ESOP thế nào mới là tốt – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
13/02/2019

Hi Safe team,

Minh là Duy. Rất vui được làm độc giả của ấn phẩm giá trị này.
Nhờ tư duy đúng đắn từ team, bản thân mình cũng đã hạn chế được thua lỗ và cũng có 1 chút lợi nhuận.

Trong quá trình tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng, mình gặp phải case tăng vốn sở hữu bằng ESOP. Ví dụ như QNS, MGW, DGW, VND… Theo mình hiểu, phát hành ESOP sẽ làm phương hại tới cổ đông nhỏ lẻ khi giá trị 1 cổ phiếu bị pha loãng đi. Tuy nhiên, các bài viết trên mạng, diễn đàn, báo chí… thì khen ESOP của MGW, ngược lại với QNS lại nhận các lời lẽ tiêu cực.
Safe team có thể giải thích rõ tại sao lại như vậy không? Và có tiêu chí nào để nhận diện công ty nào phát hành ESOP là tốt? Ví dụ, tỉ lệ ESOP mỗi lần < 1%.

Cảm ơn,

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • À vâng anh ơi hình như anh chưa đọc bài viết về ESOP ở ấn phẩm XVIII, tháng 01.2019 gần nhất phải không anh nhỉ? Nếu có thời gian mong anh đặt mua để xem kĩ lại anh nhé: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-18/

    Dù vậy, chúng tôi cũng xin trích lại phần ESOP đó ở đây để giúp anh:
    “Nếu như độc giả có thời gian nghiên cứu về ngài Louis O. Kelso (hình bên), một nhà kinh tế học, luật sư đáng kính của Hoa Kỳ đã phát minh ra chương trình quyền mua cổ phiếu cho CBCNV đầu tiên trên thế giới vào năm 1956, ta mới thấy được nhiều thứ tư duy của ông hay tuyệt cùng! Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường tự do của Adam Smith sẽ làm các chủ doanh nghiệp (capitalist) ngày càng thu được nhiều lợi lộc hơn bằng cấp số nhân trong khi các nhân viên, công nhân (labour) sẽ ngày càng nghèo đi do lạm phát và không hưởng được tương xứng với công lao của họ. Do đó, ông phát minh ra ESOP, thậm chí cả CSOP (dành cho các nông dân, chủ doanh nghiệp nhỏ là khách hàng) để gắn liền lợi ích của nhân viên với doanh nghiệp đó. Có như vậy, họ không chỉ được đảm bảo về cuộc sống, mà còn cống hiến, sáng tạo hết mình cho công ty, giúp công ty thịnh vượng bền vững.

    Tuy nhiên, có một ẩn số mà Kelso không nói đến, hay không có nhà làm luật nào quy định, và ngay cả các công ty cũng không công bố, chính là tỷ lệ % ESOP dành cho nhân viên là bao nhiêu so với các ông chủ (!) Nhờ kẽ hở này, mặc dù ESOP về bản chất rất trong sáng, song trên thực tế lại thất bại cay đắng do hầu hết các ông chủ tư bản trên thế giới đều lấy trên 70%-80% phần ESOP. Vì vậy nó lại càng “giúp” gia tăng thêm độ chênh giàu nghèo một cách đáng buồn…

    Trên quan điểm của chúng tôi, mức % ESOP hợp lý, phải hội tụ đủ 2 yếu tố: (1) tỷ lệ % ESOP dành cho nhân viên phải chiếm đa số (2) % ESOP trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành phải thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng EPS.

    Ngoài việc rơi vào tay ông chủ, nếu giả sử EPS công ty mỗi năm tăng 10% CAGR, mà ban lãnh đạo lại quyết định chia ESOP đến 8%, thì mặc dù trên danh nghĩa công ty tăng trưởng, nhưng thực ra các cổ đông chỉ tăng được lợi nhuận trên cổ phiếu vỏn vẹn 2%, chưa đủ bù lạm phát. Vì vậy, mặc dù chúng tôi không tích cực lắm về cổ phiếu Thế giới Di Động (MWG), song chúng tôi đánh giá rất cao chính sách ESOP của họ, khi: một, họ gắn liền tỷ lệ ESOP với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, chẳng hạn tỷ lệ ESOP chỉ bằng 1/10 tốc độ tăng trưởng EPS; hai, ban lãnh đạo cấp cao của MWG chỉ nhận vỏn vẹn 0.15%/3% ESOP, chừa lại phần lớn cho các lãnh đạo cấp trung và nhân viên. Chúng tôi cho rằng chính nhờ sự am hiểu tài chánh, thái độ “win-win” vậy, mà họ duy trì được văn hóa doanh nghiệp khá tốt!”

    Như vậy, một chính sách ESOP tốt, phải đáp ứng được 2 tiêu chí: (1) Tỷ lệ ESOP phải phù hợp với tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, tức không chiếm quá cao đến mức cổ đông chẳng còn được lại gì! (2) Phần lớn ESOP phải được dành cho các nhân viên, người trực tiếp tạo ra doanh thu và đóng góp lâu dài cho sự phát triên bền vững của công ty.

    Hi vọng khúc mắc của anh đã được thỏa mãn. Chúc anh một năm mới an khang thịnh vượng anh nhé!
    S.A.F.E team

    • Cảm ơn Safe team!
      Mình đã rõ hơn về ESOP 🙂

      Chúc ấn phẩm ngày càng phổ biến!

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!