Mục “ Tài sản có khác “ trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
A TGN Subscriber
14/03/2023

Kính gửi BBT
Lời đầu tiên cho tôi được gửi lời chúc sức khỏe đến BBT !
Được biết BBT có rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng
Hiện tại tôi đang có một thắc mắc về mục “ tài sản có khác “ trong bảng cân đối kế toán. Đây là mục chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành tài sản của ngân hàng.
Vậy cụ thể khoản mục này có ý nghĩa gì ? Phân tích nó ra sao ? Và chiết khấu như thế nào để tổng hợp trong khoản mục điều chỉnh BVPS của ngân hàng

A TGN Subscriber

View all posts

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng chào anh, cám ơn câu hỏi hay của anh. Như đã trả lời trong mục Q&A with S.A.F.E ấn phẩm kỳ 66 phát hành ngày 26/03/2023 vừa qua:

    “Vâng cám ơn anh đã quá khen và đặt câu hỏi rất hay, chúng tôi đã trả lời riêng anh inbox rồi, song vẫn copy lại ở đây cho các độc giả có cùng câu hỏi được tham khảo & thảo luận:

    – Tài sản có khác của nhóm bank nguy hiểm nhất có lẽ là “khoản lãi, phí phải thu/dự thu”, hay còn gọi là interest receivables. Cách đây một vài năm, chúng tôi đã gặp ban lãnh đạo ngân hàng ACB và họ đã dạy chúng tôi rằng phải cẩn thận với khoản mục nầy. Đây là khoản mục nếu không thu hồi được là một tài sản xấu tương đối lớn cho ngân hàng, như Sacombank đã phải trích lập nhiều năm qua từ thời Trầm Bê 2015. Do đó ta nên dè chừng khoản mục này tăng trưởng mạnh hoặc chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản.

    – Một trick khác để check khoản nầy mà chúng tôi học được là việc so sánh giữa “Thu nhập lãi và các khoản tương tự” trên báo cáo kết quả kinh doanh và chính khoản mục đó bằng tiền thực sự trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng. Nếu có chênh lệch quá lớn thì chắc chắn có vấn đề.

    – Hai ví dụ chúng tôi có thể đưa ra cụ thể là case SHB, năm 2022 vừa qua khoản lãi/phí dự thu trên của nhà băng nầy tăng mạnh từ ~6k tỷ lên ~15k tỷ, khá nguy hiểm. Một case nữa mà ít người thấy là SCB, thứ đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt; nếu một nhà đầu tư nhìn vào bảng cân đối của SCB, sẽ nhận thấy trong 760 nghìn tỷ tài sản, đến hơn 110 nghìn tỷ tài sản của SCB là lãi, phí dự thu – cao gấp 5 lần vốn chủ sở hữu 23 nghìn tỷ – thậm chí, nó còn tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ ~30% CAGR nhiều năm qua (!)

    – Về mặt chiết khấu bao nhiêu là phù hợp, nếu là chúng tôi, khi thấy khoản mục trên tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn, chúng tôi sẽ chọn giải pháp đơn giản là tránh xa bank đó (*) Còn nếu anh thực sự muốn mạo hiểm đầu tư chờ đợi chúng được trích lập và turnaround, thì một khoản chiết khấu đâu đó 50% đến 67% có thể sẽ tương đối phù hợp – song rủi ro về ban quản trị nhà băng vẫn luôn hiện hữu ở đó (!)

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!