Sau nhiều năm tích lũy vốn liếng, giờ đây tôi đang mong muốn khởi sự kinh doanh gì đó để theo đuổi những mục tiêu của đời mình và đóng góp giá trị cho xã hội. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu về các ngành nghề kinh doanh thì tôi nhận thấy hoạt động cốt lõi của họ vẫn có những bước như nhập hàng hóa / nguyên liệu đầu vào + gia tăng giá trị rồi bán ra ở mức giá cao hơn đến các khách hàng có nhu cầu. Nếu như giá nhập nguyên liệu đầu vào hay giá nhập hàng gốc cao so với diễn biến của thị trường thì họ cũng phải chịu những rủi ro thất thoát vốn vì phải duy trì lượng tồn kho cao trong khi các chi phí vận hành như máy móc, mặt bằng hay nhân công thì vẫn phải trả đều đặn hàng tháng.
Qua góc nhìn trên và những thông tin lượm lặt trên mạng về những ca khởi nghiệp thất bại dẫn đến mất hết vốn liếng, tôi nhận định là hoạt động khởi sự kinh doanh hay tạo lập 1 doanh nghiệp mới cũng cực kỳ rủi ro, nếu ví hoạt động này như 1 khoản đầu tư thì chúng ta sẽ phải phân bổ rất nhiều vốn + thời gian + công sức mỗi ngày để tập trung cho 1 khoản đầu tư => gia tăng rủi ro thâm hụt vốn vì gần như ít đa dạng hóa (với khi kinh doanh, người ta thường thế chấp để vay thêm nợ => 1 dạng sử dụng đòn bẩy thường xuyên).
Hoạt động đầu cơ lướt sóng hoặc trading trên các sàn giao dịch cũng mang tính chất gần tương tự như vậy. Nhưng không rõ BBT nhận định như thế nào về ưu nhược điểm và các dạng rủi ro của các hoạt động này. Vì thông thường mà nói, những thông tin về đầu cơ vs. đầu tư đã rất nhiều, còn thông tin về đầu cơ vs. làm kinh doanh thì ít nên tôi vẫn mong có thêm góc nhìn của các nhà đầu tư giá trị thận trọng.
Vâng câu hỏi của anh rất hay và chứa đựng nhiều suy nghĩ sâu rộng… Chúng tôi cũng từng như vậy nên rất thấu hiểu!
– Xin anh đừng nghĩ tiêu cực rằng kinh doanh = đầu cơ trục lợi ngắn hạn. Hầu hết những doanh nghiệp thành công bền vững nhất hiện nay đều có quá trình dài chăm chỉ hình thành nên sản phẩm, quy trình và uy tín thương hiệu.
Chúng tôi tôn sùng xác suất (odds) về mọi điều trong cuộc sống, kể cả kinh doanh. Xác suất thành công của doanh nghiệp đến cao nhất đều từ năm thứ 5 trở đi, thậm chí năm thứ 10 trở đi khi doanh số và lượng khách hàng đạt ở top 1% của toàn thị trường. Anh không tin chúng tôi có thể Google tìm bài thống kê chứng minh luận điểm nầy.
Vì thế việc kinh doanh đòi hỏi tầm nhìn dài hạn cũng chẳng kém đầu tư giá trị là mấy, do đó ngài Buffett mới nói rằng: “Tôi là một nhà kinh doanh tốt hơn vì tôi là nhà đầu tư tốt. Mà tôi cũng là nhà đầu tư tốt hơn vì tôi có óc kinh doanh nhạy bén.”
– Lạm bàn về thất bại trong kinh doanh, chúng tôi mạo muội cho rằng thất bại trong kinh doanh (business failure) là một trong những rủi ro ta nên chấp nhận nhất. Vì sao ư?
Chúng tôi cho rằng: (1) tỷ lệ risk/reward của kinh doanh khá thuận lợi nếu anh lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp – nếu mất, anh chỉ mất số vốn nhỏ, còn nếu anh đúng, anh có thể nhân lên hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần số vốn nhỏ nhoi ban đầu của mình (2) khi thất bại trong kinh doanh, anh có thể bắt đầu lại với mảng kinh doanh khác với tỷ lệ risk/reward tương tự phía trên hoàn toàn dễ dàng – chẳng có gì có thể cản anh nổi cả, nguồn năng lượng khởi nghiệp gần như là vô tận (3) trong kinh doanh có một điểm rất lợi mà ít ai chỉ ra chính là “business multiplier”, chẳng hạn như DN anh làm lãi ròng X/năm, thì định giá của anh có thể lên đến 10X, 20X, trong khi đó đi làm công ăn lương định giá của anh chỉ là 1 lần X mỗi tháng, ít có tiềm năng tăng trưởng và rất khó để có được “business multiplier”.
Tuy nhiên điểm trừ của kinh doanh là cái giá về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và từ bỏ những sở thích, thậm chí cả một số mối quan hệ trước đây là rất lớn. Nhưng nếu cân nhắc với niềm đam mê, công cuộc đi tìm ý nghĩa cuộc đời và 3 lợi ích phía trên, chúng tôi cho rằng bất cứ ai có chí lớn đều nên cố gắng làm kinh doanh – cho dù cái giá phải trả và xác suất thất bại là khá cao (!)
Đó là quan điểm hạn hẹp của chúng tôi về chủ đề kinh doanh – thứ chúng tôi cũng không dám tự nhận hơn ai. Dù vậy, chúng tôi hi vọng anh luôn giữ tầm nhìn dài hạn khi kinh doanh cũng giống như đầu tư giá trị vậy. Chúc anh luôn bền chí và gặp may mắn trên quá trình khởi nghiệp và đầu tư của mình!
Team S.A.F.E
Cám ơn câu trả lời rất hay và thấu đáo của Team S.A.F.E!
Xin chân thành cảm ơn BBT đã giải đáp cho câu hỏi của tôi. Nếu không có chia sẻ của BBT có lẽ tôi sẽ tốn nhiều thời gian hơn để nghiệm ra và chắc rằng sẽ lạc lối lâu hơn trên hành trình theo đuổi những mục tiêu dài hạn của mình. — 1 đọc giả trung thành của ấn phẩm
ADD có một câu hỏi rất hay và
TGN_S.A.F.E TEAM có một câu trả lời rất hay và thuyết phục.
Cám ơn mọi người.