nhà đầu tư giá trị phản ứng thế nào trước biến động thị trường – The Golden Newsletter Vietnam
7 replies
27/07/2020

Mình thấy BBT rất hay nhắc đến các cụ như Graham, Fisher, Buffet, các cụ điều theo đuỗi đầu tư giá trị, mình có thắc mắc là: Các cụ sẽ làm gì khi có biến động trên thị trường như làn sóng Covid lần 2 này. Các cụ có bán đi tất cả các cổ phiếu để giữ tiền mặt vì giá giảm sâu không? Hay ngồi yên, nếu còn tiền thì mua thêm?

7 comments

Leave a Reply to Danny Pham Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Câu hỏi của bạn mắc cười thật.
    Nếu non gan thì “các cụ” đã chạy đứt dép từ làn sóng thứ nhất rồi.

  • Bạn có thể tự vấn bản thân mình nêu coi minh là 1 nhà ĐẦU TƯ. Liệu bạn có bán căn nhà, tài sản, của cải có khả năng tạo ra DÒNG TIỀN của mình vì 1 sự kiện xxx nào đó không??? Và nếu câu trả lời là có thì khả năng cao bạn đã rơi vào trường hợp xài MARGIN/ VAY NỢ – 1 bài học đắt giá nhất mà chẳng mấy ai nhớ được (bất kể là ở thị trường CK hay ngoài đời thật)

  • Vâng chào anh, mong anh thứ lỗi vì trả lời muộn do sự thay đổi nhà tài trợ và do chúng tôi phải tập trung cho ấn phẩm kỳ 37 vừa qua quá…

    Thực ra chúng tôi hiểu cảm giác của anh vì đã từng tiếp xúc khá nhiều NĐT cá nhân, chứ chúng tôi không phản ứng gay gắt như các độc giả trên, chúng tôi hiểu tâm lý của các cá nhân khi lỡ mua phải giá cổ phiếu tại mức giá cao trước dịch vì tin rằng kinh tế vẫn còn thịnh vượng, rất nhiều người cảm thấy “shock”, bất lực nhìn con số NAV của mình bốc hơi nhanh chóng mà không biết phải làm gì: nên bán để mua lại được cổ phiếu đó/cổ phiếu khác với giá thấp hơn, hay nên tiếp tục nắm giữ chờ ngày hồi phục? Chúng tôi nghĩ rằng sự lúng túng đó buộc anh phải lên đây để nhờ chúng tôi giải đáp, dù rất tiếc rằng bận quá chúng tôi lại trả lời muộn mất…

    Ở trong tình huống này, chúng tôi phải thành thật rằng: trong đầu tư, khi ta quyết định sai từ ban đầu, thì giải pháp nào cũng là dở (bad) cả! Chỉ có phương án nào trong các phương án dở đó sẽ giúp anh ngủ ngon hơn thì mới là giải pháp đáng để anh lựa chọn mà thôi. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy?

    (1) Nếu lỗi lầm trong đầu tư có thể sửa chữa dễ dàng như cách một đứa trẻ có thể dùng cục tẩy và xóa đi các vết bút chì, thì đầu tư đã là một bộ môn rất dễ dàng và chúng tôi đã chẳng phải liên tục nhấn mạnh về triết lý đầu tư giá trị cẩn trọng, luôn đặt mục tiêu bảo toàn vốn lên hàng đầu. Điều này thoạt nhìn thật lí thuyết, nhưng nhiều lần mất tiền, mất vốn liếng quý giá sẽ khiến một người hiểu ngay điều mà chúng tôi nói, còn đối với những bạn trẻ thiếu kinh nghiệm hoặc những nhà đầu tư F0 hung hãn, chúng tôi đành “cười trừ” và mặc họ vậy!

    (2) Anh hỏi rằng những người như ngài Graham, Fisher, Buffett, Munger, Peter Lynch, H.Marks sẽ làm gì khi kinh tế khủng hoảng, thị trường sụp đổ – thật ra là một câu hỏi không phải không có lý, chúng ta vẫn cần suy nghĩ xem trong tình huống khó khăn như vậy, những tượng đài trong giới đầu tư sẽ làm gì. Kể cả ngài Buffett trong quãng đường sự nghiệp của mình, cũng treo ảnh cha mình – ngài Howard Buffett – và ngài Benjamin Graham trong phòng làm việc để suy nghĩ xem họ sẽ quyết định ra sao trong những lúc khó khăn.

    Theo quan sát của chúng tôi suốt sự nghiệp của ngài Buffett và những huyền thoại trên, hầu như họ đều nhìn trước được sự điên rồ của phố Wall và giới đầu tư, từ đó đã cẩn trọng từ trước khi các đợt khủng hoảng xẩy ra, và quan trọng hơn hết, họ không bao giờ vay nợ margin làm đòn bẩy, đồng thời luôn dự trữ tiền mặt hoặc nguồn tiền từ kinh doanh lớn để tái đầu tư tiếp. Nếu có bị sụt giảm chung với thị trường, thì họ đều nắm giữ nhưng doanh nghiệp tuyệt vời mà họ am hiểu tại mức giá mua hợp lý, hoặc với giá vốn rất thấp từ nhiều năm trước, vì vậy vị thế của họ rất vững chắc và có thể trụ qua được mọi chu kỳ kinh tế và thị trường, trái với các cá nhân đầu cơ margin điên rồ để rồi gặp một sự kiện thiên nga đen và từ bỏ TTCK vĩnh viễn!

    (3) Như vậy, giải pháp cho anh ở đây chính là việc tự vấn lại bản thân: liệu anh có cẩn trọng (conservative) trước khi sự kiện dịch bệnh xảy ra đầu năm nay? Nếu anh chưa cẩn trọng, đâu là sai lầm của anh cần sửa chữa? Nếu anh đã cẩn trọng, liệu anh có đủ vững tâm lý để nắm giữ trong thời gian dài mà không phải nhìn giá thị trường từng phút, từng giờ, từng ngày một?

    Hi vọng câu trả lời trên của chúng tôi có thể giúp anh được phần nào. Chúc anh luôn vững bước, lí trí trên con đường đầu tư của mình trong thời gian dài sắp tới!
    S.A.F.E team

    • Câu trả lời thay cho tất cả và đến với các NDT khác, thành thật rất cảm ơn SAFE team

      • Vâng không có chi anh nhé, chúng tôi luôn rất vui được trả lời anh cùng các độc giả…

  • Mỗi nhà đầu tư (tùy theo năng lực và nguồn lực) sẽ có các phản ứng khác nhau trước biến động mạnh mẽ của thị trường. Tuy nhiên, những nhà đầu tư lớn đều trả lời các câu hỏi theo thứ tự: (1) Điều gì gây ra; (2) Mức độ tác động; (3) Cơ hội cho mình nằm ở đâu và kế hoạch hành động để chớp lấy cơ hội như thế nào?; (4) Hành động quyết liệt khi cơ hội đến.

    Covid cũng là một dạng khủng hoảng thôi, kết thúc cũng là sự đổ vỡ và sụt giảm mạnh mẽ của thị trường. Về bản chất nó không khác một cuộc khủng hoảng khác (mà về cơ bản các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính đều giống nhau).

    Bạn hãy tự trả lời các câu hỏi trên để đi đến một kết luận quan trọng: cơ hội của bạn ở đâu và bạn thực hiện nó như thế nào?. Nếu (1) bạn chắc chắn bán đi và mua được rẻ là một cơ hội của bạn thì bạn nên thực hiện; (2) nếu bạn thấy sự sụt giảm dẫn đến cổ phiếu tốt xấu đều giảm mạnh thì bán đi cổ phiếu kém trong danh mục để mua được cổ phiếu tốt hơn kỳ vọng sự phục hồi tốt hơn khi thị trường hồi phục thì bạn nên thực hiện; (3) nếu bạn thấy cổ phiếu mình nắm giữ rất tốt nhưng vẫn bị bán với giá rất rẻ mà còn nguồn lực thì bạn nên mua vào;…

    Để tồn tại được trong nghề này bạn cần phải tự lập và độc lập trong tư duy, phương pháp và hành động. Hãy cố gắng gièn luyện hàng ngày, hàng tuần…bạn sẽ sớm gặt hái được thành công. Hãy chọn phương pháp đúng!

    • Câu trả lời của bạn hay quá. Từ kinh nghiệm rút ra đợt khủng hoảng vừa rồi + câu trả lời của bạn mình đã rút ra bài học cho bản thân. Nếu không ngại mình muốn kết bạn để học hỏi & chia sẻ thêm với sinhkep qua Zalo 0948.516.085 nhé.

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!