Khoản phải thu và phải trả lớn – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
28/10/2019

Chào BBT,

Tôi có câu hỏi muốn nhờ BBT giải đáp giúp. Thông thường các khoản phải thu lớn thường là dấu hiệu không tốt. Vậy ta lên so sánh tỷ lệ khoản phải thu với các tiêu chuẩn nào để đánh giá ở mức tốt/bình thường/ không tốt: ví dụ như so sánh với doanh thu quý, so sánh tỷ lệ % của tổng tài sản…? Một công ty có khoản phải thu ngắn hạn lớn (ví dụ 40% tổng tài sản) thì rõ ràng là không tốt, nhưng công ty đó là có một khoản phải trả ngắn hạn lớn tương ứng (xấp xỉ giá trị khoản phải thu); thì có bù trừ giảm được rủi ro không (vì về dòng tiền công ty cũng chiếm dụng lại được ở khoản mục phải trả đấy)? Nếu khoản phải thu lớn thì trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, phải thu tập trung lớn ở một khách hàng (với thông tin tên khách hàng) sẽ tốt hơn hay là tập trung ở các khách hàng khác?

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tôi nghĩ cách hiểu của bác cũng đúng, phải thu lớn nhưng đồng thời cũng chiếm dụng được vốn thì bù trừ được phần nào, tuy nhiên phải thu thể hiện khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, nên ưu tiên là so với phải trả- chỉ là khả năng chiếm dụng vốn của kẻ khác.
    Tôi thì thường so phải thu với tổng tài sản, tùy từng ngành nghề mà con số nó khác nhau, tốt nhất bác so công ty đó với thằng tốt nhất trong ngành đó rồi so với các công ty Blue chips hàng đầu như VNM FPT xem công nợ thế nào
    Ngoài ra tôi thường so với doanh thu tăng thêm nếu doanh thu tăng thêm 1 mà phải thu cũng tăng thêm 1 đồng thì rõ ràng khả năng tạo tiền vẫn như cũ. Để thêm chi tiết, tôi vào thuyết minh xem thằng nào nợ Doanh nghiệp nhiều nhất,số nợ có tăng them hàng năm không. Nếu có dữ liệu điều tra thêm thằng đó nữa để xem có liên quan gì đến DN mình đang phân tích không, nếu là cty con với DN đang phân tích có khi chúng mua bán nội bộ tạo doanh thu ảo cũng không tốt. Đồng thời xem khả năng trả nợ để xét đến khả năng có phải thu khó đòi trong tương lai hay không.

  • Vâng anh Nguyễn Việt đã trả lời hoàn toàn rồi, mong anh thông cảm vì BBT bận cho ấn phẩm 28 nên tôi xin thay mặt trả lời hơi muộn…

    – Thông thường chúng tôi sẽ thường so sánh phải thu tương quan với tiền mặt, nếu tiền mặt cạn kiệt trong khi khoản phải thu chiếm quá lớn trong tổng tài sản thì đó là một lá cờ đỏ rất rõ ràng..

    – Ngoài ra, với những case ít rõ ràng hơn, thì anh cần xem vòng quay khoản phải thu (receivables turnover, tức lấy doanh thu hàng năm chia cho trung bình khoản phải thu trong kỳ) xem xu hướng nó có đang giảm đi hay không, và nó chênh lệch như thế nào với trung bình ngành.

    – Đúng như tiêu đề topic của anh, vẫn có một số case nơi mà khoản phải thu với phải trả cân bằng nhau do mô hình hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như case Viettel Post (UPCOM: VTP) có hoạt động phải thu tiền hàng COD từ người mua và phải trả tiền COD từ người bán, nên thoạt nhìn khoản phải thu cao, song thực ra chúng được bù trừ cho nhau theo hoạt động cơ bản của ngành chuyển phát. Ngoài ra, một số mô hình trung gian (intermediaries) khác như Công ty Chứng khoán, Ngân hàng, Sàn thương mại điện tử chúng tôi cho rằng cũng sẽ có điểm chung về bảng cân đối kế toán khá tương tự nầy.

    – Cuối cùng, đúng như anh nói, ta cần phải kiểm tra thêm thuyết minh khoản phải thu liệu có các khoản mờ ám như cho vay bên liên quan, trả trước 1 đơn vị số tiền rất lớn, tạm ứng cho ban lãnh đạo, hoặc phải thu những đơn vị quá tập trung. Song chúng tôi cũng cảnh báo anh rằng nếu như con số tổng phải thu đã nguy hiểm, thì đôi khi một số đơn vị họ sẵn sàng thuyết phục kiểm toán không ghi nhận rõ ra mà chỉ đưa vào mục “Khác” (miscellaneous) khiến các NĐT cá nhân cũng phải bó tay chịu trận. Ở những trường hợp đó, cách tốt nhất là chúng ta vẫn nên tránh xa dù không biết khoản mục phải thu khác đó là gì…

    Hi vọng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Chúc anh một tuần làm việc thành công nhé!
    Angelos

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!