Đối với NĐT năng động – The Golden Newsletter Vietnam
6 replies
20/05/2021

Đọc đi đọc lại rất nhiều lần về phương pháp “ món hời vốn lưu động “ phương pháp làm nên tên tuổi của ngài Graham và qua kinh nghiệm cũng như quan sát của team, tôi nhận thấy sử dụng phương pháp P/B thấp mang lại hiệu quả đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng, hay các công ty chứng khoán khi tài sản chủ yếu là tiền mặt và tương đương tiền, cũng như các loại tài sản tài chính. Tuy nhiên như lời khuyên của BBT là để giảm thiểu rủi ro trong cách làm báo cáo tài chính hay sụt giảm trong tài sản đầu tư tài chính ( các công ty Ck có rất nhiều các khoản như tài sản tài chính sẵn sàng để bán, tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ ….) vậy thì tôi lên loại trừ hay giảm thiểu các khoản mục nào để ra được một con số B an toàn với rủi ro chấp nhận được ?

6 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Theo tôi đầu tiên phải xem là số liệu có thật ko mới nên quan tâm tới “món hời vốn lưu động”.
    Thứ hai là so sánh TS ngắn hạn với nợ ngắn hạn mang tính chất tương đối, ko áp dụng đc với các ngành như thu tiền trước hoặc capital-intensive, ví dụ bạn có thể xem bctc 2019 của FOX

    • Hi bạn,

      Mình không trả lời trực tiếp vào trọng tâm câu hỏi bởi ngân hàng không thuộc vòng tròn hiểu biết, chỉ nối tiếp ý bạn tranchibang thảo luận về phương pháp món hời vốn lưu động của Graham. Gần đây trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư mình thấy có KDC (cách đây tầm 2 năm) trong giai đoạn tái cơ cấu và giới tài chính có cái nhìn bi quan và gần đây có CTD đang trong quá trình tái cơ cấu từ team Kusto. Từ kiến thức bản thân mình chia sẻ vài góc nhìn về case món hời vốn lưu động:
      – Mình đồng ý với bạn tranchibang rằng phương pháp này không áp dụng với một số doanh nghiệp đặc thù. Ngoài ra cũng như các phương pháp khác cái này phải đi kèm với các chỉ số tài chính quan trọng như: ROE, tỉ lệ vay, tốc độ tăng trưởng cùng các chỉ tiêu định tính: tiềm năng ngành, ban lãnh đạo. Rõ ràng món hời vốn lưu động sẽ không có ý nghĩa nếu đi cùng ban lãnh đạo kém, kết quả kinh doanh suy giảm thời gian dài.
      – Món hời vốn lưu động ở doanh nghiệp có triển vọng ngành tốt, ban lãnh đạo ổn (rất hiếm) thì chứng tỏ họ đang gặp một trở ngại lớn nào đó. Đây là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư nếu biết đào sâu vào các rủi ro nội tại, xem giải pháp ở đâu nhằm vượt qua trở ngại. Đây là fishing areas cho những nhà đầu tư tìm ra cơ hội ở những ngành mà giới tài chính bi quan về triển vọng, hoặc doanh nghiệp có nhân tố lãnh đạo giỏi có giải pháp cho những vấn đề nội tại của doanh nghiệp, hoặc một số doanh nghiệp gặp những sự cố ngắn hạn (khoản phải thu khó đòi, cổ đông lớn đối đầu, chi phí quá lớn ban đầu quá trình tái cấu trúc,…). Chính những điều không chắn chắn nhưng đặt trong bối cảnh rủi ro thấp (Ngửa thì thắng, sấp thì chẳng thiệt bao nhiêu – Mohnish Pabrai) đã giúp cho nhiều nhà đầu tư nổi tiếng tìm ra những chiếc túi mười gang cho riêng mình khi họ dám đặt cược.
      – Warrent Buffet đã trải qua việc việc dịch chuyển từ cách tiếp cận mua món hời vốn lưu động sang mua doanh nghiệp tuyệt vời giá hợp lý. Đánh giá chất lượng (lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, ban lãnh đạo…) khó hơn số lượng (món hời vốn lưu động), tuy vậy Munger nhấn mạnh chất lượng (doanh nghiệp) rất quan trọng trong việc chọn lựa khoản đầu tư. Từ việc thay đổi cách tiếp cận đã mang lại cho ông kết quả tuyệt vời mở đầu từ case See’s Candies cho đến hôm nay.

      Bằng 3 ý như trên hy vọng bạn có thêm góc nhìn. Quan điểm mình món hời nhìn qua báo cáo tài chính không chỉ gói gọn từ vốn lưu động mà rộng ra cho P/E, P/B, tài sản ẩn lớn.

      Thân mến,

      Hồng Quân

      • Tôi xin tiếp lời anh Hồng Quân là với NĐT nhỏ lẻ thì ko nên chú trọng lắm “món hời vốn lưu động” vì thường thì ta ko thể trực tiếp hưởng lợi gì từ món hời này, cái ta mua là tương lai của DN

      • Cám ơn lời chia sẻ hữu ích của hai anh !
        Tham vấn ý kiến của những người có kinh nghiệm và tin tưởng đó là một nguyên tắc rất hay mà tôi từng được trải nghiệm.
        Ở đây tôi cũng đã được đề cập đến các loại phương pháp đầu tư giá trị và cơ hội không hiếm khi đến cùng một lúc với tất cả các loại phương pháp được, đấy cũng là điểm may mắn của sắc xuất.
        Trải qua những bài học kinh nghiệm mà Ngài Warren truyền tải và ý kiến của hai anh cũng đã giúp tôi nhiều trên con đường hình thành phương pháp đầu tư của riêng mình.
        Thân ái

  • Vâng cám ơn câu hỏi của anh, mong anh thông cảm vì dịch bệnh lần 4 nên chúng tôi trả lời muộn…

    Câu hỏi của anh đã được chúng tôi trả lời trong mục Q&A ấn phẩm kỳ 47 rồi, chúng tôi xin trích dẫn lại như sau – nếu có thắc mắc gì thêm anh đừng ngần ngại comment vào đây nhé:

    “Câu hỏi của anh thực ra rất hay và có thể nói là bộ bí quyết mà ngài Graham đã dạy cho các học trò của mình. Ông có hẳn phương pháp để chiết khấu các khoản mục tài sản tùy ngành nghề để ra con số working capital hoặc book value an toàn. Như anh thấy ở case Atlantic Acceptance Corporation ở trên, ngành ngân hàng có rất nhiều thủ thuật để che giấu thua lỗ và thổi phồng book value, nên nhất định anh phải biết cách điều chỉnh hợp lý. Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì trong bản đặc biệt “Nhận diện thủ thuật kế toán” chúng tôi có nói qua vài khoản mục của nhóm banks. Còn con số chiết khấu bao nhiêu thì thuần chủ quan và kinh nghiệm thôi anh à…”

    S.A.F.E

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!