P/E Đắt và Rẻ – The Golden Newsletter Vietnam
3 replies
09/01/2022

Chào BBT, mình có 1 thắc mắc khi đọc về định giá tương quan giữa P/E và lợi suất tiết kiệm.
Mình có 1 câu hỏi rằng là ví dụ:

+ lợi suất tiết kiệm đang là 5% mà giảm về 1%, hoặc từ 5% tăng lên 8% thì mình cần điều chỉnh việc định giá như thế nào với 1 công ty.

+Ví dụ 1 công ty mình sẵn sàng trả P/E=10 ở mức LSTK đang là 5%. Nếu ở 1 thời điểm gần LSTK giảm hoặc tăng theo như ví dụ trên, thì P/E=10 đó có cần điều chỉnh không và nếu có thì điều chỉnh ra sao vậy ạ?

Mình xin cảm ơn!!!

3 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • P/E là gì thì chắc bạn rõ rồi. Tuy vậy bạn nên tham khảo P/E thực do chính mình tính toán ra và P/E của các công ty CK, P/E theo ngành. Theo mình thì P/E có điều chỉnh theo LSTK hay không phụ thuộc vào LSTK có ảnh hưởng gì đến EPS không, giả dụ DN vay ít thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp nhiều, còn vay nhiều thì ảnh hưởng ngay tới dòng tiền, có thể tính toán sơ bộ qua tỷ lệ đòn bẩy và biên lợi nhuận gộp của DN. LSTK cũng ảnh hưởng gián tiếp nữa qua sức mua hàng, đầu vào, điều tiết của CP, xu hướng … cái này thì khó tính toán hơn do phụ thuộc ngành hàng nào nữa.

  • Vâng chào anh, thật ra câu hỏi của anh rất hóc búa và hay đấy, chúng tôi sẽ giải thích như sau:

    1. Bài viết này từ T6 2017 là một trong những bài viết đầu tiên từ ấn phẩm kỳ I của chúng tôi: https://newslettervietnam.com/vi-sao-chung-toi-cho-rang-cau-chuyen-lai-suat-tang/. Ở đó chúng tôi có giải thích rằng lãi suất có thể ảnh hưởng đến TTCK ở 3 tầng:
    – Tầng 1: Chi phí lãi vay của doanh nghiệp -> lợi nhuận sau thuế
    – Tầng 2: Định giá P/E (earnings yield vs risk-free rate) hoặc mức chiết khấu discount rate DCF -> định giá của doanh nghiệp niêm yết, và đây cũng là tầng mà anh định hỏi chúng tôi
    – Tầng 3: Vay nợ margin, vay nợ ngân hàng của các nhà đầu cơ chứng khoán -> có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu trả giá cao, hoặc thậm chí bán tháo trên TTCK

    2. Như vậy khi lãi suất phi rủi ro tăng lên, nếu nó là xu hướng dài hạn xác định bởi chính sách tiền tệ của FED hoặc NHTW ở tùy quốc gia, thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng TTCK ở ba tầng trên, tùy vào cường độ như thế nào. Đôi khi lãi suất sẽ không còn hiệu lực mạnh quá nhiều khi chính sách tiền tệ yếu đi, không còn nhiều dư địa & sức ảnh hưởng như trường hợp ở Nhật Bản sau ba thập kỷ mất mát vừa qua…

    3. Như vậy khi lãi suất phi rủi ro tăng lên như anh hỏi, là một nhà đầu tư giá trị, chúng ta sẽ phải trả giá P/E ra sao?
    Đây mới là lý do chúng tôi cho rằng câu hỏi này hơi khó (cười), bởi vì mỗi ngành nghề/mỗi mô hình kinh doanh sẽ có cách định giá khác nhau, tuy nhiên tạm thời thì chúng ta vẫn thấy lãi suất có tác động nhất định, nếu không muốn nói là khá nhiều chứ không phải như Nhật Bản đâu. Do đó, chúng tôi cho rằng nếu lãi suất phi rủi ro tăng (không phải nhất thời) theo xu hướng bền vững trong 2-3 năm tới, nhất định các tiêu chuẩn định giá và yêu cầu biên an toàn của chúng ta bắt buộc phải KHẮT KHE hơn (stricter), chúng tôi cho rằng đó là nguyên tắc đơn giản & dễ nhớ.

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã hài lòng rồi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng ở đây để giải thích thêm nếu anh còn thắc mắc.
    S.A.F.E

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!