Đầu tư giá trị (Value Investing) vs. Đầu tư theo chất lượng (Quality Investing) – The Golden Newsletter Vietnam
5 replies
06/10/2021

Xin chào BBT,
Hôm nọ sau câu hỏi về Đầu tư giá trị vs. Machine learning, hôm nay mình muốn hỏi thêm tiếp về Đầu tư giá trị vs. Đầu tư theo chất lượng (Quality Investing).
Mình mới đọc một bài viết trên FT về nội dung trên. Theo đó, đối với Quality investing, điều nhà đầu tư quan tâm không phải là giá trị hay tăng trưởng mà là lợi nhuận, đặc biệt là ROA và ROE. Theo tác giả, nhà đầu tư giá trị tìm kiếm những cổ phiếu mà khả năng sinh lợi cao so với giá trị thị trường còn nhà đầu tư theo chất lượng tìm kiếm những cơ hội mà khả năng sinh lợi cao hơn so với giá trị trên bảng cân đối kế toán (balance sheet value).
Bài viết đưa ra cách mà hai chiến lược (strategy) này hoạt đông như thế nào trong các điểm rơi khác nhau trong chu kỳ kinh tế (hồi phục, tăng trưởng, tăng trưởng nóng – overheating, suy thoái), theo đó đầu tư giá trị sẽ đem lại hiệu suất cao hơn khi nền kinh tế bước ra khỏi suy thoái (recession) và quá trình hồi phục/mở rộng sau đó; trong khi đầu tư theo chất lượng sẽ hiệu quả trong giai đoạn cuối của giai đoạn tăng trưởng nóng và cuộc suy thoái nối tiếp theo đó. Sự khác biệt này theo bài báo là do cổ phiếu giá trị tăng khi thị trường nhận ra chúng bị định giá quá rẻ, còn cổ phiếu theo giá trị tăng bởi tài sản ứng với cổ phiếu đó tăng (thể hiện vào bảng cân đối kế toán).
Tác giả cho rằng “Khi định giá đã quá cao, thì tự nhiên cổ tức hay ROC (return of capital) trở nên quá nhỏ bé khi so sánh với những gì mà bạn đang phải trả. Khi đó, chính sự tăng trưởng của những gì mà bạn đang định giá – doanh số, lợi nhuận, tài sản mới là thứ quan trọng hơn”.
Đên đây, mình có hai câu hỏi đối với BBT:
1. BBT đánh giá thế nào về hai chiến lược này như bài viết nêu trong từng chu kì kinh tế, liệu chúng đều là hướng tiếp cận đầu tư giá trị hay là hai hướng tiếp cận khác nhau? Chiến lược đầu tư theo giá trị hay đầu tư theo chất lượng theo từng giai đoạn của nền kinh tế như trên có hợp lý không?
2. Nếu TH chiến lược như vậy là hợp lý, hiện nay ta “có thể sắp” bước vào điểm cuối của chu kỳ đó mặc dù dịch covid khiến việc đoán định khó khăn hơn lúc nào hết. Nếu như vậy, có khi nào chiến lược đầu tư theo giá trị có tiềm năng áp dụng?
Cám ơn BBT.

5 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • xin đính chính là ý 2 của câu hỏi là hỏi về đầu tư theo chất lượng, cũng xin bổ sung nguồn của bài viết nhắc đến trong câu hỏi:
    https://www.ft.com/content/da13ee34-d040-4adf-9d99-2815283c9b4c
    https://verdadcap.com/archive/how-does-quality-work

    • Link ft yêu cầu subscribe để có thể đọc nội dung, TH không đọc được mọi người có thể đọc bài viết của tác giả qua link: https://pedfire.com/the-wrong-kind-of-value-rally/

  • Vâng cám ơn câu hỏi công phu của anh, như đã trả lời trong kỳ 51, T10/2021 vừa qua:

    “Câu hỏi của anh giống như cách mà báo chí như Bloomberg hay phân thành hai trường phái đầu tư giá trị “value” vs đầu tư tăng trưởng “growth” vậy, (cười)… Tiện ở đây câu hỏi của anh cũng làm động lực mạnh mẽ để chúng tôi làm một bài nội dung đặc biệt trong tương lai.

    Thật ra đồng tình với ngài Buffett, chúng tôi cho rằng có lẽ nên đổi từ đầu tư giá trị lại thành đầu tư thông minh (intelligent investing) thì báo đài và mọi người mới không còn hiểu sai và dùng sai nữa, (cười). Đầu tư giá trị không hề là việc chỉ tập trung vào cty chất lượng thấp, hay có chỉ số P/E, P/B rẻ là đủ. Nguyên tắc của triết lý đầu tư giá trị mà ngài Graham hay Buffett truyền lại chúng tôi tóm gọn là mua rẻ hơn giá trị thực, và giá trị thực doanh nghiệp là biến chuyển động (dynamic variables) – tức nó thay đổi trong tương lai, cho dù cty đó đang chất lượng hay đang kém chất lượng song đang có dấu hiệu “chuyển mình” chẳng hạn. Return on capital như anh nói cũng chỉ là một yếu tố, và nó cũng chỉ là con số hệ quả (result) của nhiều yếu tố vô hình hơn là nguyên nhân đằng sau.

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi”

    S.A.F.E

  • Câu hỏi hay và câu trả lời chất lượng. Tuy rằng về ý chất lượng cũng cần phải phân tích sâu hơn sau khi mình đọc bài báo trên FT này. Mình mong chờ nội dung đặc biệt từ GNL.
    Khái niệm “Đầu tư thông minh” phần nào bao trùm hết tất cả những khái niệm liên quan: chất lượng, giá trị, tăng trưởng. Suy cho cùng cái chúng ta hướng đến chính là hiệu suất khoản đầu tư mang lại đến từ chất lượng doanh nghiệp trong dài hạn. Sẽ có doanh nghiệp chất lượng kém “chuyển mình” thành chất lượng, sẽ có doanh nghiệp chất lượng trung bình “chuyển mình” thành chất lượng cao, sẽ có doanh nghiệp chất lượng cao trở nên suy thoái. Tương lai không ai đoán trước cả nhưng chúng ta luôn tìm cách hành động phù hợp bằng: định giá, biên an toàn, review định kỳ, tìm kiếm liên tục. Với cá nhân mình một năm trở lại đây cổ phiếu mang lại hiệu suất cao nhất không phải “chất lượng” hay “tăng trưởng” mà từ một doanh nghiệp tái cơ cấu.

    Thân mến,

    Hồng Quân

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!