Khi đọc ấn phẩm 41 , cá nhân tôi mà nói thì những ấn phẩm như vậy thực sự tách biệt BBT với những ấn phẩm khác. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới BBT vì đã dày công nghiên cứu về những case ở tầm vĩ mô như vậy. Tôi quan niệm rằng dẫu những yếu tố địa chính trị có khác biệt trong từng thời kỳ, nhưng những yếu tố cơ bản của 1 đất nước đã trải qua những giai đoạn mà Việt Nam sớm hay muộn sẽ kinh qua trong con đường trở thành 1 ngôi sao trên bản đồ kinh tế toàn cầu như Malaysia hay xa hơn nữa là Đài Loan đều là những chi tiết có tính tham khảo rất cao. Tôi đã đọc về case của Singapore và dù rằng đây cũng là 1 case thú vị nhưng tính tham khảo có lẽ không cao bằng Malaysia do yếu tố thiên nhiên quá khác biệt (là 1 đảo quốc rất nhỏ) và Việt Nam có lẽ khó có thể có bước phát triển thần tốc như Singapore.
Tôi có 1 lời muốn nhắn nhủ rằng nếu có thời gian, mong BBT sẽ quay lại phân tích sâu thêm về chu kỳ của những ngành nghề nổi bật theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
VD: ở Việt Nam thì từ 2013-2018 thì có lẽ ngành bất động sản là điểm nhấn của sự tăng trưởng, tuy nhiên khi những lỗ hổng về pháp lý dần được bịt chặt thì lợi nhuận từ mảng BĐS sẽ sụt giảm và thay vào đó là ngành bán lẻ nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Như vậy thì nếu nhìn vào Malaysia hoặc Đài Loan thì chu kỳ của 1 vài ngành nghề chính như vậy diễn ra trong bao lâu và tương ứng với giai đoạn phát triển nào của họ ?
Dẫu biết rằng 1 chủ đề đã được viết ra như vậy thì khối lượng nghiên cứu còn đồ sộ hơn không biết bao nhiêu lần và có lẽ BBT cũng cân nhắc khá nhiều về nội dung được viết ra, tuy nhiên, nếu BBT thấy hứng thú với chủ đề này thì tôi hy vọng sẽ được thấy những so sánh như vậy trong những ấn phẩm trong tương lai.
Vâng cám ơn lời ngợi khen của anh, chúng tôi rất, rất vui khi có thể nói anh là một trong những độc giả hiếm hoi ngợi khen và trân trọng công sức của chúng tôi trong các ấn phẩm ngoại quốc như ấn phẩm 29 (Singapore), ấn phẩm 41 (Malaysia) cực kỳ “dầy công” khi BBT S.A.F.E dám “vượt rào” đi ra nước ngoài để mang những tinh hoa tài chính với tầm nhìn dài hạn về Việt Nam, dẫu cho các ấn phẩm nầy không phải là “nơi phím hàng” mà các cá nhân khác trông mong…
Cám ơn gợi ý của anh phân tích về chu kỳ kinh tế, có nhiều nhà đầu tư nhìn “top-down” vào chu kỳ chuyển dịch nền kinh tế, chu kỳ tháp dân số, hoặc chu kỳ quốc gia phát triển, v.v Tất cả đều là ý tưởng hay song khó có thể dự đoán chính xác được mà chỉ ướm chừng vì mỗi quốc gia là một ma trận khác nhau trên quan điểm chúng tôi. Chúng tôi thì thuần về mặt cá nhân (personally) thì ưa thích những case đầu tư giá trị “bottom-up” (cơ hội riêng lẻ) nhiều hơn là dự đoán vĩ mô và đầu tư xuống, vì có thể vĩ mô rất tốt, nhưng mỗi doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề khác nhau như lợi thế cạnh tranh, ban quản trị, định giá, v.v
Dù vậy, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích sâu một số ngành nghề hay và hấp dẫn dài hạn từ năm 2022 trở đi sau khi đã đi hết lịch nội dung schedule cho năm 2020 & 2021. Rất mong anh & các quý độc giả khác đón chờ!
Angelos