Hỏi về giá trị của 1 thương hiệu, trong việc định giá cổ phiếu. – The Golden Newsletter Vietnam
4 replies
26/11/2017

chào anh chị,
Em có đọc các ấn phẩm của The Golden Newsletter, và trong đó có mục về khuyến nghị cổ phiếu khá thú vị.
Trong các ẩn phẩm gần đây, BBT có nhắc tới các cổ phiếu như DQC, và CMN, và nhấn mạnh giá trị của các thương hiệu truyền thống lâu năm này.
Theo suy nghĩ của em, giá trị của những thương hiệu này có thể giúp công ty tăng tính cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ khác, và giúp nhà đầu tư có thêm yếu tố để tính toán lợi nhuận.. Tuy vậy, em vẫn chưa hình dung ra được tác động của những yếu tố ” định tính ” này tới khả năng tăng lợi nhuận là ra sao của mỗi công ty.
Điều em muốn hỏi là, trong đầu tư giá trị, nếu chúng ta đưa yếu tố giá trị vô hình này vào để định giá cổ phiếu, thì có cách nào để ” định lượng” nó cho biên an toàn được không?
Chẳng hạn, với công ty CMN, thì giá trị thương hiệu của nó sẽ cho thêm một biên an toàn là ra sao?
Xin anh chị vui lòng chia sẻ thêm về giá trị thương hiệu của các công ty, trong việc liên quan tới định giá cổ phiếu ạ.
Chân thành cảm ơn anh chị!

4 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Hi bạn, cám ơn câu hỏi rất hay của bạn. Chúng tôi rất mong được biết danh tính của bạn.

    – Mục khuyến nghị cổ phiếu các quý đọc giả có thể lấy đó làm ý tưởng đầu tư để tìm hiểu sâu hơn, hoặc coi cách phân tích/tư duy làm mẫu. Chúng tôi làm mục này rất nghiêm túc song không muốn dùng nó để tác động quá nhiều lên giá thị trường. Dù sao đi nữa cũng rất vui khi được bạn ủng hộ.

    – Đi vào câu hỏi giá trị vô hình của bạn, tư duy của chúng tôi là như thế này.
    Thử nghĩ có một ông tên A bán cho bạn căn nhà của ông ta. Mà căn nhà ấy ngoài vị trí, thủ tục hoàn chỉnh, nền móng xây dựng đều tốt, lại còn có toàn bộ nội thất bên trong sang trọng và có tầm nhìn ra bờ sông rất đẹp. Và bạn biết rằng giá của ông A đưa ra rẻ đến mức bằng một căn nhà phố trong hẻm tối tăm không nội thất. Như vậy, bạn mua được nhà ông A với giá mà cho không đi tất cả các giá trị cộng thêm khó định giá khác như phong thủy, view, trang trí nội thất …

    Tương tự như vậy, chúng tôi tư duy dựa trên góc độ bảo vệ khỏi tương lai (protection) mà không cố gắng định giá chính xác thứ giá trị vô hình trên. Chúng tôi biết rằng với P/B như vậy, chúng tôi đang gần như được “cho không” phần tài sản vô hình cực kì lớn – và khả năng cao khoản đầu tư đó sẽ sinh lời trong dài hạn khi thị trường nhận ra sự bất hợp lý về mức giá đó.

    – Đây là tư duy (1) mức giá chúng ta trả đang rất rẻ, ngược với (2) định giá trước, sau đó discount ra biên an toàn. Cả hai cách đều hợp lý. Và đối với một số trường hợp, chúng tôi sẽ dùng cách (1).

    Hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình.
    S.A.F.E

    • Dear anh chị!
      Em là độc giả quen thuộc với BBT, đã đặt một vài câu hỏi nhờ a chị tham vấn trong thời gian qua.
      Dạ cho em được trình bày thêm thắc mắc của mình là, em nghĩ mỗi thương hiệu của mỗi công ty sẽ có giá trị khác nhau, chẳng hạn công ty thương hiệu 10 năm có thể khác với thương hiệu công ty 30 năm ( ví dụ cho điều này là các công ty sản xuất mì tôm, như miliket phải chăng có giá trị tốt hơn là mì tôm ba miền các thứ mới đây?.)
      và thương hiệu của mỗi các công ty trong các ngành nghề khác nhau có thể mang lại giá trị khác nhau ạ? ( ý em là chẳng hạn như thương hiệu trong ngành đồ uống phải chăng mang lại lợi nhuận, nhiều hơn là thương hiệu đồ gỗ gia dụng,?)
      Dạ theo em hiểu thì trong việc định giá cổ phiếu, chẳng hạn như cổ phiếu cmn, thì anh chị đã không đưa ” giá trị ” này vào để định giá ạ?.
      Nói cách khác, em hiểu ý anh chị nói là tài sản vô hình xem như một biên an toàn thêm nữa mà thôi?.
      Nhờ anh chị giải đáp thêm giùm em với ạ!

      • Hi bạn Ping,

        – Thương hiệu có nhiều cách để ước lượng. Lịch sử lâu đời là một, độ nhận diện (brand awareness) là hai, ba là các cuộc khảo sát và thị phần. Chúng tôi cho rằng giá trị vô hình này cần kinh nghiệm và trực giác của nhà đầu tư nhiều hơn là khoa học chính xác.

        – Rất đúng bạn à, thương hiệu trong mỗi ngành nghề sẽ có giá trị khác nhau. Ngành tiêu dùng là ngành yêu cầu thương hiệu cao nhất. Trong khi đó những lĩnh vực sản xuất ngành hàng thô như thép, gỗ, săm lốp (những ngành bán hàng B2B) lại đánh mạnh hơn vào giá cả và chất lượng sản phẩm.

        – Cũng lại đúng như bạn nói, phần giá trị vô hình này là một phần chiều tăng thêm (upside) và cũng là biên an toàn khi chúng tôi xét đến – chứng tỏ mức giá chúng tôi đang trả vô cùng rẻ.

        Hi vọng các thắc mắc của bạn đã được giải quyết xong. Chúc bạn luôn giữ tinh thần học hỏi và thành công trên con đường đầu tư của mình!
        S.A.F.E Team

        • Dạ cảm ơn anh chị đã phản hồi câu hỏi của em.
          Anh chị có thể cho em được rõ hơn về phương pháp định giá cổ phiếu mà anh chị đã sử dụng để ước lượng ra giá trị cổ phiếu của CMN là xấp xỉ [50k] được không?.
          Và nếu không phiền, xin anh chị chia sẻ thêm về cơ cấu doanh thu của CMN được không ạ?. ( ý em xin được hỏi là,anh chị có dữ liệu về cơ cấu doanh thu của CMN từ mảng bán mì cho quán lẩu ; mảng bán lẻ các sản phẩm khác cho đại lý hàng bán…là bao nhiêu không a?. )
          Em xin cảm ơn anh chị nhé!

Ấn phẩm 77 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!