Doanh thu và dòng tiền – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
06/04/2022

Kính gửi BBT !
Trong ấn phẩm thứ 53 có một luận điểm như thế này. “ Bạn không cần bắng MBA cũng biết được rằng doanh thu và lợi nhuận/ dòng tiền đi ngược chiều nhau là một dấu hiệu xấu”
Tôi đã lấy luôn một ví dụ thực tế đối với case EID, thấy rằng mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh so với 2020 xong dòng tiền từ HĐKD lại có dấu hiệu giảm. Tôi cũng nhớ rằng “ bạn không thể áp dụng công thức cho mọi trường hợp được “ vậy đây có phải là 1 dấu hiệu xấu không ? Và 1 nhân tố như vậy liệu có quá quan trọng so với các nhân tố khác không ?
Cám ơn BBT !

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào bác, câu hỏi của bác rất hay, là 1 cổ đông (nhỏ bé) của EID tôi cũng mong BBT đưa ra thêm nhận định đánh giá về doanh nghiệp này nếu có thể.
    Theo hiểu biết của tôi thì so sánh eid với doanh nghiệp trong câu truyện của Scott Fearon (tên là AMS) có lẽ chưa hợp lý lắm.
    Trong trường hợp của AMS như đã được Fearon tổng kết lại là một “mô hình thu tiền quá mỏng” do đó để đổi lấy gia tăng doanh số thì công ty phải đẩy mạnh chi phí dẫn tới lợi nhuận không tăng trưởng (thậm trí còn gian dối sổ sách). Đối với EID, tôi nhận thấy công ty thực sự có bề dày lịch sử và chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường, là công ty nổi bất nhất trong 7 công ty con của Nhà xuất bản giáo dục – theo đánh giá của đại diện Nhà xuất bản trong cuộc họp ĐHCĐ. Lý do doanh thu tăng trưởng nhiều trong năm qua là do việc thay đổi bộ sách giáo khoa dẫn đến giá bán cũng được tăng lên nhiều lần. Về nguyên nhân lợi nhuận chưa được như ý muốn, vị đại diện bên Nhà xuất bản giáo dục có chia sẻ: 1). Tư duy bao cấp ở các đại lý phân phối sách giáo khoa, chưa quyết liệt trong công tác thị trường, tiếp thị nhất là trong bối cảnh cạnh tranh giữa 3 bộ sách như hiện nay 2). Giá bán sách giáo khoa là vấn đề nhạy cảm, bị xã hội và báo chí gây sức ép nhiều năm nên 7-8 năm tăng giá một lần mà bị đánh lên đánh xuống … Hơn nữa theo quan sát của tôi thì EID có 1 đội ngũ biên tập viên hiệu chỉnh nội dung sách vở khá thâm niên và mối quan hệ tốt với đơn vị thẩm định nên chắc chắn lợi thế cạnh tranh của cty là vững mạnh, không thể yếu kém như trong câu truyện của Fearon.
    Tuy nhiên tôi không “bênh” cty mà bỏ qua một số điểm trừ đáng thất vọng. Đầu tiên là ban lãnh đạo đặt kế hoạch khá “rón rén” cho năm 2022 với doanh thu đi lùi còn 700 tỷ, lợi nhuận 50 tỷ. Thêm nữa trên báo cáo tài chính xuất hiện khoản mục lạ: 11 tỷ đồng “chi phí bảo hiểm nhân thọ vượt định mức” khá khó hiểu cùng với dòng tiền FCFO chưa ấn tượng.
    Dù vậy tôi cho rằng đây chưa hẳn là 1 dấu hiệu xấu, hãy quan sát thêm tình hình doanh nghiệp xem có cải thiện tính minh bạch trong công tác tài chính, doanh thu/ lợi nhuận thực đạt được sẽ là bao nhiêu và động lực trong tương lai gần với sự ra đời của bộ sách lớp 10 mới và dự kiến khối lượng Hợp đồng ký với NXB Giáo dục sẽ vượt 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp liệu có tạo đột phá trong năm 2022 hay không.
    Mong nhận được chia sẻ và góp ý của BBT và các bạn đọc.

  • Chúng tôi xin copy lại câu trả lời như trong mục Q&A kỳ 57, T4/2022 vừa qua, rất mong độc giả thứ lỗi vì trả lời muộn:

    “Nếu anh đọc kĩ lời khuyên của Mr. Scott Fearon thì anh phải nhìn đến quá trình dài 3-5 năm, thậm chí 7 năm, mới nhìn thấy rõ xu hướng được, chứ anh nhìn một năm thì do thời điểm hạch toán dòng tiền, tồn kho thì đâu thể nói được anh à… Case Enron trong quá khứ là rất cụ thể cho lời khuyên đó của ông, chúng tôi từng xem tài chính Enron rồi nên nhớ rõ: nơi mà doanh thu tăng vọt, nhưng LNST và dòng tiền cứ teo tóp dần trong suốt 10 năm mà không ai chú ý đến!
    Tóm lại, anh nên nhìn theo xu hướng dài nhiều năm, kết hợp với các yếu tố khác như bảng cân đối kế toán (phải thu, tiền mặt, nợ vay), tính hiệu suất sinh lời trên vốn ROE/ROIC, hành động chi trả cổ tức (chứng minh dòng tiền) và thăm dò các lời đồn đại (scuttlebutt) nữa anh nhé!”

    S.A.F.E

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!