Kính gửi BBT !
Trong kỳ ấn phẩm vừa qua, BBT có đề cập cụ thể về NĐT phòng thủ. Vậy còn NĐT tư năng động thì sao ? Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu nếu muốn dành toàn tâm toàn ý cho nó. Mong BBT có thể trả lời giúp.
Kính gửi BBT !
Trong kỳ ấn phẩm vừa qua, BBT có đề cập cụ thể về NĐT phòng thủ. Vậy còn NĐT tư năng động thì sao ? Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu nếu muốn dành toàn tâm toàn ý cho nó. Mong BBT có thể trả lời giúp.
Vâng chào anh, cám ơn câu hỏi của anh, mong anh thứ lỗi vì chúng tôi trả lời muộn mất…
Thật ra nếu anh hỏi NĐT năng động (enterprising investor) nên bắt đầu từ đâu sẽ hơi khó cho chúng tôi trả lời, bởi vì:
1. Con đường của mỗi nhà đầu tư giá trị năng động thành công bậc huyền thoại chẳng hạn như ngài Graham, Fisher, Munger, Buffett, Peter Lynch, Joel Greenblatt, Seth Klarman, Howard Marks rất, rất khác nhau. Người thì thích các món hời vốn lưu động/arbitrage, người thì lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng khổng lồ trong ngành chip (semiconductors) với vốn hóa nhỏ, người thì đầu tư cổ phiếu chất lượng cao – ban lãnh đạo tuyệt vời với giá vừa phải, người thì làm quản lý quỹ với danh mục hàng trăm các cổ phiếu nhỏ khác nhau, người thì tập trung chiến lược special situation đem lại suất sinh lời 40% CAGR, người thì chuyên pick các trái phiếu của những công ty xác chết rồi tái cơ cấu (restructure) nó, v.v…
2. Tuy nhiên, điểm chung giữa họ như anh thấy đều là làm việc – kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư toàn thời gian, đều mang trong mình triết lý đầu tư giá trị & biên an toàn vĩnh cửu và họ là bậc thầy (master) trong 3 kỹ năng quan trọng nhất cho một NĐT năng động sau:
– Kỹ năng định giá & lựa chọn cổ phiếu dưới giá trị (valuation & stock-picking)
– Kỹ năng quản lý danh mục, quản trị rủi ro hoàn hảo (portfolio & risk management)
– Kỹ năng kiểm soát tâm lý/cảm xúc, có thể bẩm sinh hoặc tự rèn luyện (psychology understanding & management)
Đây là 3 kĩ năng đòi hỏi ít nhất 10-25 nghìn giờ rèn luyện và tinh thần kiên trì vô hạn không bao giờ bỏ cuộc mà không phải ai cũng làm được, chứ đừng nói đến việc làm part-time. Nên chúng tôi mới khuyến nghị hầu hết các NĐT cá nhân nên tập trung công việc chuyên môn/đam mê của mình mà chọn con đường làm NĐT phòng thủ trong quãng đời 50-60 năm đầu tư của mình.
3. Ngay tại Việt Nam chúng ta, với kinh nghiệm quan sát nhiều người bạn đầu tư giá trị năng động trong thập niên vừa qua, chúng tôi cũng nhận thấy một điều tương tự rằng có rất nhiều con đường thành công khác nhau cho mỗi NĐT năng động: chúng tôi nhận thấy một NĐT giá trị lớn tuổi chuyên tập trung các cổ phiếu vốn hóa rất nhỏ, thanh khoản thấp nhưng định giá P/E rẻ mạt, dividend yield 15%-20%/năm và chỉ chớp mắt vài năm, ông đã sinh lợi 200%-300% đáng kinh ngạc do thị trường đánh giá lại các cty đó (!); người thì chuyên tập trung các cổ phiếu midcap có ban quản trị rất tốt và tiềm năng tăng trưởng cao cũng đem lại suất sinh lời trên dưới 30% CAGR; người thì chuyên săn tìm các cổ phiếu VN30 – “bluechips” bị thị trường đánh giá sai trong ngắn hạn để mua vào; người thì tìm các công ty cả thị trường chê bai, bị đè xuống bi quan song đang mang lại dấu hiệu “chuyển mình” về mặt kinh doanh và quản trị – dạng như “turnarounds” cũng đem lại suất sinh lời 100%-200% mỗi case; người thì tập trung các case special situation (M&A, chào mua công khai, phát hành riêng lẻ, v.v) song có tốc độ vòng quay danh mục nhanh cũng đem lại suất sinh lời đáng ghen tỵ; người thì đi kiếm tìm các cổ phiếu tài chính có định giá P/B thấp so với tài sản thuần thực trong quá khứ như SHB, ABI để rồi nắm giữ chặt và đem lại sinh lời hàng trăm % sau vài năm; một số người thì đi tìm bộ lọc cổ phiếu định giá rẻ bottom-up và nắm giữ 3-5 năm; người thì tìm các theme top-down tăng trưởng và cổ phiếu đầu ngành tốt nhất với giá vừa phải; người nữa thì tìm các cổ phiếu BĐS có dòng tiền tương lai tuyệt vời song ít người nhận ra, v.v và v.v
4. Tóm lại, nếu anh hỏi rằng nên bắt đầu từ đâu, thì chúng tôi cho rằng anh nên rèn luyện 3 kĩ năng trên, bắt đầu từ cổ phiếu chữ A -> Z và tìm ra các khu vực “câu cá” (fishing areas) mà mình có lợi thế cạnh tranh nhất tựa như các bậc huyền thoại Hoa Kỳ và các gương thành công tại Việt Nam mà chúng tôi quan sát thấy ở trên. Song điều mà anh cần hi sinh là thời gian full-time của mình, nhiều lần thử/sai thất bại và nhiều khoảnh khắc anh cảm thấy cô đơn, lạc lõng vì đi ngược (contrarian) với thị trường – đó gần như là điều tất yếu mà anh phải chịu đựng khi chọn con đường trở thành NĐT giá trị năng động.
Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã hài lòng rồi, chúc anh luôn bền chí và thành công trên con đường đầu tư của mình
S.A.F.E
Cám ơn BBT ! Quả thực thì k
Cám ơn BBT ! Quả thực kiến thức về lĩnh vực đầu tư rất rộng, để 3 yếu tố trọng yếu trên trở thành kỹ năng giỏi đòi hỏi cần rất nhiều thời gian và công sức. Cũng rất cám ơn BBT đã đề cập đến những khó khăn phía trước, song tôi cũng tin rằng bằng sự kiên trì với triết lý đầu tư giá trị đúng đắn, sự chăm chỉ rèn luyện để đạt được các tiêu chuẩn riêng cho bản thân cũng đã là một thành công trên con đường lâu bền sau này rồi.
Thân ái !