trường tài chính đang quá nóng để bán bớt ra rút cash và chờ đợi cơ hội mua vào? Đây chính là câu hỏi triệu đô, thậm chí nghìn tỷ (cười).

    Nếu ai cũng làm được như vậy thì vốn chúng ta không phải là loài người, và không phạm các sai lầm tham lam/sợ hãi và tạo nên các chu kỳ.

    Một vài gợi ý chúng tôi có thể nói như Bộ 5 tiêu chí nhìn nhận thị trường quá nóng của ngài Graham, quyển sách Mastering The Market Cycles của ngài Howard Marks, cộng với kinh nghiệm quan sát thực tế của anh, chính sách lãi suất của NHTW đang cực đoan như thế nào, và hành động của các NĐT giá trị huyền thoại đáng tin cậy…

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Có gì thắc mắc thêm anh cứ trao đổi tại đây nhé!

    S.A.F.E

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!