Phương pháp đầu tư giá trị và CANSLIM – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
09/01/2019

Kính gửi đội ngũ S.A.F.E,

Trước hết, cảm ơn các bạn rất nhiều về các kiến thức mà các bạn đã dành thời gian phổ biến cho mọi người.

Mình là người chưa bước chân vào thị trường chứng khoán, nhưng thích tìm tòi tri thức nên có đọc sách về tài chính. Tạp chí của các bạn giúp mình hiểu được về đâu tư, quyển Nhà đầu tư thông minh và thêm cái nhìn mới về nhiều quyển khác của Benjamin Franklin, Nguyễn Hiến Lê…
Hiện tại, mình đang đọc các quyển của William J. O’neil (khá phổ biến trên thị trường) và biết đến phương pháp CANSLIM. Trong ấn phẩm VII, các bạn có đề cập đến phương pháp này. Tuy nhiên, mình chưa hiểu phương pháp này (cũng nhìn nhận giá trị doanh nghiệp) có khác gì với phương pháp đầu tư? Các bạn có thể phân tích 1 số case study liên quan đến phương pháp này để mình mở rộng thêm kiến thức về các phương pháp đầu tư được không.
Cuối cùng, các bạn có thể giới thiệu cho mình quyển nào (tiếng Anh cũng được) tổng quan về thị trường tài chính và chứng khoán trong thư viện của các bạn được không?
Cảm ơn đội ngũ S.A.F.E.
Biết tuốt ngoại đạo

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng rất cám ơn lời ngợi khen và ủng hộ của anh, chúng tôi sẽ tiếp tục đem đến giá trị cho NĐT cá nhân như đã cam kết.

    Về phương pháp CANSLIM, ngài William O.Neil cũng đã tự lập ra một hệ thống tư duy (mental model) khá hay và sáng tạo riêng cho mình, sau đó phổ biến lại cho các NĐT cá nhân một cách hào phóng. Dù vậy, chúng tôi không ứng dụng phương pháp này và cũng không rõ có bao nhiêu NĐT cá nhân ở Việt Nam đã thành công với nó để có thể giải thích với anh một cách chắc chắn.

    Song, chúng tôi cho rằng phương pháp nầy có 3 điểm yếu:
    (1) 7 chữ cái CANSLIM của ông bỏ qua 2 thành tố rất quan trọng – một là biên an toàn (margin-of-safety), thứ mà bất kỳ NĐT giá trị huyền thoại nào cũng hiểu rõ được tầm quan trọng của nó trong đầu tư dài hạn; và thành tố thứ hai là ban lãnh đạo (management), thứ đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, nếu anh hiểu ý của chúng tôi…
    (2) Ngoài ra, chúng tôi không đồng tình lắm với chữ cái M (market direction) ở cuối của ông. Rất khó để một nhà đầu tư cá nhân xác định đâu là xu hướng giảm dài hạn và đâu là xu hướng tăng dài hạn. Anh ta có thể sợ hãi và bán cổ phiếu tuyệt vời trong đợt điều chỉnh ngắn, hoặc tự tin mua vào một cổ phiếu chu kỳ tại đỉnh của bull market nếu anh ta nhận định sai. Giống như ngài Graham đã nói một câu châm ngôn huyền thoại trong quyển Security Analysis, 1934: “Trong phân tích thị trường (market analysis), bạn không có biên an toàn bảo vệ. Bạn chỉ có thể đúng hoặc sai; và nếu sai, bạn sẽ mất vốn liếng quý giá của mình!”
    (3) Cuối cùng, chúng tôi cho rằng 7 thành tố là một bộ lọc quá khắt khe. Nếu áp dụng ở thị trường Việt Nam, số lượng cơ hội của anh sẽ rất hiếm hoi nếu đáp ứng đủ 7 thành tố trên. Vì vậy, thông thường nhiều trader sẽ huyễn hoặc bản thân và bỏ đi vài thành tố quan trọng trong 7 chữ cái, từ đó họ đầu cơ bất cẩn vào một cổ phiếu sai lầm, rồi mất tiền bất chấp họ đã học mô hình CANSLIM khá hay như vậy…

    Nếu có nhiều độc giả quan tâm kĩ hơn về phương pháp nầy có thể chúng tôi sẽ làm một bài viết một ngày không xa. Cám ơn câu hỏi hay của anh và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

Ấn phẩm 77 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!