Ngài Buffett có thực sự sử dụng DCF khi định giá cổ phiếu? – The Golden Newsletter Vietnam
6 replies
01/06/2022

Chào ban biên tập. Mình không nhớ trong số ấn phẩm nào, BBT có nói về việc ngài Buffett có trả lời về việc sử dụng DCF, tuy nhiên ngài Munger lại ngầm “bác bỏ” ngay sau đó (nếu mình không nhầm là trong AGM 2009). Ban biên tập cho đó là động tác tung hỏa mù của ngài Buffett khi bị hỏi về cách thức định giá.
Gần đây mình đọc báo cáo thường niên 1992 của Berkshire, trong đó ngài Warren đề cập tới việc sử dụng DCF. Theo lời ông: các đặc điểm như P/B thấp, P/E thấp, dividend yield cao, cho dù cùng xuất hiện một lúc thì còn xa mới có thể quyết định xem liệu nhà đầu tư có mua với giá trị thực của nó hay không.
Cùng trong bài này, ông có đề cập tới việc chia và đối đầu hai trường phái đầu tư giá trị (value) và tăng trưởng (growth) thật vô nghĩa, bởi lẽ cả hai đều sẽ gặp nhau ở 1 điểm (như hai chân sẽ gặp nhau ở cái hông :D).

Không biết BBT nghĩ rằng phương pháp nào thật sự được Warren sử dụng khi định giá?

6 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Trong lúc cùng ngồi chờ BBT trả lời câu hỏi của bạn, tôi đóng góp một góc nhìn cá nhân như sau.
    Quá trình đầu tư của ngài Warrent Buffett rất dài, dài hàng chục năm, nên phương pháp, tầm nhìn và chiến lược đầu tư của Buffett cũng thay đổi và hoàn thiện hơn rất nhiều lần trong thời gian này.
    Tuy vậy tôi tạm chia và đơn giản hóa quan điểm này thành 2 phần cho dễ viết:
    1/ Quan điểm về giá trị, dài hạn và thời cơ.
    Vì là học trò của Ben Graham nên những thương vụ kiểu “mẩu xì gà hút dở”, hay “mua một đồng với giá 5 xu”, ” tham lam khi người khác sợ hãi”… được ông áp dụng rất triệt để và đem lại lợi nhuận không nhỏ, ở quan điểm này Buffet vượt trội ở tính kiên nhẫn, thông minh và tầm nhìn sắc sảo. Quan điểm này cũng không tồn tại ranh giới giữa ngắn hạn hay dài hạn mà chỉ có một mục đích đó là lợi nhuận.
    Đây cũng là điều nhà đầu tư cá nhân nên theo đuổi vì nó phù hợp với nguồn vốn nhỏ, linh hoạt.
    Có một điều cần làm rõ về quan điểm dài hạn, theo ý kiến cá nhân tôi NDT cần có tầm nhìn đủ xa để nắm bắt cơ hội cộng với kinh nghiệm và chăm chỉ làm bài tập về nhà đầy đủ, các quyết định giao dịch luôn dựa trên hiệu suất mà nó mang tới bất kể sau sáu tháng hay sáu năm. Trong các biến động phức tạp của thị trường về lâu dài xác suất kết quả đúng luôn cao hơn và chẳng có gì sai khi nó đúng vào tuần sau, trượt dài sau vài tuần kế tiếp và ngài Buffett trước đây có tận dụng điều này không, câu trả lời là Có.
    2/ Quan điểm về may mắn và hệ sinh thái niềm tin Berkshire ngày nay.
    Phần này hơi khó,

  • theo tôi thì Mr. Buffet có sử dụng DCF nhưng chỉ tính toán trong đầu để ước lượng thôi chứ ko lập Excel ra kéo.

  • Vâng cám ơn câu hỏi rất thú vị của anh, chúng tôi cũng bàn nhiều rồi nên chỉ tóm tắt lại sơ sơ ý:

    1. Dù không thể khẳng định được 100% bởi vì chúng tôi có phải người quen của ngài Buffett đâu, nhưng với kinh nghiệm quan sát của mình, chúng tôi tin rằng ngài Buffett không hề dùng DCF vì thậm chí ông còn không biết dùng máy tính PC hay Excel (cười lớn). Một số người “thần thánh hóa” ông có thể làm Excel trong đầu thì chúng tôi lại càng phì cười: không ai có thể kéo Excel được trong đầu hàng nghìn số cả, đặc biệt với nhiều cty phức tạp nhiều mảng kinh doanh bên Hoa Kỳ.

    2. Như vậy câu số 1 dẫn qua câu số 2 của anh, chúng tôi tin rằng để tính nhẩm được trong đầu, phương pháp định giá của ông hóa ra lại đơn giản hơn mọi người tưởng. Còn nó là gì thì chúng tôi cũng không biết, song chúng tôi biết chắc rằng nó “simple”, không hề cần Excel hay gì. Ngài Buffett từng nói nhiều về việc điều chỉnh lợi nhuận sau thuế theo chuẩn kế toán GAAP -> “owner-earnings”, chúng tôi cho rằng đó là một gợi ý quan trọng cho những NĐT giá trị thông minh nhìn ra (*)

    3. Như nhiều lần chúng tôi nhấn mạnh rồi, định giá chính xác đối với ông, hay ngài Graham, hay ngài Munger, hay ngay cả người trẻ hơn như ngài Li Lu không quan trọng bằng biên an toàn (margin-of-safety). Khi anh đã có biên an toàn bên cạnh mình, anh vừa hạn chế được rủi ro, lại càng gia tăng được lợi nhuận tiềm năng. Đến đây anh lại hỏi nếu ta không biết định giá chính xác thì làm sao xác định được DN rẻ hay mắc?

    Vâng đầu tư đơn giản nhưng không hề dễ dàng ở chỗ đó: nó có yếu tố nghệ thuật biến thiên tùy trường hợp, đồng thời có yếu tố may mắn nữa. Song một phương pháp ngài Graham nghĩ ra chúng tôi cho là rất hay đó chính là: hãy mua thật rẻ đi (buy so cheap) – ví dụ như mua một doanh nghiệp có P/E dưới 5 lần với triển vọng tăng trưởng 50% CAGR khổng lồ chẳng hạn; hay một doanh nghiệp tăng trưởng chia cổ tức dividend yield >20%; hay một doanh nghiệp chỉ rẻ bằng 1/10 tài sản ẩn của nó; như vậy anh vừa có biên an toàn mà không cần phải định giá DCF gì phức tạp cả (*)

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Một lần nữa cám ơn câu hỏi thú vị của anh và chúc anh thành công trên con đường đầu tư dài hạn của mình.

    S.A.F.E

    • nhưng tiêu chí rẻ của BBT có vẻ như k tồn tại thì sao ạ, mình thấy tiêu chí rẻ như vậy rất khó tồn tại, hoặc có thể k tồn tại.

      Ô Warren chả bảo mua 1 công ty tốt ở mức giá hợp lý còn gì, còn hàng siêu rẻ mà tốt nge chừng khó tìm quá

      • Có chị nhé, đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng thì những case định giá thấp đến mức nực cười lại đầy ra – chúng tôi có thể kể ra case thực việc thực song không tiện ở đây…

        Mặt khác, việc mua một công ty tốt với giá hợp lý cũng là một nghệ thuật mua rẻ mà không cần phải định giá chính xác. Ngài Buffett mua Coca Cola ở mức định giá 14x P/E hay Apple Inc. ở vùng 12x-16x P/E thì ông không cần làm trò DCF gì (cười) cũng biết rằng mình đạt được biên an toàn, xét đến môi trường lãi suất thấp tại Hoa Kỳ cùng với triển vọng tăng trưởng doanh nghiệp khá rõ ràng, giá trị vô hình “brands” & đội ngũ liên tục innovations khổng lồ (*)

        S.A.F.E

    • WB có đề cập đến 2 khái niệm quan trọng trong đầu tư:
      (1) Đầu tư là gì? Ông lấy ví dụ về quan niệm đầu tư đề cập trong truyện ngụ ngôn đại ý một con chim trong tay còn hơn 2 con chim trong bụi cây. Ông nói rằng, truyện này chỉ còn thiếu yếu tố thứ 3 là Lãi suất chiết khấu (ls phi rủi ro-thươngf là lợi suất tpcp Mỹ kỳ hạn 10 năm). Qua đây chúng ta cũng thấy đc quan điểm đầu tư của WB: (i) Căn cứ vào yếu tố chắc chắn ở hiện tại mà ko dự đoán tương lai; (ii) Cần so sánh hiệu quả đầu tư với hiệu quả mua tpcp 10y.
      (2) Instrasic Value: đây là khái niệm cốt lõi trong đầu tư cổ phiếu (khác hoàn toàn với đầu tư khác), khái niệm này cũng được Gramham&Dod đề cập lần đầu trong cuốn PTCK. WB cũng đưa ra định nghĩa của mình về Instrasic Value khi ví dụ về giá trị của Giáo dục, nó là tổng thu nhập tăng thêm của một người được đào tạo (so với không đc đào tạo) trong suốt thời gian làm việc. Về bản chất, định nghĩa này ko khác quan niệm đầu tư như trên.
      (3) Khi nói về Instrasic Value, WB có nói rằng việc đưa ra một con số chính xác giá trị là bao nhiêu là “ngớ ngẩn”-Mặc dù WB vẫn tự tin đánh giá đc giá trị Instrasic Value của BH.
      Cả (1), (2), (3) đều đưa chúng ta đến cách định giá kiểu DCF nhưng không phải giả định kiểu “kéo excel”.

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!