Lợi nhuận chủ sở hữu – The Golden Newsletter Vietnam
13 replies
07/04/2019

Thân chào Team,
Trước hết với lòng chân thành, xin được cảm ơn những giá trị trong nỗ lực chia sẻ kiến thức tới cộng đồng của team. Với lòng nhiệt thành và kiến thức, Team đã có những bài viết chất lượng, góc nhìn độc đáo, thẳng thắn, chân thực dành cho cộng đồng nhà đầu tư.
Trong topic này, mình mong nhờ Team giải đáp giúp mình mấy điểm bản thân chưa hiểu thấu như sau:
1. Ngài Buffett có đề cập đến khái niệm về Lợi nhuận chủ sở hữu = Thu nhập ròng + khấu hao – chi phí vốn. Nhờ team phân tích giúp từng yếu tố trong đó, đặc biệt là chi phí vốn và cách tính chi phí vốn theo cách nói của ngài Buffett.
2. Lợi tức vốn hóa (lợi tức chiết khấu) nên được nhà đầu tư giá trị hiểu thế nào cho đúng? Cách tính?
Xin chân thành cảm ơn những nỗ lực của Team. Chúc Team sức khỏe, thành công và mang lại thật nhiều giá trị cho cộng đồng.

13 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Mình có thể giải thích theo mình biết. nếu có sai, thiếu thì nhờ BBT chỉnh sửa nhé.
    Thu nhập ròng = LNST – khen thưởng phúc lợi – cổ tức cổ phần ưu đãi.
    Khấu hao tìm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, mục dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, không có thì tìm kỹ hơn trong thuyết minh bctc.
    Chi phí vốn cũng tìm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mục dòng tiền từ hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị nhà xưởng,…
    Lưu ý là khấu hao thì không biến động lớn nhưng chi phí vốn thường biến động tùy năm nên lấy bình quân trong nhiều năm. Nhìn chung chi phí vốn thường cao hơn khấu hao vì giá mua ở hiện tại và tương lai cao hơn giá mua ở quá khứ. Mấy cty phát triển nhanh thì khoản chi phí vốn còn cao nữa.
    LN CSH là tiền còn lại dành cho mình đấy, nhưng ban quản trị muốn trả cổ tức, đầu tư công ty khác hay gửi ngân hàng là tùy họ.
    Theo mình hiểu thì Lợi tức chiết khấu là lợi tức tương lai được chiết khấu về hiện tại với tỷ lệ chiết khấu nào đó. CK= phi rủi ro+ rủi ro.
    Công thức thì sách vở cả đống, nhưng mình khuyên bạn thế này nè. Có 1 vài công thức cốt lõi để tìm khoảng giá trị. Nhưng không cần quá cầu kỳ chi tiết những cái nhỏ nhặt. Mình từng đọc các phân tích của các chuyên gia giá trị cách đây 5 năm. Cãi nhau đủ thứ công thức EBIT, EBITDA, EV/E, tỷ số này nọ nhưng sau 5 năm cả LN và giá cổ phiếu chẳng đúng tý nào.
    Cái quan trọng hơn nhiều là ban lãnh đạo và “viễn cảnh tương lai”. Một công ty có ban lãnh đạo tốt, tài, tầm và có lợi thế cạnh tranh dài hạn, tài chính lành mạnh, minh bạch thì bạn có thể mua với giá hợp lý, không cần căn ke từng đồng đâu.

    • Chân thành cảm ơn những chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng của Mr Sơn,
      Bạn giúp mình hiểu ra nhiều thứ mà mình đang cần, mình là người ngoại đạo trong ngành tài chính, đang tự mò mẫm học hỏi, rất mong được kết bạn với người nhiệt thành và hào phóng như bạn để mở mang tầm mắt. Có cơ duyên được bạn giải thích cho ở đây, mong duyên đó không dừng lại, Mình để lại số điện thoại 0946291960 (Số điện thoại của bạn mình không tiện xin ở đây) – chờ bạn kết bạn zalo với mình theo số điện thoại trên.
      Chân thành cảm ơn bạn, mong được giữ mối liên hệ và xây dựng tình bạn lâu dài.

  • Vâng cám ơn lời ngợi khen tử tế và câu hỏi thú vị của anh, tôi là Angelos xin thay mặt BBT đang bận rộn để trả lời anh nhé:

    (1) Anh độc giả Sơn đã trả lời hoàn toàn rồi. Tôi chỉ xin dẫn lại ngọn ngành (origins) một chút:
    Lợi nhuận dành cho chủ sở hữu “owner earnings” là một khái niệm khá hay của ngài Buffett. Ông muốn quy con số lợi nhuận ròng cuối bảng thành một chỉ tiêu hợp lý về mặt bản chất hơn, nên ông cộng vào khấu hao “depreciations” (vốn là một chi phí không bằng tiền) rồi trừ đi khoản đầu tư vào tài sản cố định nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp “capital expenditures”. Nếu như không trừ capex ra thì anh sẽ có một khoản tựa như EBITDA – thứ mà cả ngài Buffett & Munger đều cho là “rất vớ vẩn” (!)

    (2) Lợi tức vốn hóa thì tôi chưa bao giờ nghe cả anh à… Chắc anh đọc phải quyển sách dịch không được, lại không dẫn bằng từ tiếng Anh gốc, nên khó hiểu vô cùng. Nếu như theo suy luận của độc giả Sơn, thì nó có thể là tỷ suất chiết khấu (discount rate). Tỷ lệ nầy tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro và yêu cầu sinh lợi của mỗi người: có người thì dùng 15%, 12% – có người tính các công thức beta, WACC vô cùng phức tạp… Chúng tôi thì ít dùng thứ nầy, do không phải đầu tư vào trái phiếu; còn khi đầu tư vào cổ phiếu thì chúng tôi không tin vào mô hình DCF.

    Hi vọng tôi trả lời sơ vậy anh đã giải đáp được khúc mắc rồi. Chúc anh một tuần làm việc tràn đầy năng lượng và hạnh phúc!
    Angelos

    • Cảm ơn sự hồi đáp ý nghĩa của Team,
      mình đã kiểm tra lại cụ thể từ Lợi tức vốn hoá, họ gọi là Tỷ lệ chiết khấu, xin lỗi vì đã làm Team khó hiểu 🙂
      Câu trả lời của bạn Sơn và Team dành cho mình là rõ ràng, song, mình muốn hỏi thêm Team một chút, vì còn lăn tăn với đoạn “Chúng tôi thì ít dùng thứ nầy, do không phải đầu tư vào trái phiếu; còn khi đầu tư vào cổ phiếu thì chúng tôi không tin vào mô hình DCF”. Mình đọc được đoạn văn này “Buffett đưa ra cách tính tương tự khi định giá trái phiếu. Thị trường trái phiếu mỗi ngày tính tổng các phiếu lãi có kỳ hạn của một trái phiếu và chiết khấu những phiếu lãi này theo lãi suất hiện hành. Việc này xác định giá trị trái phiếu. Để xác định giá trị doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ ước lượng giá trị “các phiếu lãi” mà doanh nghiệp thu được trong một giai đoạn nhất định của tương lai, rồi sau đó trừ đi tất cả các phiếu lãi tại thời điểm hiện tại. Buffett cho rằng “tất cả các doanh nghiệp được định giá theo cách này, từ các nhà sản xuất roi ngựa cho tới những người điều hành mạng lưới điện thoại di động, đều trở nên ngang hành về mặt kinh tế”. Như vậy, theo mình hiểu, Buffett có áp dụng cách tính giá trị trái phiếu cho cổ phiếu thường, và cách tính của Buffett không phải là phương pháp DCF (mình đã đọc bài viết của Team về phương pháp DCF, mình cũng không tin vào tính thực tế của DCF) – Mình tin cách tính của ngài Buffett là đơn giản, mình đang cố hiểu nó (hic) – mong Team giúp đỡ cái trí tuệ còn mỏng manh này. Chân thành cảm ơn Team.


      • Bạn có thể xem video này chính Ngài Munger đã nói là ” I’ve never seen that you know Warren talks about discounted cash flow. I’ve never seen him do one” và 2 ông cười lớn. Đoạn đó ở 6:59 nhé bạn.
        Như các Ad đã nói đó có thể là một chiêu tung hỏa mù khi các NĐT hỏi quá nhiều về cách định giá công ty.

        • Vâng có thể chúng tôi sai, nhưng nhiều năm kinh nghiệm đầu tư và quan sát, chúng tôi không tin rằng phương pháp DCF nầy thực sự hiệu quả. Mời độc giả Phượng xem lại bài viết để hiểu hơn lập luận của chúng tôi nhé: https://newslettervietnam.com/nha-dau-tu-thong-minh-ky-5/

          Cám ơn anh Dương Quý đã tìm ra chứng cứ rất hay. Chúng tôi đọc qua bản transcript, nhưng chưa thấy clip tận mắt.

          Chúc 2 độc giả thành công trên con đường đầu tư của mình!

        • Cảm ơn bạn “dương quý” vì đã nhiệt tình chia sẻ, mình cũng tìm hiểu trên youtube có bài nói chuyện của Warrent với sinh viên Mỹ, trong đó có nói về tính giá trị của doanh nghiệp, mình tin rằng ngài Buffett không sử dụng DCF, mình nghĩ không biết có phải cách tính của ông là kiểu kết hợp giữa cách của ngài Graham và Williams không? Hic, mình đang cố tìm một cách tính có tính thuyết phục, chứ không phải dự đoán hay dự phóng như kiểu DCF. Nếu được mong bạn chia sẻ thêm kiến thức, cảm ơn bạn nhiều!

        • Không chỉ chị mà hàng triệu NĐT khác trên thế giới cũng tò mò một thứ tương tự, song có lẽ phương pháp định giá của ông thì chỉ có mình ông biết thôi chị à…

          Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nguyên tắc không dự phóng, ưa thích lợi nhuận thực, những công ty đơn giản, dễ hiểu và biên an toàn (margin of safety) rộng lớn là những nền tảng mà ông luôn dùng tới đối với mọi khoản đầu tư!
          S.A.F.E team

        • mình tìm hiểu rất nhiều về ngài Buffet, mình cũng đã đọc hết những bức thư gửi cổ đông của Ngài. theo mình thấy thì có thể Ngài Buffet dùng những ý tưởng của DCF nhưng nó không phải là điều quyết định khi Ngài ra quyết định mua. Những vụ mua kinh điển thay đổi cả sự nghiệp của ông như Sea Candy hay GEICO thì gần như vô dụng khi áp dụng DCF. Điều kiện để dùng được DCF nó khá nghiêm ngặt, quá nhiều biến số, ngay cả những ví dụ như Coca-cola thì nếu nhìn lại những năm 1995-2000 thì gần như lợi nhuận nó đi ngang, thì sao nó lại được ông giữ lâu tới vậy. Như Ngài Munger đã nói, định giá nó khá là nghệ thuật, chả có công thức nào cả. Đôi khi ta thấy nhiều khoản đầu tư nó có cái giá quá lố bịch-quá đắt hay quá rẻ.
          Thêm nữa Ngài Buffet khi đầu tư sẽ quan tâm 4 yếu tố:
          1. Doanh nghiệp dễ hiểu
          2.Có một “moat” rộng-ông yêu thích 2 kiểu một là có chi phí thấp như GEICO. hai là có thương hiệu mạnh như Coca-cola hay Sea Candy
          3. Được quản lý bởi một người tài năng và đáng tin cậy.
          4. Có một mức giá hợp lý-định giá.
          Chúng ta không biết rõ ông ưu tiên cái nào trong 4 cái này và ông điều chỉnh như nào với từng biến.

        • cách định giá hợp lý mình nghĩ các tác giả của S.A.F.E team đã đưa ra khá đầy đủ rồi bạn. Còn lại nó phụ thuộc vào việc chúng ta thực hành, vòng tròn hiểu biết thôi ạ. Nếu bạn muốn trao đổi thêm thì có thể kết bạn qua zalo của mình qua sđt: 0966 251 749

        • Cảm ơn Bạn Dương Quý rất nhiều nhé, mình có đọc các bình luận của bạn trong phần thảo luận của S.A.F.E Team và thấy kiến thức, góc nhìn của bạn rất sâu sắc, mình đã kết bạn zalo với bạn, hi vọng sẽ được trao đổi với bạn nhiều hơn nữa trong tương lai,

      • Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu thêm về phương pháp 4M của Phil Town, dễ hình dung hơn.
        Sincerely
        HƯNG

        • Cảm ơn gợi ý của bạn Hưng, mình cũng đã đọc phương pháp 4M của ngài Phill Town, mình thấy rất hay, dễ hiểu và hữu dụng, song mình lại nghi ngờ về phương pháp định giá, nó cũng mang tính dự phóng số liệu quá nhiều, hic,
          trân trọng cảm ơn bạn, mong được trao đổi nhiều hơn nữa với bạn

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!